12/05/2014
Đáp án 69 câu hỏi ôn thi Luật Đất đai - Phần 1
Xem thêm: Tổng hợp bài tập tình huống Luật Đất đai có đáp án

Câu 1: Hãy phân tích luận đề: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý"?

Luận đề này ngày từ Luật Đất đai năm 1987 đã được khẳng định. Qua các lần sửa đổi bổ sung. Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi bỏ sung năm 1998 và 2001. Luận đề đó vẫn tiếp tục được nhấn mạnh. Như sậy có thể thấy luận đề này là phù hợp, đúng đắn thể hiện được "ý Đảng, lòng dân" về vấn đề đất đai.

"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân..." là nguyên tắc hiến định, được quy định tại điều 17 - Hiếp pháp 1992 "Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời... cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân".

Với tư cách là chủ thể trong quan hệ sở hữu đất đai, nhân dân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình. Nhưng nhân dân không thể tự mình thực hiện mà chuyển giao các quyền này cho Nhà nước. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không có mục đích tự thân. Nhà nước chỉ là công cụ là phương tiện để nhân dân thực hiện quyền chủ thẻ trong quan hệ sở hữu tài sản thuọc sở hữu toàn dân nói chung đất đai nói riêng.

Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nói riêng.

Việc quy định "đất đai thuộc sở hữu toàn dân" thực chất bắt nguồn từ tính lịch sử của đất đai nước ta. Đất đai nước ta là thành quả trải qua nhiều thế hệ nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập và abỏ vệ được vốn đất đai như ngày nay.

"Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý". Như đã khẳng định nhân dân đã trao quyền chủ sở hữu đất đai cho Nhà nước. Vì vậy Nhà nước với tư cách đại diện sở hữu toàn dân quản lý đất đai. Toàn bộ đất dự ở đất lièn hay ở lãnh hải, dự đất đang sử dụng hay đất chưa sử dụng đều thuộc Nhà nước. Nhà nước có trọn vẹn ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.

Mục đích của quy định "Nhà nước thống nhất quản lý" là nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế xã hội. Nhà nước thống nhất quản lý đất đai cũng là quy định cần thiết khi Nhà nước thừa nhận đất đai là hàng hoá đặc biệt, xúc tiến việc hình thành và phát triển thị trường bất động sản.

Câu 2: Tại sao nhà nước Việt Nam qui định khung giá cho từng loại đất? Nhằm mục đích gì? Quan điểm của anh, chị về khung giá như thế nào trong điều kiện của nền kinh tế thị trường hiện nay?

Điều 12 - Luật đất đai 1993 đã được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 quy định "Căn cứ vào quy định của Chính phủ về khung giá và nguyên tắc phương pháp xác định giá các loại đất,UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định giá các loại đất phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương để tính  thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền kh giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, tiền thuế đất, lệ phí trước bạ, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thương khi Nhà nước thu hồi đất".

Những quy định này có thể phần nào cho chúng ta thấy lý do cùng mục đích của Nhà nước khi quy định khung giá cho từng loại đất.

Ngoài ra Nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất còn vì các lý do cụ thể sau đây:

- Đó là sự cụ thể xoá sự thừa nhận của Nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt, phục vụ cho việc hình thành thị trường bất động sản.

- Tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của việc sử dụng đất.

Việc quy định khung giá cho từng loại đất là công cụ tài chính của Nhà nước. Việc Nhà nước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằm mục đích cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất kết hợp hai hồ các lợi ích.

+ Giá đất hay còn gọi là giá quyền sử dụng đất, là số tiền tính trên một đơn vị diện tích do nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất.

Giá đất được hình thành trong các trường hợp sau:

- Do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định trên cư số khung giá của chính phủ và được công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

- Do đánh giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất.

- Do thoả thuận về giá đất trong trường hợp chuyền quyền sử dụng đất.

+ Nhà nước ta quy định khung giá cho từng loại đất vì:

- Nhằm thể hiện sự tập quản lý tập trung, thống nhất của nhà nước đối với đất đai thông qua công cụ tài chính.

- Đó là sự cụ thể hoá sự thừa nhận của nhà nước coi đất đai là hàng hoá đặc biệt phục vụ cho việc hình thành thị trường bất động sản. Việc nhà nước sử dụng phối hợp các lợi ích kinh tế từ các quan hệ kinh tế gắn liền với đất đai nhằm mục đích cao nhất là quản lý có hiệu quả, cho phép thực hiện quyền bình đẳng giữa các đối tượng sử dụng đất kết hợp hài hồ các lợi ích.

- Nhằm tác động vào ý thức thái độ của người sử dụng đất để họ sử dụng đất tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất.

+ Mục đích mà việc nhà nước quy định khung giá cho từng loại đất là làm căn cứ để.

- Tính thuế sử dụng đất

- Tính thuế thu nhập từ việc chuyển quyền sử dụng đất.

- Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất

- Tính lệ phí chước bạ: Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

- Tính tiền bồi dưỡng đối với người vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho nhà nước.

+ Trong nền kinh tế thị trường nhà nước cần quy định khung giá vì.

Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, trong cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng kết hợp hài hồ công nông nghiệp - thương mại - dịch vụ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp  hoá - hiện đại hoá đất nước. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế cao cùng với sự gia tăng dân số đã gây ra  sức ép to lớn cho việc khai thác và sử dụng đất. Chưa bao giờ đòi hỏi sử dụng đất đai có hiệu quả tiết kiệm để phát huy được hết các thế mạnh về kinh tế - xã hội của đất đai lại trở thành một yêu cầu bức xúc trong lĩnh vực quản lý nhà nước về kinh tế như trong giai đoạn hiện nay ở nước ta. Để đáp ứng đòi hỏi có tính tất yếu khách quan về nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về đất đai trong nền kinh tế thị trường nước ta, hiến pháp 1992 đã khẳng định: "nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy định và theo luật pháp, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả". Và, công cụ tài chính mà cụ thể là xác định khung giá thu tiền sử dụng đất là biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý đất đai theo pháp luật.

Câu 3: Gia đình ông A là công chức ở tỉnh H được cơ quan cấp 01 gian nhà cấp bốn năm 2000, cơ quan tiến hành thanh lý nhà cho cán bộ công chức của cơ quan, gia đình ông H nộp tiền thanh lý. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho gia đình ông A, đồng thời thu 10 triệu đồng tiền sử dụng đất. Ông A không nộp, với lý do ông đã nộp tiền thanh lý nhà và đất cho cơ quan? Hãy phân tích sự việc trên?

- Cơ quan có quyền phân này cho cán bộ, công nhân viên của mình, nhưng không có thẩm quyền đất theo quy định của Luật đất đai năm 1993 (vì sự việc của gia đình ông A xảy ra năm 2000, khi đó chưa có Luật đất đai năm 2003). Cơ quan của ông A cũng không có quyền  thanh lý đất. Theo điều 4 nghị định 38 ngày 23/08/2000 của Chính phủ thì nhà nước được thanh lý phải trước ngày 05/07/1994 mới hợp lệ. Kể từ ngày 05/07/1994 sẽ áp dụng việc bán nhà và quyền sử dụng đất cho người đang thuê theo nghị định 61/CP ban hành ngày 09/07/1994. Tháng 8 năm 2004, UBND tỉnh H làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho gia đình ông A và ông phải nộp khoản 1- Điều 33 (luật đất đai 2003) và khoản 1 - Điều 2 (Nghị định 198/2004) về thu tiền sử dụng đất.

Câu 4: Điều 10 khoản 2 Luật đất đai 2004 qui định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hồ miền Nam Việt Nam và Nhà nước CHXHCNVN". Quan điểm của anh, chị về qui định trên?

- Điều 4 - nghị định 181 (2004) đã cụ thể hoá luận đề trên như sau:

"Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất và không xem xét giải quyết khiếu nại về việc đòi lại đất mà nhà nước đã giao cho người sử dụng theo các chính sách ruộng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong các trường hợp sau:

a. Đất bị tịch thu, trưng thu, trưng mua khi thực hiện cải cách ruộng đất ở miền Bắc, chính sách xoá bỏ triệt để tàn tích chiếm hữu ruộng đất và các hình thức bóc lột thực dân, phong kiến ở miền Nam.

b. Miền Nam hiến tặng cho nhà nước, cho hợp tác xã và tổ chức khác, cho hộ gia đình, cá nhân.

c. Đất đã góp vào hợp tác xã nông nghiệp theo quy định của điều lệ hợp tác xã nông nghiệp bậc cao.

d. Đất thổ cư mà nhà nước đã giao cho người khác để làm đất ở, đất ở và đất vườn đã giao lại cho hợp tác xã để đi khai hoang, ruộng đất đã bị thu hồi để giao cho người khác hoặc điều chỉnh cho người khác khi giải quyết tranh chấp ruộng đất.

đ. Đất đã chia cho người khác khi hưởng cuộc vận động san sẻ bớt một phần ruộng đất để chia cho người không có ruộng và thiếu ruộng tại miền Nam sau ngày giải phóng.

Luận đề trên vừa mang tính nguyên tắc vừa mang tính định hướng. Quy định này là cơ sở pháp lý khẳng định nhà nước ta là chủ thể duy nhất có quyền định đoạt đối với đất đai.

- Đồng thời nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống chính trị, kinh tế, xã hội.

+ Thứ nhất: Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất để giải quyết tình trạng khiếu kiện về các tranh chấp quyền sử dụng mang tính lịch sử. Các khiếu kiện đòi lại đất có ảnh hưởng không tốt đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, việc quy định như vậy là hết sức cần thiết để giải quyết triệt để các khiếu kiện lâu nay.

+ Thứ hai: Quy định trên là cơ sở để nắm vững số lượng, chất lượng sự biến động đất đai trong phạm vi cả nước và ở từng địa phương. Nếu chấp nhận việc đòi lại đất không nảy sinh nhiều vấn đề  phức tạp làm cho nhà nước có thể quản lý hiệu quả mà sự thay đổi về chủ sử dụng đất sẽ làm cho công tác quản lý tốn kém về thời gian, sức người và sức của.

+ Thứ ba: Quy trình này xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là, nhà nước của dân, do dân và vì dân. Nhà nước quy định như vậy nhằm cụ thể chế độ sở hữu toàn dân về đất đai phục vụ cho lợi ích của nhân dân lao động, bảo vệ quyền lực của người sử dụng đất. Tuy nhiên quy định trên cũng có những điểm hạn chế riêng về tính lịch sử của đất đai, về chính sách người có công với cách mạng. Do đó, nhà nước cần bổ sung thêm một số văn bản mới về các vấn đề này để phát huy hiệu quả của công tác quản lý đất đai của Nhà nước.

Tất nhiên quy định trên cũng có những điển hạn chế riêng: về tính lịch sử của đất đai, về chính sách người có công với cách mạng. Thiết nghĩ sự bổ sung một số văn bản về các vấn đề này sẽ có thể phát huy hết tác dụng vai trò của Luận đề đã nêu.

Câu 5: Hãy cho biết quan hệ pháp luật đất đai thuộc quan hệ pháp luật hành chính hay quan hệ pháp luật dân sự, cho ví dụ minh hoạ?

- Quan hệ pháp luật đất đai vừa thuộc quan hệ pháp luật hành chính, vừa thuộc quan hệ pháp luật dân sự.

+ Quan hệ pháp luật đất đai thuộc quan hệ đó pháp luật hành chính trong trường hợp các quan hệ đó phát sinh trên cơ sở quyết định hành chính về giao đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hay quyết định thu hồi đất, quyết định xử lý các hành vi về phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai.

Ví Dụ : Uỷ ban nhân dân Quận Đống Đa ra quyết định thu hồi đất mà các hộ gia đình ở 2 bên đường Ngã Tư Sở để xây dựng Cầu Vượt.

+ Quan hệ pháp luật đất đai thuộc quan hệ pháp luật dân sự trong trường hợp các quan hệ đó phát sinh trên hệ phát sinh liên quan đến quyền sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp, góp vốn, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất.

Ví dụ: Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất giữa ông A và ông B.

Câu 6: Hãy cho biết các trường hợp sau đây thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đất đai hay không? giải thích tại sao?

a. Trường hợp này vừa thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đất đai vừa thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

- Nó thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đất đai thể hiện ở chỗ.

+ Trường hợp này thuộc nhóm thứ nhất trong đối tượng điều chỉnh  của luất đất đai đó là nhóm quan hệ xã hội, phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai.

+ Theo quy định mà luật đất đai, biểu hiện của hình thức tranh chấp thường dưới dạng.

- Tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính.

- Tranh chấp bãi bồi ven sông, ven biển để nuôi trồng thủy hải sản.

+ Theo điều 137 - Luật đất đai 2003 quy định: tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới giữa các đơn vị hành chính do uỷ bản nhân dân của các đơn vị có cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết d được quy định: trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, phường, thị trấn thì do chính phủ quyết định.

- Nó thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

+ Đây là tranh chấp liên quan đến địa giới hành chính giữa hai cơ quan quản lý hành chính nhà nước diễn ra trong quá trình các cơ quan này đang thực hiện chức năng quản lý, hành chính nhà nước và nó thuộc nhóm thứ nhất trong đối tượng điều chỉnh của luật hành chính.

+ Trình tự, thủ tục và quyết định giải quyết tranh chấp giữa 2 huyện A và B do luật hành chính điều chỉnh.

b. Trường hợp này thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đất đai vì nó thuộc nhóm đối tượng điều chỉnh thứ 2 của luật đất đai là nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. ở đây là tranh chấp giữa hai tổ chức về việc sử dụng đất rừng sản xuất.

c. Trường hợp này không thuộc đối tượng điều chỉnh của luật đất đai mà thuộc đối tượng điều chỉnh của luật hôn nhân - gia đình và luật dân sự vì:

+ Theo luật hôn nhân gia đình.

- Điều 97 (chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng) quy định:

+ Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

+ Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

- Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm, môi trường thủy sản chung với hộ gia đình, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì chia đôi hoặc theo thỏa thuận và các bên.

- Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

-Điều 98:

+ Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng thì được chia đôi hoặc theo thoả thuận của các bên.

- Điều 99:

+ Trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà nhưng phải chia cho bên kia một phần giá trị nhà.

+ Theo Bộ luật dân sự 2005:

- Điều 219: Quy định về chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung.

Câu 7: Hãy nêu những hành vi bị cấm trong Luật đất đai 2003, cho ví dụ minh hoạ?

-Điều 15: Luật đất đai 2003 quy định: "Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất, không thực hiện đúng quy định mà pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất: không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn,  vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý đất đai".

- Ví dụ: Người sử dụng đất không có quyền tiêu huỷ đất đai, không có  quyền thay đổi mục đích sử dụng, không có quyền tự đặt ra các thủ tục chuyển nhượng, chuyển đổi.

Câu 8: Phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa quyết định giao đất và hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất?

- Quyết định giao đất: là quyết định bằng văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm xác lập quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có đủ điều kiện sử dụng đất. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất: là hành vi của một chủ thể sử dụng đất hợp pháp chuyển giao quyền và nghĩa vụ của mình  cho người khác theo quy định của pháp luật. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất là hình thức của chuyển quyền sử dụng đất.

- So sánh:

+ Giống nhau: là cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng đất.

+ Khác nhau:

Quyết định giao đất Hợp đồng chuyển quyển 

SD đất
Về thẩm quyền Là quyết định hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý đất đai ra quyết định, là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng đất   Là hợp đồng diễn ra giữa các bên trên cơ sở bình đẳng, thoả thuận tự nguyện
Nội dung Do luật đất đai điều chỉnh
Bao gồm: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, loại đất và thời hạn sử dụng đất Do luật đất đai, và luật dân sự điều chỉnh.
Bao gồm: hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất của các bên và nó chỉ có thời hạn theo thời hạn của quyết định giao đất và cho thuê đất
Hiệu lực Có hiệu lực trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Có thể có hiệu lực ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Câu 9: Gia đình bà A sử dụng 1000m2 đất nông nghiệp trong đô thị, nay diện tích đó được quy hoạch thành đất ở.

- Theo quy định tài khoản 3 và khoản 4 điều 36 - Luật đất đai năm 2003 về chuyển mục đích sử dụng đất thì gia đình  bà A được tiếp tục sử dụng diện tích đất đó.

- Theo khoản 2 - điều 6 (Nghị định 198/2004 về thu tiền sử dụng đất quy định về thu tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất thì gia đình bà A phải nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa thu tiền sử dụng đã tính theo giá đất ở với thu tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

Câu 10: ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân (Điều 17 Hiến pháp 1992, Điều 5 Luật đất đai 2003) theo anh, chị sở hữu toàn dân thì người chủ sở hữu là ai? chủ sở hữu có mấy quyền năng pháp lý?

Theo từ điển tiếng Việt, quyền sở hữu được hiểu là quyền chiếm giữ, sử dụng là định đoạt đối với tài sản của mình. Theo khoa học pháp lý, quyền sở hữu là tập hợp các quyền sử dụng, hưởng thụ, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, thuế chấp, quyền tặng cho, phá hủy thủ tiêu đối tượng sở hữu theo luật định. ở nước ta vấn đề sở hữu đất đai đã được quy định trong pháp luật. Hiến pháp Việt Nam và luật đất đai 2003 quy định: "Đất đai, rừng núi, sông hồ... đều thuộc sở hữu toàn dân". Sở hữu toàn dân là toàn thể nhân dân đều có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với đất đai. Toàn thể nhân dân chính là chủ sở hữu của đất đai. Nhưng vì những lý do đặc biệt mà thực tiễn và lịch sử, ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân cho nhà nước thống nhất quản lý. Toàn dân là chủ thể của đất đai nhưng toàn dân không thể đứng ra thực hiện quyền sở hữu cụ thể mà cứ người đại diện thay mặt nhân dân thực hiện quyền này - đó là nhà nước. Vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhân dân chỉ được quyền sử dụng đất còn quyền định đoạt đối với đất đai thuộc về nhà nước.


Tham khảo thêm:

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment