19/08/2014
Sự khác biệt giữa Thủ tục đăng ký kinh doanh và Thủ tục đăng ký doanh nghiệp - Bài tập cá nhân Luật Thương mại 1
Nhằm đáp ứng theo yêu cầu của sự tăng trưởng của nền kinh tế với nhiều vấn đề nảy sinh, ngày 15/4/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp , có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2010 , thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh . Thủ tục đăng ký kinh doanh (theo Nghị định 88/2006) và thủ tục đăng ký doanh nghiệp (theo Nghị định 43/2010) có một số sự khác biệt . Sau đây em xin trình bày đôi nét về sự khác biệt đó.

NỘI DUNG

1. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp

Khác với Nghị định số 88/2006/NĐ- CP, Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có quy định trong thủ tục đăng ký doanh nghiệp , tiếp nhận hồ sơ đăng kí doanh nghiệp khác với Nghị định số 88/2006/NĐ- CP  , ở những điểm sau :

- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có quy định điều kiện cụ thể để hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia ( Khoản 2 Điều 25 ) .

- Nghị định số 43/2010 quy định : Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

2. Đăng ký qua mạng điện tử

Khác với Nghị định số 88/2006/NĐ-CP , Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có quy định về việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử .

Thay vì phải trực tiếp đến cơ quan hành chính nhà nước thực hiện nhiều thủ tục đăng ký rườm rà . Theo điều 27 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP , doanh nghiệp  thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Phòng đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, xem xét hồ sơ, hướng dẫn sửa đổi, bổ sung hồ sơ và thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia có giá trị pháp lý như hồ sơ nộp bằng bản giấy .

3. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP  quy định ( Khoản 4 Điều 25 ) : Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Còn Nghi định 88/2006/NĐ-CP quy định :  thời hạn thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ ( Khoản 2 Điều 21 ) .

4. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nghị định số 43/2010/NĐ-CP  quy định tại Điều 28 :‘‘Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp”. Như vậy theo nghị định 43/2010 thi thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 5 ngày kể từ ngày làm việc . Điều này khác với quy định thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong Nghị định số 88/2006 , vì trong Nghị định số 88/2006 quy định : ‘‘Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp” ( Điều 20 ) .

5. Cấp mã số doanh nghiệp

Nghị định 43/2010/NĐ-CP  quy định mỗi doanh nghiệp sẽ được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp ( điều 26 ) . Mã số này đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của doanh nghiệp. Mã số doanh nghiệp được dùng để kê khai nộp thuế cho tất cả các loại thuế, kể cả doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các địa bàn khác nhau . Điều này chưa đươc quy định tại nghị định 88/2006/NĐ-CP .

6.Thống nhất lệ phí trên toàn quốc

Nghị định 43/2010/NĐ-CP bổ sung quy định người thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng kí doanh nghiệp  tại thời điểm nộp hồ sơ . Lệ phí sẽ không được hoàn trả cho người thành lập doanh nghiệp ngay cả khi không được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp ( Điều 32 ) .
Nghị định 43/2010/NĐ-CP quy định Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp và mức lệ phí đăng ký doanh nghiệp được thực hiện thống nhất trên toàn quốc . Điều náy khác với nghị định 88/2006.NĐ-CP quy định Căn cứ để thu lệ phí đăng ký kinh doanh là ngành cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế quốc dân .

KẾT LUẬN

Như vậy Thủ tục đăng ký kinh doanh (theo Nghị định 88/2006) và thủ tục đăng ký doanh nghiệp (theo Nghị định 43/2010) có một số sự khác biệt nhằm hoàn thiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp .

DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thương mại tập 1, Nxb. CAND, Hà Nội, 2006.
2. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật kinh tế (tập 1: Luật doanh nghiệp), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006.
3. Web : http://www.diendanphapluat.vn

Chúc các bạn học tập đạt kết quả tốt! ^.^

No comments:

Post a Comment