20/05/2014
Danh sách 83 câu hỏi ôn tập thi học kì Luật dân sự module 1 - K34 - ĐH Luật Hà Nội (chưa có đáp án)
Lưu ý: Tài liệu này do tổ bộ môn Luật Dân sự của trường chính thức biên soạn cho K34, trong trường hợp các bạn khóa sau không có nội dung ôn tập cụ thể, có thể sử dụng bộ câu hỏi này để ôn thi vấn đáp Luật Dân sự module 1.

1. Phân tích đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật dân sự.

2. Phân tích các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự trong quan hệ sở hữu.

3. Nguồn của Luật dân sự, phân tích các loại nguồn của luật dân sự.

4. Mối liên hệ giữa luật dân sự với luật hình sự, hành chính, thương mại.

5. Phân tích các đặc điểm của quan hệ tài sản do Luật dân sự Việt Nam điều chỉnh.

6. Áp dụng tương tự Luật dân sự (nguyên nhân, điều kiện, hậu quả).

7. Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự, các loại khách thể của quan hệ pháp luật dân sự.

8. Phân tích các nguyên tắc của luật dân sự thể hiện bản chất của quan hệ dân sự.

9. Phân tích các đặc điểm của quan hệ nhân thân do luật dân sự Việt Nam điều chỉnh.

10. Phân tích các căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.


11. Quan hệ pháp luật dân sự và các đặc điểm của nó.

12. Phân tích các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân do luật dân sự điều 
chỉnh.

13. Năng lực chủ thể của cá nhân? Phân biệt năng lực chủ thể của cá nhân với năng lực chủ thể của pháp nhân.

14. Hạn chế năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý).

15. Hạn chế năng lực hành vi dân sự của cá nhân (điều kiện, nguyên nhân, hậu quả pháp lý).

16. Thay đổi họ tên, dân tộc của cá nhân (điều kiện, thủ tục, hậu quả pháp lý).

17. Nơi cư trú của cá nhân, ý nghĩa pháp lý của việc xác đinh nơi cư trú của cá nhân.

18. Khái niệm giám hộ? Các loại giám hộ? Địa vị pháp lý của người giám hộ.

19. Tuyên bố cá nhân mất tích, tuyên bố chết (điều kiện, hậu quả pháp lý).

20. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân, ý nghĩa việc xác định mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

21. Quyền hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của cá nhân (điều kiện, ý nghĩa, thủ tục).

22. Quyền xác định lại giới tính của cá nhân (điều kiện, ý nghĩa, thủ tục).

23. Phân tích các điều kiện của pháp nhân.

24. Năng lực chủ thể của pháp nhân, so sánh năng lực chủ thể của pháp nhân với năng lực chủ thể của cá nhân.

25. Đại diện của pháp nhân? Các loại đại diện của pháp nhân.

26. Cải tổ pháp nhân? Hậu quả pháp lý của việc cải tổ pháp nhân.

27. Trình tự thành lập pháp nhân, sự khác biệt giữa các trình tự thành lập pháp nhân.

28. Hoạt động của pháp nhân? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định hoạt động của pháp nhân.

29. Giải thể pháp nhân? Hậu quả pháp lý của việc giải thể pháp nhân.

30. Nhà nước CHXHCNVN, chủ thể đặc biệt trong quan hệ dân sự.

31. So sánh hộ gia đình với tổ hợp tác.

32. Phân loại giao dịch dân sự? Ý nghĩa của việc phân loại giao dịch dân sự

33. Phân biệt hợp đồng với hành vi pháp lý đơn phương.

34. Phân tích các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.

35. Người giám hộ, các điều kiện và địa vị pháp lý của người giám hô.

36. Các giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể và hậu quả 
pháp lý của giao dịch dân sự vi phạm sự tự nguyện của chủ thể.

37. Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bô, giao dịch dân sự vô hiệu 1 phần và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

38. Đại diện, các loại đại diện, ý nghĩa pháp lý của việc đại diện.

39. Thời hạn, cách xác định thời hạn? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hạn.

40. So sánh thời hạn với thời hiệu.

41. Thời hiệu, các loại thời hiệu, cách tính thời hiệu.

42. Phân biệt tiền và giấy tờ có giá? Ý nghĩa pháp lý của việc phân biệt đó

43. Tài sản và phân loại tài sản? Sự khác nhau giữa vật và quyền tài sản.

44. Phân loại vật, ý nghĩa pháp lý của việc phân loại vật.

45. Chế độ pháp lý của tài sản? Ý nghĩa việc xác định chế độ pháp lý của tài 
sản trong quan hệ dân sự.

46. Quyền tài sản, các căn cứ xác lập quyền tài sản.

47. Chiếm hữu, các loại chiếm hữu? ý nghĩa pháp lý của việc phân loại đó.

48. Phân tích mối liên hệ giữa 3 quyền năng thuộc nội dung quyền sở hữu.

49. Phân tích các nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu.

50. Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với vật bị đánh rơi, bị bỏ 
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy.

51. So sánh quyền sở hữu của Nhà nước với quyền sở hữu của các pháp nhân.

52. So sánh sở hữu tập thể với sở hữu tư nhân.

53. So sánh sở hữu chung hợp nhất với sở hữu chung theo phần.

54. Các loại sở hữu chung hợp nhất? ý nghĩa pháp lý của việc phân loại sở 
hữu chung hợp nhất.

55. Ý nghĩa pháp lý của việc xác định hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần.

56. Phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu.

57. Khách thể và nội dung của sở hữu chung hỗn hợp.

58. Chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định chiếm hữu hợp pháp và chiếm hữu không có căn 
cứ pháp luật.

59. Phân tích các yếu tố của quyền sỏ hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội?

60. So sánh sở hữu chung hỗn hợp với sở hữu chung của công đồng.

61. Điều kiện đòi lại tài sản từ chiếm hữu bất hợp pháp Và sự khác biệt giữa 
kiện đòi lại tài sản và kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản.

62. Nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trong mối liên hệ với quyền của chủ thể khác không phải là chủ sở hữu tài sản.

63. So sánh khách thể thuộc quyền sở hữu Nhà nước với khách thể thuộc quyền sở hữu tư nhân.

64. Các phương thức dân sự bảo vệ quyền sở hữu? Nội dung của các phương thức bảo vệ quyền sở hữu.

65. Các nguyên tắc chng của pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế ở Việt Nam.

66. Hãy phân tích nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ thừa kế theo quy định của Bộ Luật dân sự 2005.

67. Phân tích những hạn chế đối với người để lại di sản và người thừa kế trong việc để lại di sản, hưởng di sản thừa kế.

68. Thời điểm mở thừa kế và ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời điểm mở 
thừa kế.

69. Địa điểm mở thừa kế và và ý nghĩa pháp lý của việc xác định địa điểm mở thừa kế.

70. Di sản thừa kế? Cách xác định di sản thừa kế.

71. So sánh người thừa kế theo di chúc với người thừa kế theo pháp luật.

72. Phân tích người không có quyền hưởng di sản.

73. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế.

74. Điều kiện của người lập di chúc? Ý nghĩa pháp lý của việc xác định điều kiện của người lập di chúc.

75. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc? Hậu quả pháp lý của việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc.

76. Phân tích điều 669 BLDS 2005: “Người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”

77. Phân tích những trường hợp phát sinh thừa kế theo pháp luật.

78. Mối liên hệ giữa quyền và nghĩa vụ của một cá nhân nếu họ là người vừa được hưởng di sản theo di chúc, vừa được hưởng di sản theo pháp luật.

79. Diện những người thừa kế? Phạm vi xác định diện những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

80. Người thừa kế thế vị? So sánh người thừa kế thế vị với người thừa kế theo hàng.

81. Phân chia di sản thừa kế? Những trường hợp hạn chế phân chia di sản thừa kế.

82. Thanh toán di sản thừa kế? Người thanh toán, người được thanh toán, phạm vi và thứ tự ưu tiên thanh toán.

83. Phân tích những trường hợp nào thì cháu (chắt) được hưởng thừa kế theo pháp luật của ông bà (cụ) tại hàng thừa kế thứ 2 (3) và trong những trường hợp nào thì cháu (chắt) được thừa kế thế vị.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!


No comments:

Post a Comment