Chương 5: THỜI HẠN VÀ THỜI HIỆU
1. THỜI HẠN
1.1 Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hạn
1.1.1 Khái niệm
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Gồm 3 yếu tố: thời điểm bắt đầu, khoảng thời gian và thời điểm kết thúc
1.1.2 Phân loại
* Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:
- Thời hạn do các bên thỏa thuận: các bên có thể thỏa thuận trong khung thời hạn mà pháp luật qui định. Các bên cũng có thể thỏa thuận khác đi so với qui định của pháp luật với điều kiện thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật
- Thời hạn do pháp luật qui định: pháp luật qui định khoảng thời gian để định hướng cho sự thỏa thuận của các bên.
+ Đó có thể là khoảng thời gian tối đa mà các bên chỉ được phép thỏa thuận trong phạm vi khoảng thời gian đó mà không được kéo dài
+ Đó cũng có thể là khoảng thời gian tối thiểu mà các bên không được rút ngắn hơn khoảng thời gian đó
- Pháp luật cũng qui định chính xác khoảng thời gian mà các bên không thể dùng sự thỏa thuận của mình để rút ngắn hay kéo dài thêm
- Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định: căn cứ vào các qui định pháp luật mang tính định hướng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định một thời gian để các bên chủ thể thực hiện.
* Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của thời hạn:
- Thời hạn của giao dịch dân sự: Khoảng thời gian được xác định theo ý chí của các chủ thể và là căn cứ xác định thẩm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau và xác định trách nhiệm dân sự phát sinh
- Thời hạn của thời hiệu: Khoảng thời gian do pháp luật qui định và là căn cứ để các chủ thể được hưởng quyền, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hay mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
* Căn cứ vào tính xác định của thời hiệu:
- Thời hạn xác định:
+ Thời hạn xác định chính xác thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
+ Thời hạn chỉ xác định một khoảng thời gian mà không xác định không xác định cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
- Thời hạn không xác định: gồm thời hạn mang tính tương đối được qui định bằng những cụm từ như “tương đối”, “hợp lý”, “không kịp” hoặc không xác định về thời hạn cho một giao dịch như không xác định cho vay hay cho thuê, gửi, giữ, ủy uyền … trong thời hạn bao lâu.
1.1.3 Ý nghĩa
Các qui định về thời hạn trong BLDS nhằm hướng dẫn cách xử sự cụ thể cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự để đảm bảo giao dịch đã xác lập có hiệu lực và bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ.
Thời hạn là căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự.
Thời hạn góp phần ổn định các giao dịch dân sự nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.
Thời hạn là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự để giúp các bên chủ động thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Qui định về thời han còn là cơ sở pháp lý để tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh.
1.2 Cách tính thời hạn
* Đơn vị tính thời hạn: có thể tính bằng phút, ngày, giờ, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Thời hạn được tính theo dương lịch.
* Thời điểm bắt đầu thời hạn: do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì tính theo qui định của pháp luật.
- Thời hạn được xác định bằng phút, giờ, thì được bắt đầu từ thời điểm đã xác định
- Thời hạn được tính bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xác định.
- Thời hạn được bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
* Khoảng thời gian trong thời hạn: do các bên thỏa thuận hoặc trên cơ sở qui định của pháp luật
* Thời điểm kết thúc thời hạn: Nếu các bên có thỏa thuận cụ thể về thời điểm kết thúc thời hạn thì phải tuân thủ sự thỏa thuận đó. Nếu các bên chỉ thỏa thuận về một lượng thời gian mà không chỉ rõ thời điểm kết thúc thì phải căn cứ vào các qui định trong BLDS:
- Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn được xác định vào lúc 24h của ngày đó
- Khi đơn vị tính thời hạn là tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn
- Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc vào thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn
Lưu ý: Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
2. THỜI HIỆU
2.1 Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hiệu
2.1.1 Khái niệm
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu là một dạng cụ thể, đặc biệt của thời hạn bởi các đặc trưng sau:
- Khoảng thời gian trong thời hiệu do pháp luật qui định. Các bên không được phép thỏa thuận để xác định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng thời gian mà pháp luật đã qui định cho thời hiệu.
- Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ hoặc chỉ làm phát sinh 1 hoặc các hậu quả trong 4 hậu quả pháp lý sau:
+ Chủ thể được hưởng quyền dân sự
+ Chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Chủ thể bị mất quyền khởi kiện vụ án dân sự
+ Chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự
Hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với thời hạn.
2.1.2 Phân loại
Căn cứ vào các qui định trong BLDS có 4 loại thời hiệu sau:
* Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Các quyền dân sự được xác lập theo thời hiệu qui đinh trong BLDS 2005 là các quyền sở hữu đối với tài sản.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật
- Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
* Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xân phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Các thời hiệu khởi kiện gồm:
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều kiện về chủ thể, ý chí, hình thức của giao dịch là 1 năm kể từ ngày xác lập giao dịch
- Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là 3 năm, yêu cầu phân chi di sản thừa kế, công nhận quyền hay bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không được áp dụng trong trường hợp sau:
- Yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
- Các trường hợp khác do pháp luật qui định
* Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể mất quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng
2.1.3 Ý nghĩa
Là căn cứ để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự
Giúp cho việc ổn định các quan hệ dân sự trong việc xác lập các quyền hợp pháp cho các chủ thể trong các trường hợp nhất định
Tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn cho tòa án trong việc phải thụ lý những vụ án dân sự mà khó có thẻ tìm ra được chứng cứ bởi nó đã xảy ra quá lâu và chính các chủ thể cũng không có ý thức bảo vệ quyền và lợi ích của mình
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể
2.2 Cách tính thời hiệu
* Đơn vị tính thời hiệu: là từ đơn vị ngày trở lên
* Thời điểm bắt đầu thời hiệu: được tính kể từ ngày bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu
- Nếu có những trở ngại khách quan làm cho người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
* Thời điểm kết thúc thời hiệu: được chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu
* Cách tính đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
- Thời điểm có hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự là: chỉ sau khi quãng thời gian được qui định trong thời hiệu kết thúc.
- Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự: 2 loại thời hiệu này phải đảm bảo tính liên tục, nếu có sự kiện gián đoạn xảy ra thù thời hiệu phải được tính lại từ đầu. Có 2 sự kiện xảy ra sẽ làm gián đoạn tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
+ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu
+ Quyền và nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền và nghĩa vụ liên quan tranh chấp
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự cũng được tính liên tục trong trường hợp quyền hưởng đó được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
* Cách tính thời hiệu khởi kiện: thông thường thời hiệu khởi kiện được tính liên tục. Các sự kiện sau đây không tính vào thời hiệu khởi kiện:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Sự kiện bất khả kháng
- Là sự kiện thực tế mang tính khách quan, xảy ra không liên quan đến hành vi của con người
- Không thể lường trước được nguyên nhân, diễn biến cũng như hậu quả của sự việc
- Có thiệt hại xảy ra và không thể khắc phục được thiệt hại mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
- Không thể khởi kiện yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Ví dụ: bão, lũ quét, động đất …
Trở ngại khách quan
- Là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan mang lại, xảy ra có liên quan đến hành vi của con người
- Không thể biết được về quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
- Không yêu cầu thiệt hại xảy ra
- Không yêu cầu biện pháp khắc phục
- Không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Ví dụ: Chuyển công tác bị kéo dài không về kịp do bị bạo động làm giao thông bị trì trệ …
- Chưa có người địa diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Chưa có người đại diện khác thay thế, hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
* Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo ngày xảy ra các sự kiện làm gián đoạn; nếu có một trong các sự kiện sau đây xảy ra thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu:
- Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
- Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
- Các bên đã tự hòa giải với nhau
1. THỜI HẠN
1.1 Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hạn
1.1.1 Khái niệm
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. Gồm 3 yếu tố: thời điểm bắt đầu, khoảng thời gian và thời điểm kết thúc
1.1.2 Phân loại
* Căn cứ vào nguồn gốc hình thành:
- Thời hạn do các bên thỏa thuận: các bên có thể thỏa thuận trong khung thời hạn mà pháp luật qui định. Các bên cũng có thể thỏa thuận khác đi so với qui định của pháp luật với điều kiện thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật
- Thời hạn do pháp luật qui định: pháp luật qui định khoảng thời gian để định hướng cho sự thỏa thuận của các bên.
+ Đó có thể là khoảng thời gian tối đa mà các bên chỉ được phép thỏa thuận trong phạm vi khoảng thời gian đó mà không được kéo dài
+ Đó cũng có thể là khoảng thời gian tối thiểu mà các bên không được rút ngắn hơn khoảng thời gian đó
- Pháp luật cũng qui định chính xác khoảng thời gian mà các bên không thể dùng sự thỏa thuận của mình để rút ngắn hay kéo dài thêm
- Thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định: căn cứ vào các qui định pháp luật mang tính định hướng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xác định một thời gian để các bên chủ thể thực hiện.
* Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của thời hạn:
- Thời hạn của giao dịch dân sự: Khoảng thời gian được xác định theo ý chí của các chủ thể và là căn cứ xác định thẩm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau và xác định trách nhiệm dân sự phát sinh
- Thời hạn của thời hiệu: Khoảng thời gian do pháp luật qui định và là căn cứ để các chủ thể được hưởng quyền, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hay mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
* Căn cứ vào tính xác định của thời hiệu:
- Thời hạn xác định:
+ Thời hạn xác định chính xác thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
+ Thời hạn chỉ xác định một khoảng thời gian mà không xác định không xác định cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc
- Thời hạn không xác định: gồm thời hạn mang tính tương đối được qui định bằng những cụm từ như “tương đối”, “hợp lý”, “không kịp” hoặc không xác định về thời hạn cho một giao dịch như không xác định cho vay hay cho thuê, gửi, giữ, ủy uyền … trong thời hạn bao lâu.
1.1.3 Ý nghĩa
Các qui định về thời hạn trong BLDS nhằm hướng dẫn cách xử sự cụ thể cho các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự để đảm bảo giao dịch đã xác lập có hiệu lực và bảo vệ được quyền, lợi ích của các bên trong quan hệ.
Thời hạn là căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật dân sự.
Thời hạn góp phần ổn định các giao dịch dân sự nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung.
Thời hạn là căn cứ để xác định thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao dịch dân sự để giúp các bên chủ động thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ của mình.
Qui định về thời han còn là cơ sở pháp lý để tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh.
1.2 Cách tính thời hạn
* Đơn vị tính thời hạn: có thể tính bằng phút, ngày, giờ, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể xảy ra. Thời hạn được tính theo dương lịch.
* Thời điểm bắt đầu thời hạn: do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thỏa thuận thì tính theo qui định của pháp luật.
- Thời hạn được xác định bằng phút, giờ, thì được bắt đầu từ thời điểm đã xác định
- Thời hạn được tính bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xác định.
- Thời hạn được bắt đầu bằng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo của ngày xảy ra sự kiện đó.
* Khoảng thời gian trong thời hạn: do các bên thỏa thuận hoặc trên cơ sở qui định của pháp luật
* Thời điểm kết thúc thời hạn: Nếu các bên có thỏa thuận cụ thể về thời điểm kết thúc thời hạn thì phải tuân thủ sự thỏa thuận đó. Nếu các bên chỉ thỏa thuận về một lượng thời gian mà không chỉ rõ thời điểm kết thúc thì phải căn cứ vào các qui định trong BLDS:
- Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn. Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn được xác định vào lúc 24h của ngày đó
- Khi đơn vị tính thời hạn là tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn
- Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc vào thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn
Lưu ý: Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.
2. THỜI HIỆU
2.1 Khái niệm, phân loại và ý nghĩa của thời hiệu
2.1.1 Khái niệm
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật qui định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự, hoặc mất quyền khởi kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Thời hiệu là một dạng cụ thể, đặc biệt của thời hạn bởi các đặc trưng sau:
- Khoảng thời gian trong thời hiệu do pháp luật qui định. Các bên không được phép thỏa thuận để xác định về thời hiệu hay làm thay đổi quãng thời gian mà pháp luật đã qui định cho thời hiệu.
- Kết thúc khoảng thời gian trong thời hiệu sẽ hoặc chỉ làm phát sinh 1 hoặc các hậu quả trong 4 hậu quả pháp lý sau:
+ Chủ thể được hưởng quyền dân sự
+ Chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự
+ Chủ thể bị mất quyền khởi kiện vụ án dân sự
+ Chủ thể bị mất quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự
Hậu quả pháp lý phát sinh trong thời hiệu có phạm vi hẹp hơn so với thời hạn.
2.1.2 Phân loại
Căn cứ vào các qui định trong BLDS có 4 loại thời hiệu sau:
* Thời hiệu hưởng quyền dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Các quyền dân sự được xác lập theo thời hiệu qui đinh trong BLDS 2005 là các quyền sở hữu đối với tài sản.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trường hợp sau:
- Chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật
- Việc hưởng quyền nhân thân không gắn với tài sản.
* Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không áp dụng trong việc thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
* Thời hiệu khởi kiện: là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xân phạm, nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
Các thời hiệu khởi kiện gồm:
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm các điều kiện về chủ thể, ý chí, hình thức của giao dịch là 1 năm kể từ ngày xác lập giao dịch
- Thời hiệu khởi kiện đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
- Thời hiệu khởi kiện đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng là 2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích bị xâm phạm
- Thời hiệu khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại là 3 năm, yêu cầu phân chi di sản thừa kế, công nhận quyền hay bác bỏ quyền thừa kế là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không được áp dụng trong trường hợp sau:
- Yêu cầu hoàn trả lại tài sản thuộc sở hữu nhà nước
- Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
- Các trường hợp khác do pháp luật qui định
* Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự: là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể mất quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích công cộng
2.1.3 Ý nghĩa
Là căn cứ để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ dân sự
Giúp cho việc ổn định các quan hệ dân sự trong việc xác lập các quyền hợp pháp cho các chủ thể trong các trường hợp nhất định
Tạo điều kiện giảm bớt những khó khăn cho tòa án trong việc phải thụ lý những vụ án dân sự mà khó có thẻ tìm ra được chứng cứ bởi nó đã xảy ra quá lâu và chính các chủ thể cũng không có ý thức bảo vệ quyền và lợi ích của mình
Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật của các chủ thể
2.2 Cách tính thời hiệu
* Đơn vị tính thời hiệu: là từ đơn vị ngày trở lên
* Thời điểm bắt đầu thời hiệu: được tính kể từ ngày bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu
- Nếu có những trở ngại khách quan làm cho người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm thì thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người đó biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác
* Thời điểm kết thúc thời hiệu: được chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu
* Cách tính đối với thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
- Thời điểm có hiệu lực của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự là: chỉ sau khi quãng thời gian được qui định trong thời hiệu kết thúc.
- Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự: 2 loại thời hiệu này phải đảm bảo tính liên tục, nếu có sự kiện gián đoạn xảy ra thù thời hiệu phải được tính lại từ đầu. Có 2 sự kiện xảy ra sẽ làm gián đoạn tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự:
+ Có sự giải quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu
+ Quyền và nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền và nghĩa vụ liên quan tranh chấp
Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự cũng được tính liên tục trong trường hợp quyền hưởng đó được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
* Cách tính thời hiệu khởi kiện: thông thường thời hiệu khởi kiện được tính liên tục. Các sự kiện sau đây không tính vào thời hiệu khởi kiện:
- Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Sự kiện bất khả kháng
- Là sự kiện thực tế mang tính khách quan, xảy ra không liên quan đến hành vi của con người
- Không thể lường trước được nguyên nhân, diễn biến cũng như hậu quả của sự việc
- Có thiệt hại xảy ra và không thể khắc phục được thiệt hại mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
- Không thể khởi kiện yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Ví dụ: bão, lũ quét, động đất …
Trở ngại khách quan
- Là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan mang lại, xảy ra có liên quan đến hành vi của con người
- Không thể biết được về quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm
- Không yêu cầu thiệt hại xảy ra
- Không yêu cầu biện pháp khắc phục
- Không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu
Ví dụ: Chuyển công tác bị kéo dài không về kịp do bị bạo động làm giao thông bị trì trệ …
- Chưa có người địa diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Chưa có người đại diện khác thay thế, hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
* Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo ngày xảy ra các sự kiện làm gián đoạn; nếu có một trong các sự kiện sau đây xảy ra thì thời hiệu khởi kiện được tính lại từ đầu:
- Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
- Bên có nghĩa vụ thực hiện xong một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện
- Các bên đã tự hòa giải với nhau
No comments:
Post a Comment