09/02/2014
Bài tập học kỳ Luật Lao động - Biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động
ĐỀ BÀI TẬP SỐ 14 :

1. Phân tích các biện pháp hỗ trợ và giải quyết việc làm cho người lao động.(4 điềm)

2. Chị H là nhân viên thu ngân công ty quảng cáo M theo hợp đồng  lao động 1 năm (từ 1/2004 đến 1/2006). Hết thời hạn hợp đồng, chị H tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký tiếp hợp đồng lao động với chị.

Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên của phòng kế toán- tài chính của công ty phát hiện chị H đã gian lận số tiền 34 triệu đồng bằng cách thu tiền của một số đơn vị quảng cáo. Có viết hóa đơn chứng từ nhưng không vào sổ thu tiền và không chuyển tiền cho phòng kế toán.

Sau khi được báo cáo của phòng kế toán – tài chính, công ty M đã yêu cầu chị H truy nộp số tiền nói trên, nhưng chị H cố tình không trả với lý do công ty cần thành lập Tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không và là tiền của đơn vị nào thuê quảng cáo.

Vụ việc kéo dài đến tháng 4/2009 nhưn chị H vẫn không chịu trả số tiền nói trên cho công ty. Trong thời gian từ 2/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với chị H cho đến khi giải quyết xong vụ việc, hưởng 50% lương. Đồng  thời, chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra khởi tố và xác định rõ hành vi vi phạm của chị H.

Đầu tháng 11/2009, sau khi có kết luận của cơ quan Công an về hành vi tham ô của chị H với số tiền 34 triệu đồng, công ty quyết định sa thải H và yêu cầu H bồi thường cho công ty số tiền 34 triệu đã chiếm đoạt của công ty.

Hỏi :

a. Công ty M  có thể sa thải chị H được hay không ?(1.5 điểm)
b. Khi xa thải H, công ty cần lưu ý những vấn đề gì ? (2 điểm)
c. Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai ?(1.5 điểm)


Hiện nay vấn đề việc làm vẫn được xã hội rất quan tâm, hiện nay tốc độ tăng dân số của nước ta là 1%/năm nhưng điều kiện kinh tế - xã hội không tăng trưởng kịp với tốc độ tăng của dân số nên vấn đề này vẫn là một vấn đề nan giải. Ngoài ra lao động Việt Nam chủ yếu là lao động phổ thông 60 – 70%/tổng số lao động, nên việc giải quyết việc làm càng khó khăn hơn nhiều. Những năm gần đây nhà nước ta đã thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm chúng ta hãy cùng xem.

I. Các biện pháp hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động 

Vấn đề giải quyết việc làm rất được nhà nước ta quan tâm, bởi nó không phải chỉ là vấn đề tạo việc làm cho người lao động  mà vấn đề này còn ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội , an ninh chính trị của đất nước. nếu như một số lượng lớn lao động không có việc làm mà chỉ ngồi ăn thì đương nhiên là việc đầu tiên sẽ ảnh hưởng đến  kinh tế, làm kìm hãm nền kinh tế làm chno kinh tế không phát triển được, một số lượng người nhàn rỗi không có việc làm sẽ dẫn đế phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, xã hội không ổn định thì chính trị không thể ổn định được, xã hội không ổn định, tình hình chính trị bất ổn thì làm sao kinh tế phát triển được. Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ giải quyết việc làm như chính sách việc làm, quỹ hỗ trợ việc làm, thong qua tổ chức hỗ trợ việc làm, dậy nghề gắn với việc làm và đưa người lao động việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Trong đó có ý nghĩa nhất là chính sách việc làm và quỹ hỗ trợ việc làm. Vậy những chính sách đó được thực hiện như thế nào chúng ta hãy cùng xem.

1. Chương trình việc làm

Chương trình việc làm là một trong những biện pháp để chính phủ thực hiện vấn đề bảo đảm việc làm, hạn chế thất nghiệp, đây là chương trình có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm, chương trình do chính phủ cơ quan quản lí hành chính cao nhất của nhà nước đưa ra, nên nó mang tính bao quát , mang tính định hướng cho các chượng trình việc làm khác như : quỹ hỗ trợ việc làm; thông qua các tổ chưc hỗ trợ việc làm; do dàng trong việc hỗ trợ việc làm, nó là chương trình mang tầm vĩ mô từ việc đưa ra những chương trình mang tầm vĩ mô này nó sẽ được thực hiện thông qua nhiều chương trình nhỏ hơn do chính phủ quy định, trọng chương trình đó nhà nước định chỉ tiêu tạo việc làm mới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và hằng năm, tạo điều kiện cần thiết, hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giam, miễn thuế và áp đụng các biện pháp khuyến khích khác để người có khả năng lao động tự giải quyết việc làm, để các tổ chức đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển nhiều nghề mới nhằm tạo việc làm cho người lao động.

Chỉ tiêu tạo việc làm mới  là quy định của bộ luật lao động về số lượng lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị  và cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm quy mô và các mặt hoạt động sắp xếp lại lao động

 Nhà nước luôn xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu tạo việc làm mới

Trong các chương trình dự an  và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhất thiết phải có chỉ tiêu tạo việc làm mới .

Hằng năm, các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị cá nhân có sử dụng lao động phải báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm mới về các bộ, nghành và địa phương.

Hằng năm, các bộ, ngành và các địa phương có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo chỉ tiêu tạo việc làm mới về bộ lao động - thương binhvà xã hội và bộ kế hoạch và đầu tư .

Bộ lao động- thương binh và xã hội phối hợp với bộ kế hoạch và đầu tư có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra và báo cáo chính phủ kết quả thực hiện chỉ tiêu tọa việc làm mới năm năm và hằng năm.

Nhnuw vậy chính phủ luôn tạo việc làm mới thông qua việc thúc đẩy phát triển kinh tế, kết hợp hài hòa tăng trưởng kinh tế với giải quyết việc làm. Đây là hướng được xác định cơ bản và quan trọng nhất.

Duy trì bảo đảm việc làm cho NLD, chống xa thải công nhân hàng loạt. Từng bước xây dựng bảo hiểm thất nghiệp .

Hiện nay mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010 là góp phần bảo đảm cho 49.5 triệu lao động, tạo việc làm cho 8 triệu lao động trong 5 năm từ 2006 – 2010 giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống 5%. Tạo  thành thị trong năm 2010 tạo việc làm cho 2 – 2.2 triệu lao động. thông qua trương trình mục tiêu quốc gia về việc làm trong đó tạo việc làm trong nước cho 1.7 – 1.8  triệu lao động theo các dự án vay vốn tạo da từ quỹ quốc gia về việc làm.

 2. Quỹ hỗ trợ việc làm

Quỹ hỗ trợ việc làm là khoản tiền nhà nước dành để hỗ trợ tạo ra việc làm mới hoặc để các tổ chức cá nhân vay nhằm mục đích tạo ra việc làm. Hiện nay ở nước ta có 3 loại quỹ việc làm, đó là quỹ  quốc gia về việc làm, quỹ giả quyết việc làm ở địa phương và quỹ việc làm cho người tàn tật.

Quỹ quốc gia về việc làm là biện pháp lý quan trọng của nhà nước trong việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Nguồn quỹ này bao gồm: Ngân sách nhà nước, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong nước và ngoài nước, các nguồn hỗ trợ khác.

Quỹ giải quyết việc làm ở dịa phương là quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm trong địa phương, nó được hình thành từ các nguồn ngân sách địa phương do hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức hỗ trợ khác. Nhà nước chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài bao gồm cả người việt nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, để giải quyết việc làm cho người lao động.

Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với bộ lao động  - thương binh và xã hội và các bộ, ngành liên quan trình chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách hỗ trợ tài chính, miễn giảm thuế và áp dụng các biện pháp khuyến khích để các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tạo việc làm cho người lao động.

Bộ khoa học và công nghệ chủ trì, phối hợp  với bộ lao động – Thương Binh và xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển công nghệ mới, kỷ thuật mới thu hút nhiều Lao Động.

   Ủy ban Dân Tộc chủ trì phối hợp với Bộ Lao Động xã hội – Thương Binh và xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc theo thẩm quyền chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Lao Động – Thương Binh vá xã hội và các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành chính sách khuyến khích tạo việc làm ở nông thôn.

Những năm gần đây nguồn quỹ này đã được bổ xung để sử dụng hieeji quả hơn. Ta có thể thấy trong hai năm 2006và 2007 chính phủ đã phê duyệt nguồn vốn bổ sung 485 tỷ đồng cho quỹ quốc gia về việc làm để phân cho 64 tỉnh thành và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, cộng với nguồn vốn thu hồi quay vòng đã góp phần đưa doanh số ch vay hăng năm từ 1.200 – 1.400 tỷ đồng, cùng với gần 300 tỷ đồng nguồn vốn quỹ giả quyết việc làm của 30 địa phương đã thực hiện cho vay hàng chục nghìn dự án của các cơ sở kinh doanh và hộ gia đình góp phần tạo việc làm cho 350.000 lao động/năm.

3. Tổ chức giới thiệu việc làm

Nhà nước ta còn thực hiện một số chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm như tổ chức giới thiệu viêc làm gồm các trung tâm hỗ trợ việc làm va doanh nghiệp chuyên hoạt động giới thiệu việc làm. Các tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu việc làm cho NLĐ, cung ứng và giúp tuyển dụng theo yêu cầu của NSDLĐ, thu thập và cung ưng thông tin về thị trường lao động, có quyền dậy nghề gắn với tạo việc làm.  Trung tâm hỗ trợ việc làm tổ chức do nhà nước, tổ chức chính trị xã hội thành lập là đơn vị sự nghiệp của nhà nước

4. Dậy nghề gắn với việc làm và đưa người lao động việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài năng của

Hiện nay với điều kiên khá thuận lợi nhiều trung tâm dậy nghề gắn với việc làm ngày càng mởi ra rất nhiều, điều này tao điệu kiện thuận lợi để người lao động tự mình lựa chon nghành nghề cho phù hợp với khả năngcủa ban thân để chọn cho mình một cong việc phù hợp nhất, cùng với đó hiện nay việc dậy nghề để đưa người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Như chúng ta biết điều kiện kinh tế nước ta còn kém phát triển nên việc  việc tao ra việc làm mới cũng rất hạn chế, vì vậy tìm một thị trường lao động mới là hướng đi tích cực cho việc giải quyết tình trạng việc làm hiện nay.  Chính vì vậy việc đưa lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài luôn được quan tâm, hiện nay nhà nước ta đa không ngừng tìm thị trường lao động mới để đưa người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Nhà nước tổ chức dậy nghề gắn với việc làm và tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Nhưng biện pháp này đều chủ yếu sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, những chính sách này đều là những chính sách từ chính sách quốc gia về việc làm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Lao Động – Thương Binh và xã hội nghiên cứu trình Chính phủ ban hành theo thẩm quyền chính sách vay vốn để lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, tujwj tạo việc làm và khuyến khích thu hút nhiều lao động. Bộ Giáo Dục và Đao tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao Động  – Thương Binh và xã hội và các Bộ,  nghành khác có liên quan nghiên cứu trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền: Chính sách khuyến khích người lao động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ đáp ứng phát triển sản xuất và công nghệ mới; Chính scahs giải quyết việc làm cho sinh viên, học sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp.

Hiện nay với khoảng trên 500.000 lao động làm việc trên 40 quốc gia vùng lãnh thổ, chúng ta có thể thấy mục tiêu trong năm 2009 Nước ta đã đưa 90.000 lao động đi xuất khẩu năm 2008 cả nước đã giải quyết việc làm cho 1.35 triệu lao động trong đó thông qua Chương trình phát triển kinh tế - xã hội là 1.1 triệu lao động xuất khẩu lao động 85.000 trong đó thị trường lao động chủ  yếu của nước ta là ở 4 thị trường đó là Đài  Loan, Hàn Quốc , Malaysia và Nhật Bản . So với mức kế hoạch năm 2007 thì năm 2009 vượt mức hơn 80 ngàn người .

Như vậy ta có thể thấy nhà nước đã có nhiều biện pháp để hỗ trợ giải quyết hơn nữa vấn đề giải quyết việc làm.

II.  GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1. Công ty có thể xa thải chị H không?

Công ty M có thể xa thải chị H, như ta thấy chị H là nhân viên thu ngân của công ty quảng cáo M theo hợp đồng lao động 1 năm ( từ 1/2005 đến 1/2006). Hết thời hạn hợp đồng, chị H vẫn tiếp tục làm việc cho công ty, nhưng công ty chưa ký kết hợp đồng với chị. Trong đợt kiểm tra tài chính của công ty đầu năm 2007, nhân viên phòng kế toán – tài chính của công ty phát hiện chị H đã gian lận số tiền 34 triệu đồng của công ty. Sau khi phát hiện sự việc công ty đã yêu cầu chị hoàn trả lại cho công ty, nhưng chị H không tra với lý do công ty cần thành lập tổ thanh tra nội bộ làm rõ số tiền nói trên có chính xác không và là tiền của những đơn vị nào thuê, vụ việc kéo dài  tháng 4/2009 nhưng chị H vẫn không trả số tiền trên của công ty. Trong thời gian từ 2/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra wuyets định tạm đình chỉ công việc đối với chị H cho đến khi giải quyết xong vụ việc, đồng thời chuyển vụ việc sang cho cơ quan điều tra khởi tố và xac định rõ hành vi vi phạm của chị H.

Đầu tháng 11/2009, cơ quan công an kết luận chị H có hành vi tham ô thì việc công ty giải quyết xa thải là phù hợp, bởi theo Điều 85 BLLĐ “hình thức xử lý kỷ luật xa thải chỉ được ap dụng trong những trường hợp sau đây:

a, Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của doanh nghiệp;

b, Người lao động bị sử lý kỷ luật keo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời hạn chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật chách chức mà tái phạm;

c, Người lao động tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồntronh một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng...”.

Như vậy, việc chị H lấy 34 triệu đồng của công ty M, chính là  hành vi vi tham ô tài sản của công ty, số tiền 34 triệu đồng không hề nhỏ chút nào, nhưng thế nào được gọi là hanh vi gây thiệt hai nghiêm thì chưa được nói rõ và mỗi loại hình doanh nghiệp có thể quy định trong thỏa ước của doanh nghiệp có thể quy định khác nhau mức thiệt hại để tiến hành kỷ luật, nhưng  theo Điều 14 nghị đinh 41/CP có quy định “mức thiệt hại coi là không nghiêm trọng theo điều 89 (quy định bồi thường thiệt hại theo vật chất do người lao động làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ trang thiết bị và các tài sản khác của doanh nghiệp) của bộ luật lao động là mức thiệt hại gây ra dưới 5 triệu đồng”.  Nhưng vậy mặc dù Điều 85 không quy định như thế nào là gây thiệt hại nghiêm trọng cho công ty nhưng điều này dường như được  ngầm quy định tại Điều 14 Nghị định 41/CP hướng dẫn áp dụng điều 89 của BLLĐ. Như vậy  khoản tiền 34 triệu không thể gọi là nhỏ được, như vậy khi mà cơ quan công an đã có kết luân là chị H tham ô thì công ty hoàn toàn có đầy đủ lí do để xa thải theo điều 85 BLLĐ. Nhưng vì vụ việc diễn ra lâu theo điều 86 BLLĐ  “ Thời hiệu để xử lý vi phạm kỉ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra vi phạm, trường hợp đặc biệt cũng không được quá sáu tháng”. Như vậy vụ việc trên diễn ra từ đầu năm 2007 mà đến tháng 11/2009 mới làm dõ  được như vậy khi làm dõ được vụ việc thì đã quá sáu tháng kể từ ngày phát hiện vụ việc. Nhưng theo điều 8 Nghị định 41/CP ngày 06/7/1995 đã sửa đổi bổ sung theo quy định tại khoản 3 điều 1 Nghị định 33/2003/NĐ-CP:

Thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điều 86 xủa bộ luật lao động được quy định như sau:

1. thời hiệu để xử lý vi phạm kỷ luật lao động tối đa là ba tháng, kể từ ngày xảy ra hoặc phát hiện vi phạm, trường hợp có hành vi vi phạm liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 6 tháng.

2. không được xu lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:

a,  Nghỉ ốm đâu, điều dưỡng, nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

b. Bị tạm giam, tạm giữ.

c. chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao Động.

d. Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Người lao động nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.

Khi hết thời hạn quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 điều này, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành sử lý kỷ luật ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không được quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên...”.  Như vậy với hướng dẫn áp dụng trên thì công ty M hoàn toàn có thể tiến hành xử lý kỷ luật chị H theo đúng quy định của pháp luật.

2. Khi sa thải H, công ty cần lưu ý vấn đề gì?

Chị H đã vi phạm quy định tại điều 85 BLLĐ  nên chị H có thể bị công ty M xa thải. Mặc dù chị H là người vi phạm nhưng pháp luật luôn chú ý  bảo vệ  người lao động nên muốn tiến hành thủ tục xa thải công ty M cần chú ý một số vấn đề. Khi tiến hành xa thải công ti phải xem xét chị H đã hoàn trả lại số tiền tham ô cho công ti hay chưa, và nếu như chị H đã hoàn trả lại số tiền cho công ti rồi thì việc tiến hành xa thải đối với chị H có cần thiết nữa không, liệu có thể thây bằng một hình thức xử lí khác nhẹ hơn được không. Nếu như công ti vẫn quyết định xa thải thi phải làm dõ được mấy vấn đề sau. Vì vụ việc đã diễn ra khá lâu, vụ việc được phát hiện từ đầu năm 2007 mà đến tháng 11/2009 mới tiến hành xa thải được nên khi tiến hành xa thải công ty phai đưa ra chứng cứ chứng minh rõ lỗi của chị H để tiến hành xa thải, trong trường hợp này kết luận điều tra của cơ quan Công an là chứng cứ rất quan trọng. Khi tiến hành xa thải thì công ti phải xem xét xem chị H có thuộc các điểm quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/CP không, nếu như chị H thuộc trường hợp quy định tai các điểm này thì công ti không thể tiến hành xa thải được ngay. Khi tiến hành xa thải phải tiến hành theo đúng trình tự thủ tục. Theo quy định tại điều 87 BLLĐ “ khi tiến hành xử lý vi phạm kỷ luật lao động người sử dựng lao động  phải chứng minh lỗi của người lao động.

"Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa.

Khi xem xét xư lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Việc xem xét  xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản."

Như vậy khi tiến hành kỉ luật xa thải đầu tiên công ty M phải tiến hành họp để xét kỷ luật, và phải có mặt của chị H, đại diện ban chấp hành công đoàn, việc xem xét kỷ luật phải được ghi thành văn bản. Việc xa thải của công ty M chính là việc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Nên cần phải tiến hành các thủ tục theo khoản 2 điều 38 BLLĐ

“...trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b, và c khoản 1 điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với ban chấp hành công đoàn cơ sở, trong trường hợp không nhất trí hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lí nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Trong trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, ban chấp hành cơ sở người sử dụng lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự mà pháp luật quy định”.

Như vây theo quy định trên công ty M với tư cách là người sử dựng lao động phải trao đổi với ban chấp hành công đoàn, nếu như ban chấp hành công đoàn đồng ý với quyết định của người sử dụng lao động thi việc tiến hành kỷ luật xa thải được tiến hành như sau, khi tiến hành xem xét kỷ luật lao động phải có mặt của đương sự (chị H) và phải có sự tham gia của đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trong  doanh nghiệp, việc xem xét kỉ luật lao động phải được ghi thành biên bản. Nếu như ban chấp hanh công đoàn không nhất trí thì người sử dụng hay công ty M phải thông báo với cơ quan lý nhà nước về lao động ở địa phương biết, sau khi thông báo được 30 ngày công ty mới có quyền kỷ luật xa thải chị H được. Chi H phải hoàn trả lại cho công ty 34 triệu đồng, công ty phải giải quyết  những quyền lợi chi H liên quan cho chị H như tiền bảo hiểm xã hội

Với hình thưc kỉ luật của công ty M nếu chị H không đồng ý với quyết định trên của công ty thì chị H có thể  khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

3. Việc công ty M cho chị H tạm đình chỉ công việc như trên là đúng hay sai?

Theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động có thế tạm đình chỉ công việc của người lao động Theo quy định tại điều 92 BLLĐ  “ Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lap động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh, sau khi tham khảo ý kiến của ban chấp hành cơ sở.

Thời hạn tạm đình chỉ không được  quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá ba tháng. Trong thời gian đó, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. . . “. Như vậy ta có thể thấy pháp luật thừa nhận việc có thể cho người lao động tạm đình chỉ công  việc, nhưng thời gian tạm đình chỉ là 15 ngày, trường hợp đặc biệt thì không được quá ba tháng. Trong tình huống của bài thì trong thời gian từ 2/2007 đến tháng 4/2009, công ty M đã ra quyết định tạm đình chỉ công việc đối với chị H cho đến khi giải quyết xong vụ việc, hưởng 50 % lương. Theo bài đến tháng 11/2009 vụ việc mới được làm rõ như vậy là việc tạm đình chỉ được thực hiện đến thán 11/2009.

Trong tình huống của bài không nói rõ là công ti ra quyết định đình chỉ vào thời gian nào như vậy. Nếu như việc đình chỉ được tiến hành trong khoảng thời gian tư tháng 2/2007 đến  tháng 4/2009  với thời gian tiến hành đình chỉ như trên thì công ty đã vi phạm thời  hạn tam đình chỉ đối với chị H bởi thời gian tạm đình chỉ tối đa không được quá ba tháng, nếu giả sử đến tháng 4/2009 công ti mới ra quyết định tạm đình chi thì đến tháng 7/2009 là hết thời hạn tạm đình chỉ theo quy định của pháp luật.

Như vậy việc tạm đình chỉ của công ti quảng cáo M là sai, việc tạm đình chỉ công việc của chị H và cho chị hưởng 50% tiền lương chỉ được áp dụng trong thời gian ba tháng tạm đình chỉ, sau thời hạn ba tháng từ khi có quyết định tạm đình chỉ thì công ti M phải nhận chị H vào lại làm việc và phải cho chị H hưởng 100% lương của mình như trước khi bị tạm đình chỉ. Khi bị xa thải chị H có quyền yêu cầu công ti M bồi thường lại cho chị khoản tiền này.

III. KẾT LUẬN

Như vậy qua những nhận định trên, thì ta có thể hiểu hơn vấn đề việc làm hiện nay cũng như các biện pháp mà nhà nước hỗ trợ giải quyết việc làm. Nhưng do điều kiện tăng trưởng kinh tế không  tăng kịp với tốc độ tăng dân số nên vấn đề việc làm sẽ vẫn chưa thể giải quyết triệt để được, như vậy để giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm thì vẫn cấn phải có thời gian.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình luật lao động Việt Nam- Trường Đại Học Luật Hà Nội – NXB Công An Nhân Dân
2. Bộ Luật Lao Động Việt Nam – NXB Lao Động – Xã Hội
3. Hướng dẫn áp dụng Các  Điều  của bộ Luật Lao Động – Trung Tâm TTTV Pháp Luật Tân Việt – NXB Lao Động
4. Nghị Định 33/2003/CP

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.

No comments:

Post a Comment