08/07/2014
Quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên hợp tác xã với hợp tác xã - Bài tập cá nhân Luật Lao động
Bài tập tình huống Luật Lao động có đáp án.

Đề bài câu hỏi giải quyết tình huống số 20:

Anh H gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X từ năm 2005. Do có chuyên môn về kế toán nên anh được ban chủ nhiệm HTX cử làm kế toán trưởng. Tháng 8 năm 2008, ban chủ nhiệm HTX không cho anh H làm kế toán cho HTX nữa vì cho rằng anh có biểu hiện của việc tham ô. Anh đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án về việc HTX đã đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh trái pháp luật đồng thời yêu cầu HTX phải để anh tiếp tục làm kế toán. Tòa án không thụ lý vì cho rằng quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động. Hỏi:

a/ Quan hệ giữa anh H và HTX có phải là quan hệ lao động hay không ? Tại sao ?

b/ Theo anh chị quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX khác nhau cơ bản ở những điểm gì ? Tại sao ?

Bài làm

a. Quan hệ giữa anh H và HTX không phải là quan hệ lao động. Vì:

_ Hợp tác xã là “tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân ( xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật Hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”(1). 

_ Quan hệ lao động là “quan hệ làm công ăn lương giữa người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ), được thiết lập thông qua hình thức hợp đồng lao động (HĐLĐ)“.

Trong tình huống trên, anh H có gia nhập HTX thủ công mỹ nghệ X, nghĩa là anh H đã có ý thức tự nguyện tham gia HTX, tự nguyện góp sức, góp vốn vào khối tài sản chung của HTX. Khi gia nhập, anh H đã trở thành xã viên của HTX này, do đó HTX có quyền quyết định khai trừ xã viên H theo Điều lệ của HTX, ở đây xã viên H có biểu hiện của việc tham ô, vi phạm điều lệ.

Quan hệ giữa anh H với HTX  thủ công mỹ nghệ X là quan hệ giữa xã viên HTX với HTX.

1: Điều 1 Luật Hợp tác xã số 18/2003/QH11 ngày 26/11/2003

b. Sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ lao động và quan hệ giữa xã viên HTX với HTX:

_ Cơ sở hình thành:

+ Quan hệ lao động: 

Có sự rằng buộc bởi HĐLĐ giữa NLD và NSDLĐ

Xuất hiện cùng với sự xuất hiện của hình thức tư hữu về tư liệu sản xuất.

+ Quan hệ xã viên HTX với HTX: 

Thiết lập trên sự tự nguyện của xã viên.

Xuất hiện dựa trên sữ đóng góp tư liệu sản xuất.

_ Chủ thể:

+ Quan hệ lao động: NLĐ và NSDLĐ.

+ Quan hệ xã viên HTX với HTX: xã viên và HTX đó.

_ Cơ sở quản lý:

+ Quan hệ lao động: NSDLĐ chịu trách nhiệm tổ chức quản lý NLĐ mà mình đã thuê.

+ Quan hệ xã viên với HTX: xã viên HTX vừa là chủ vừa là người làm công cho HTX. Trong HTX hầu như không có quan hệ chủ thợ như trong loại hình doanh nghiệp. Mọi xã viên cùng nhau làm chủ. Vì vậy, đòi hỏi ý thức hợp tác và làm chủ của xã viên phải cao và tinh thần phục vụ luôn được quán triệt sâu sắc.

_ Quan hệ sở hữu:

+ Quan hệ lao động: NSDLĐ thưởng là người sở hữu tài sản trong lao động hoặc người đứng ở vị trí thay mặt chủ sở hữu.

+ Quan hệ giữa xã viên HTX với HTX: Do xã viên đóng góp 1 phần tài sản của mình vào khối tài sản chung, vừa làm công vừa là chủ, nên các xã viên là đồng  sở hữu lợi nhuận mà HTX sản xuất ra.

_ Phân phối:

+ Quan hệ lao động: NSDLĐ có quyền quy định quy chế phân phối trong đơn vị, có quyền quyết định các mức lương theo từng vị trí công việc, có quyền và nghĩa vụ trả lương cho NLĐ từ khối tài sản mình đang sở hữu hoặc quản lý.

+ Quan hệ giữa xã viên HTX với HTX: phân phối lợi nhuận theo vốn góp và mức độ sử dụng dịch vụ của xã viên.

Một số điểm khác nhau khác:

_ Mục tiêu cốt lõi của quan hệ xã viên và HTX là nhằm phục vụ xã viên tốt hơn. Còn trong quan hệ lao động, mục tiêu là đôi bên cùng có lợi.

_ Trong các nguồn hình thành vốn và tài sản của HTX có vốn góp của xã viên; xã viên lại là thành viên của HTX do đó xã viên cũng phải cùng HTX chịu tránh nhiệm về các khoản nợ của HTX (chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp). Còn trong quan hệ lao động, nếu doanh nghiệp hay NSDLĐ có các khoản nợ, thì NLĐ không liên quan, không chịu trách nhiệm cùng chi trả các khoản nợ đó.

Sở dĩ có sự khác nhau như vậy là do: sự phụ thuộc của NLĐ – đây là phương diện, đặc điểm quan trọng để phân biệt quan hệ lao động với các quan hệ tương đồng khác.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment