04/09/2014
Đề bài tập nhóm tháng 1 - Luật Lao động - K37 ĐH Luật Hà Nội - Kì 1 năm học 2014 - 2015
Cảm ơn bạn Vũ Thị Hoài Thu đã chia sẻ tài liệu này!

BÀI 1

Chị Nguyễn Thị T làm việc tại công ty chế biến nông phẩm X, tỉnh H từ tháng 1/2008, tiền lương là 5 triệu đồng/tháng. Hợp đồng lao động được kí 1 năm/lần. Từ tháng 1/2011, hợp đồng lao động của chị được chính thức chuyển sang không xác định thời hạn.

Đến tháng 5/2014, lấy lí do hoạt động kinh doanh không thuận lợi, công ty X quyết định cho chị T và 4 công nhân khác ở bộ phận đóng gói nghỉ việc. Ngày 10/5/2014, phòng nhân sự mời chị T cùng số lao động trên lên thông báo về việc chấm dứt hợp đồng và đề nghị họ viết đơn xin thôi việc.

Chị T và các đồng nghiệp không đồng ý vì cho rằng họ không tự nghỉ nên không phải viết đơn. Tuy nhiên bộ phận phòng nhân sự của công ty giải thích là họ phải có đơn công ty mới ra quyết định cũng như hoàn tất sổ sách để giải quyết chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Hãy :

1. Việc kí kết hợp đồng lao động giữa công ty X và chị T là đúng hay sai? Tại sao ( 2 điểm )

2. Nhận xét về việc làm của công ty X khi cho số lao động trên thôi việc? Công ty có căn cứ để cho số công nhân trên thôi việc không? (3 điểm )

3. Theo quy định của pháp luật hiện hành, chị T được hưởng những quyền lợi nào nếu việc chấm dứt hượp đồng của công ty X vẫn được thực hiện trong trường hợp trên? (3 điểm )

4. Hãy tư vấn phương án cho công ty có thể chấm dứt hợp đồng hợp pháp với chị T và 4 công nhân nói trên (2 điểm )

BÀI 2:

Sau 3 tháng thử việc với mức lương 4.500.000đ/tháng, ngày 10/10/2013, ông Nguyễn Văn Nam chính thức được công ty X chính thức nhận vào làm ở bộ phận hành chính theo HĐLĐ không xác định thời hạn với mức lương là 6000.000 đồng/tháng. Ngày 1/7/2014, Công ty X được sát nhập vào tổng công ty Y, 6 lao động của bộ phận hành chính ( trong đó có 1 lao động nữ đang nghỉ thai sản ) phải chấm dứt hợp đồng lao động, còn ông Nam được chuyển đến phòng Marketing, mức lương vẫn giữ nguyên. Mặc dù thấy công việc mới không phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm của mình nhưng vì không còn việc nào khác nên ông vẫn đồng ý kí vào biên bản thay đổi hợp đồng. Tuy nhiên chỉ sau một tuần, ông Nam nhận thấy bản thân không thể đáp ứng được yêu cầu của công việc nên yêu cầu Tổng công ty Y giải quyết chế độ mất việc làm.

Tổng công ty không chấp nhận đề nghị của ông.

Hỏi :

1. Nhận xét về quá trình tuyển dụng và kí hợp đồng lao động của công ty X với ông Nam ? (3 điểm)

2. Công ty có căn cứ để cho 6 người lao động thôi việc và chuyển ông Nam đến bộ phận mới không? Tại sao ? Công ty phải tiến hành những thủ tục gì để cho số lao động trên thôi việc cũng như chuyển ông Nam đến bộ phận mới? (3 điểm )

3. Tư vấn cho ông Nam về việc chấm dứt hợp đồng lao động? (2 điểm)

4. Hãy giải quyết quyền lợi cho 6 người lao động nêu trên và ông Nam theo quy định của pháp luật lao động hiên hành (2 điểm)


BÀI 3:

Tháng 7 năm 2008, anh Hoàng Minh Xuân bắt đầu làm việc tại công ty M. Trong thời gian 5 năm công tác tại công ty, anh Xuân đã kí với công ty tổng cộng 5 HĐLĐ có thời hạn 01 năm.

Khi được nhận vào làm, anh Xuân mới chỉ tốt nghiệp trường trung cấp nghề. Sau khi làm việc 4 năm, anh đề nghị công ty tạo điều kiện 12 tháng cho anh tiếp tục học tại trường cao đẳng nghề với cùng chuyên môn. Công ty không hỗ trợ học phí cho anh, tuy nhiên họ đồng ý ra quyết định cử anh đi học và cho anh hưởng nguyên lương trong thời gian này, với điều kiện sau khi học xong, anh sẽ làm việc cho công ty ít nhất 3 năm, nếu vi phạm cam kết anh sẽ phải bồi thường 13 tháng lương (tương đương với tiền lương trong thời gian đi học cộng với lương tháng thứ 13). Hai bên thỏa thuận những điều kiện trên trong hợp đồng đào tạo nghề.

Sau khi học xong và dù mới làm được chưa đầy 1 năm kể từ khi kết thúc học nghề ngày 10/5/2014 anh Xuân thông báo chấm dứt HĐLĐ với công ty. Từ ngày 20/7/2014, anh không đến công ty làm việc.

Hỏi: 

1. Nhận xét về việc kí kết hợp đồng lao động của công ty M với anh Xuân ? (2điểm)

2. Hợp đồng giữa anh Xuân và công ty về việc học nghề có hợp pháp không? Tại sao? (3 điểm)

3. Việc chấm dứt HĐLĐ của anh Xuân là đúng hay sai? Tại sao? (2 điểm)

4. Giải quyết quyền lợi của anh Xuân và công ty A trong trường hợp trên? (3 điểm)

BÀI 4:

Ngày 1/5/2013 Anh A được tuyển vào học nghề tại công ty X. Hai bên thỏa thuận: Công ty sẽ đài thọ ½ học phí ; trong thời gian học nghề, A sẽ được trả 70% lương đối với mối sản phẩm làm được; sau khi hết hợp đồng học nghề, A sẽ phải làm việc cho công ty ít nhất 3 năm.

Nhận xét về những thỏa thuận nêu trên? (4điểm)

Xác định phí bồi thường của A trong những trường hợp sau:

- Sau khi hết hạn học nghề, hai bên giao kết lao động. Anh A tha thiết với công việc, nhưng vì mức lương quá thấp, anh không thể kí kết hợp đồng (2 điểm)

- Khi hết thời hạn học nghề, mặc dù hai bên không giao kết hợp đồng lao động, nhưng A vẫn tiếp tục làm việc và công ty X có điều chỉnh mức lương lên 100%. Sau khi làm việc cho công ty được khoảng 1 năm, tìm được công việc mới tốt hơn, A bỏ việc, không báo trước cho bên sử dụng lao động biết vì cho rằng anh và công ty A không có hợp đồng lao động. (2 điểm)

- Sau khi anh A kết thúc khóa học nghề, phân xưởng mà công ty X định bố trí anh vào làm việc bị giải thể do làm ăn thua lỗ nên công ty từ chối kí hợp đồng với A (2điểm)

BÀI 5:

Chị L là công nhân kĩ thuật cảu công ty Y kể từ ngày 1/2009 với hợp đồng lao động có thời hạn 1 năm. Hết thời hạn hợp đồng mặc dù hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới nhưng chị L vẫn tiếp tục làm việc. Ngày 2/7/2013 do bị bệnh cũ tái phát (trước đây chị đã bị bệnh về gan mật) nên chị L phải nằm viện điều trị. Trong thời gian đó, công ty kí kết hợp đồng lao động với chị H để thay thế chị L trong giai đoạn chị nằm viện. Khi sức khỏe đã tạm ổn định, ngày 30/6/2014 chị L đến công ty để nhận lại công việc cũ thì được giám đốc thông báo là hợp đồng lao động của chị vừa được chấm dứt ngày hôm trước với lí do:

- Ốm đau quá thời hạn pháp luật cho phép.

- Công việc của chị L đã có người thay thế. Vì chị L ốm lâu quá nên công ty đã kí hợp đồng lao động không xác định với chị H để thay thế nên giờ không thể chấm dứt hợp đồng với chị H.

Hỏi:

1. Giữa chị Lvà công ty Y có tồn tại quan hệ lao động không? Nếu có tồn tại quan hệ lao động giữa hai bên là loại hợp đồng nào? (2 điểm)

2. Lí do công ty đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động với chị L là đúng hay sai? Tại sao? (4 điểm)

3. Công ty Y có bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động không xác định với chị H để thay thế chị L trong thời gian chị L điều trị không? Tại sao? (1 điểm)

4. Hãy giải quyết quyền lợi của chị L theo quy định của pháp luật hiện hành? (3 điểm)

BÀI 6:

Công ty X tổ chức sản xuất tại địa bàn quận P thành phố H từ năm 1994. Tháng 6/2014 do gặp khó khăn về kinh tế nên công ty đã quyết định giải thể 1 dây chuyền sản xuất. Doanh nghiệp dự kiến sẽ cho khoảng 20 lao động nghỉ việc do không thể bố trí được việc làm.

1. Hãy tư vấn cho công ty X để chấm dứt HĐLĐ hợp pháp đối với 20 lao động nói trên (3,5 điểm)

2. Hãy giải quyết quyền lợi cho số lao động nêu trên, biết rằng trong số 20 lao động đó có 10 lao động vào làm việc từ năm 2000, 5 lao động vào làm việc từ năm 2005 và 5 lao động vào làm việc từ năm 2010(3 điểm)


3. Chị K (không thuộc 20 lao động nói trên, làm việc tại công ty từ năm 1995 theo HĐLĐ không xác định thời hạn) thay đổi nơi cứ trú. Vì phải đi làm xa quá nên chị đã nộp thông báo nghỉ việc lên giám đốc công ty nhưng giám đốc không chấp nhận vì chị là lao động có tay nghề cao. Sau 2 tháng làm đơn, chị K vẫn nghỉ việc. Giám đốc không giải quyết chế độ gì cho chị K. theo anh (chị). Giám đốc đã xử sự đúng hay sai? Nếu có, chị K có thể được hưởng những chế độ gì? (3,5 điểm)

No comments:

Post a Comment