Câu hỏi 1: Luật Biển quốc tế là gì? theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Việt Nam có những vùng biển nào?
Trả lời:
Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan đến biển.
Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước này (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày 23/6/1994), là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những quyền và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển, không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối với các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.
Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tháng 11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành trước khi Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được chủ trương, chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong tiến trình xây dựng Công ước từ trước đó.
Trả lời:
Luật Biển quốc tế được hiểu một cách đơn giản nhất, là tổng hợp các qui phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trên thế giới liên quan đến biển.
Công ước quốc tế về Luật Biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (sau đây gọi tắt là Công ước 1982), có hiệu lực năm 1994 và Việt Nam là thành viên của Công ước này (Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã chính thức phê chuẩn ngày 23/6/1994), là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn điện, bao quát những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương thế giới, quy định những quyền và nghĩa vụ về nhiều mặt của mọi loại quốc gia (có biển, không có biển, không phân biệt chế độ kinh tế, chính trị, xã hội cũng như trình độ phát triển) đối với các vùng biển thuộc phạm vi quốc tế, cũng như những vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia.
Theo Công ước 1982, Việt Nam có quyền ở 5 vùng biển với phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Đó là: Nội thủy, Lãnh hải, Vùng tiếp giáp, Vùng đặc quyền về kinh tế và Thềm lục địa. Tháng 5/1977, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Tháng 11/1982, Chính phủ ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Hai văn bản qui phạm pháp luật nói trên, mặc dù ban hành trước khi Công ước 1982 ra đời, nhưng đã phù hợp với Công ước, thể hiện được chủ trương, chính sách của Nhà nước ta sớm nắm bắt tinh thần và xu hướng trong tiến trình xây dựng Công ước từ trước đó.
Câu hỏi 2: Đường cơ sở Việt Nam được xác định như thế nào?
Trả lời:
Là đường cơ bản quốc gia ven biển có thể đơn phương xác định đùng làm căn cứ để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác.
Có hai loại đường cơ sở:
+ Đường cơ sở thông thường: Sử dụng ngấn nước triều thấp nhất ven bờ biển hoặc đảo.
+ Đường cơ sở thẳng: Nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển. Việt Nam có chuỗi đảo dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường cơ sở thẳng.
Năm 1982 Chính phủ ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam, gồm 10 đoạn nối 11 điểm (trừ phần trong Vịnh Bắc bộ và vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Campuchia do ta còn đàm phán phân định biển với Trung Quốc lúc đó và chưa tiến hành đàm phán phân định biển với Campuchia).
Việt Namcũng không vạch đường cơ sở cho hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì hai quần đảo này không được hưởng quy chế quốc gia quần đảo theo điều 46 của Công ước này.
Câu hỏi 3: Thế nào là vùng nước nội thủy? Việt Nam có quyền gì trong vùng nước nội thủy của mình?
Trả lời:
Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với Nội thủy, cũng như bầu trời phía trên giống như trên lãnh thổ đất liền.
Vùng nước nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền đối với tàu thuyền cộng đồng có tổ chức và đáp ứng các qui tắc riêng biệt.
Vùng nước nội thuỷ bao gồm: Các vùng nước cảng biển, vũng tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường cơ sở đùng để tính chiều rộng lãnh hải.
Câu hỏi 4: Lãnh hải là gì? Quy chế pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý (1 hải lý = 1,852 km) tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương tự như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải, tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.
Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Namrộng 12 hải lý theo tuyên bố năm 1982 của Chính phủ Việt Nam.
Câu hỏi 5: Thế nào là vùng tiếp giáp lãnh hải? Chế dộ pháp lý vùng nước này như thế nào?
Trả lời:
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, rộng 12 hải lý tính từ danh giới ngoài của lãnh hải, hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Trong vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền qui định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh, xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Câu hỏi 6: Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Chế độ pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (188 hải lý tính từ ranh giới ngoài lãnh hải, 176 hải lý tính từ ranh giới ngoài của vùng tiếp giáp).
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt, được hình thành từ nhu cầu quản lý tài nguyên, bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia ven biển.
Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học bảo vệ môi trường biển, xây dựng và lắp đặt những công trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng hải và đặt dây cáp và ống đẫn ngầm.
Vùng đặc quyền kinh tế của nước CHXHCN Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở, đùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977.
Câu hỏi 7: Thế nào là thềm lục địa, chế dộ pháp lý của nó như thế nào?
Trả lời:
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất đước đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo đài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc tới giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, khi bờ ngoài của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn.
Tuy nhiên bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngoài của rìa lục địa không được vượt quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải hoặc không quá 100 hải ý bên ngoài đường đẳng sâu 2.500 m.
Thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam, mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý theo tuyên bố của Chính phủ Việt Nam năm 1977.
Câu hỏi 8: Khác nhau cơ bản giữa khái niệm thềm lục dịa và vùng đặc quyền kinh tế là gì?
Trả lời:
Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển trên phần kéo đài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia.
Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định riêng biệt áp dụng cho cột nước phía trên đáy biển.
Câu hỏi 9: Thế nào là một Vịnh theo Công ước 1982?
Trả lời:
Vịnh là một vùng lõm sâu rõ rệt vào đất liền, chiều sâu của vùng lõm đó so sánh với chiều rộng ở ngoài cửa của nó đến mức là nước của vùng lõm đó được bờ biển bao quanh và vùng đó lõm sâu hơn là một sự uốn cong của bờ biển, diện tích của Vịnh ít nhất cũng bằng điện tích một nửa hình tròn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng lõm, đường khép cửa vào tự nhiên của cửa vịnh không vượt quá 24 hải lý.
Như vậyVịnh có thể là của riêngmột quốc gia hoặc vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc như:
Vịnh Bắc Bộ là Vịnh nằm giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa; Vịnh Thái Lan (còn gọi là Vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, giới hạn bởi bờ biển của 4 nước: Thái Lan (1.560 km2), Việt Nam (230 km2), Malaixia (150 km2) và campuchia (460 km2).
Công ước năm 1982 không quy định về Vịnh lịch sử hay vùngnước lịch sử,tuy nhiên theo tập quán và thựctiễnquốc tế, một vịnh được coi là lịch sử khi có sự:
+ Thực hiện chủ quyền một cách thực sự của quốc gia ven biển.
+ Thực hiện việc sử dụng vùng biển này một cách liên tục, hòa bình và lâu dài; không vấp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.
Câu hỏi 10: DOC là gì?
Trả lời:
DOC là tên viết tắt tiếng Anh của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông, được ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnôm Pênh giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Mục đích của văn bản này là nhằm thúc đẩy một môi trường hòa bình, ổn định và hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông và tạo điều kiện cho việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực này một cách hòa bình và lâu dài.
Nội đung chính của Tuyên bố gồm, một số điểm quan trọng sau: i) Các bên tham gia cam kết sẽ hướng tới thông qua một Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông; ii) Các bên tham gia cam kết sẽ giải quyết các vấn đề tranh chấp về lãnh thổ một cách hòa bình, hữu nghị trên cơ sở hợp tác và hiểu biết dẫn nhau; iii) Các bên cam kết tự kiềm chế, không có các hành vi có thể làm phức tạp hay leo thang tranh chấp; iv) Trong thời gian chờ đợi tìm được một giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác.
Câu hỏi 11: Thế nào là chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển theo Công ước về Luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982?
Trả lời:
Chủ quyền của quốc gia ven biển là quyền tối cao của quốc gia được thực hiện trong phạm vi vùng biển của quốc gia đó. Các quốc gia ven biến có chủ quyền đối với vùng nước nội thuỷ và lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời bên trên, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên dưới các vùng nước đó.
Quyền chủ quyền là các quyền của quốc gia ven biển được hưởng trên cơ sở chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như đối với những hoạt động nhằm thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia đó vì mục đích kinh tế, bao gồm cả việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió.
Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển được quy định, cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo các thiết bị và công trình; nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó.
Ngoài các quyền đã liệt kê ở trên, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển còn có một số thẩm quyền riêng biệt nhằm ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm đối với các quy định về hải quan, thuế khoá, nhập cư hay y tế trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình, cũng như thẩm quyền đối với các hiện vật lịch sử và khảo cổ dưới đáy biển của khu vực này.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bộ câu hỏi vào form dưới đây.
No comments:
Post a Comment