55. Hành vi đi liền trước hành vi khách quan thực chất là hành vi chuẩn bị phạm tội.
56. Mọi trường hợp chuẩn bị phạm tội đều phải chịu TNHS.
57. Người chuẩn bị phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự vì hành vi chuẩn bị, chưa gây ra hậu quả của tội phạm.
58. Người chuẩn bị phạm tội trộm cắp tài sản không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
59. Người có hành vi chuẩn bị phạm tội phá huỷ các công trình, phương tiện quan trọng về ANQG thì phải chịu TNHS về hành vi đó.
60. Người phạm tội chưa đạt không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp chưa gây ra hậu quả nguy hiểm.
61. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể được miễn TNHS về tội định phạm
62. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội có thể phải chịu TNHS về tội định thực hiện
63. Phạm tội chưa đạt là trường hợp tội phạm bị dừng lại do nguyên nhân chủ quan.
64. Phạm tội chưa đạt vô hiệu không phải chịu trách nhiệm hình sự.
65. Phạm tội chưa đạt vô hiệu là trường hợp phạm tội chưa đạt do người phạm tội đã sử dụng công cụ, phương tiện không có tính năng tác dụng mà người đó muốn.
66. Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS của một trong số những người đồng phạm có thể được áp dụng đối với những người đồng phạm khác.
67. Lỗi của những người phạm tội trong mọi trường hợp đồng phạm là lỗi cố ý
68. Lỗi trong đồng phạm chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp
69. Người giúp sức bằng lời hứa hẹn trước không đòi hỏi người đó phải thực hiện lời hứa.
70. Người mẹ biết rõ con mình phạm tội trộm cắp tài sản mà không tố giác cũng không phạm tội không tố giác tội phạm
71. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm nguy hiểm nhất.
72. Phạm tội dưới hình thức đồng phạm là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
73. Trong đồng phạm chỉ có người thực hành mới có thể thực hiện tội phạm bằng không hành động.
74. Trong đồng phạm, người có hành vi giúp sức bằng lời hứa hẹn trước chỉ phải chịu TNHS khi đã thực hiện lời hứa đó
75. Trong đồng phạm, những người cùng thực hiện tội phạm có thể có các mục đích phạm tội khác nhau
76. Bản chất của phòng vệ chính đáng chính là việc công dân có quyền tự xử.
77. Người có hành vi phòng vệ quá sớm phải chịu trách nhiệm hình sự.
78. Người phòng vệ chính đáng chỉ được quyền phòng vệ khi hành vi tấn công đang xảy ra.
79. Người phòng vệ quá sớm không phải chịu trách nhiệm hình sự.
80. Người PVCĐ chỉ được thực hiện hành vi chống trả khi hành vi xâm hại đang xẩy ra
81. Nội dung của phòng vệ chính đáng là hành vi phòng vệ phải nhằm gây thiệt hại cho chính người có hành vi tấn công.
82. Phạm tội do vượt qua giới hạn PVCĐ thì được miễn TNHS
83. Trong phòng vệ chính đáng, người phòng vệ có thể được gây thiệt hại cho người thứ ba.
84. Trong phòng vệ chính đáng, thiệt hại do người phòng vệ gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại do người tấn công đã gây ra hoặc đe doạ gây ra.
85. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là trường hợp phòng vệ quá sớm.
86. Bất cứ người nào phạm tội cũng phải chịu hình phạt trên thực tế
87. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước.
88. Hình phạt là hình thức biểu hiện duy nhất của TNHS
89. Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS, Toà án có thể miễn hình phạt đối với người phạm tội
90. Miễn TNHS là một biểu hiện cụ thể của trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm.
91. Miễn TNHS là trường hợp hành vi không cấu thành tội phạm
92. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
93. Cải tạo không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.
94. Cải tạo không giam giữ không thể được áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng.
95. Cải tạo không giam giữ và án treo giống nhau ổ chỗ đều là hình phạt không tước tự do của người bị kết án.
96. Đối với mỗi tội phạm, Toà án chỉ được tuyên một hình phạt.
97. Hệ thống hình phạt gồm các hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp.
98. Hình phạt cải tạo không giam giữ có thể được áp dụng đối với người phạm tội nghiêm trọng.
99. Hình phạt tiền được quy định trong BLHS chỉ là hình phạt chính.
100. Hình phạt tù chung thân không áp dụng đối với phụ nữ có thai khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.
101. Hình phạt tù có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội có mức tối thiểu là 3 tháng, mức tối đa là 20 năm.
102. Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người phạm tội nếu tội phạm được họ thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi
103. Mỗi người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
104. Tù chung thân có thể áp dụng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
105. Tử hình là hình phạt có thể áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội nếu gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
No comments:
Post a Comment