14/11/2014
Bài tập học kì về tội giết người - môn Luật Hình sự 1
MỞ ĐẦU

Con người luôn được coi là cái vốn quý của xã hội, là đối tượng của Luật hình sự và được pháp luật bảo vệ. Nhưng hiện nay, hiện tượng giết người trái pháp luật xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội và luôn là một vấn đề được nhà nước và pháp luật quan tâm hành đầu. Trong bài tập học kỳ này em xin lựa chọn một tình huống có nội dung là những hành vi mang tính chất nguy hiểm với mục đich xâm hại đến tính mạng con người (đối tượng được pháp luật hình sự bảo vệ).

NỘI DUNG

I, TÌNH HUỐNG

A có ý định giết B (đang có thai) để trả thù. Biết B đi chơi chưa về nhà nên A khảng 8 giờ tối A nấp ở bụi vây gần cổng nhà B, đợi B về để giết. Thấy A có dấu hiệu khả nghi, đội tuần tra đã yêu cầu A xuất trình giấy tờ. A bạt theo khoản chạy và sau đó đã bị bắt. Hành vi của A được xác định là phạm ội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.

Câu hỏi:
1, Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?
2, A bị truy tố theo khoản nào của Điều 93 BLHS? giải thích rõ tại sao?
3, Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối với a là bao nhiêu? Giải thích rõ tại sao?
4, Giả sử A là người nước ngoài và hành vi của A xảy ra ở Việt Nam thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?

II, GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG

1, Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?

Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Trước hết giai đoạn chuẩn bị phạm tội được xác định chỉ thực hiện đối với tội cố ý, người thực hiện tội phạm ở giai đoạn này biết trước hậu quả mà hành vi của mình gây ra là bất lợi đối với xã hội và các quan hệ được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Khoa học luật hình sự Việt Nam xác định “chuẩn bị phạm tội là giai đoạn phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó”. Hành vi chuẩn bị phạm tội tuy đã thực hiện hành động nhưng hành động đó chưa trực tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tương tác động của tội phạm để gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội là khách thể của loại tội phạm định thực hiện. Trong thực tế hành vi chuẩn bị phạm tội có thể thực hiện ở một số dạng như: chuẩn bị công cụ, phương tiện; chuẩn bị kế hoạch phạm tội; thăm dò địa điểm phạm tội; thăm dò, làm quen với nạn nhân hoặc người bị hại; loại trừ trước những trở ngại khách quan...

Trong tình huống này, ta có thể xác định A đã thực hiện giai đoạn chuẩn bị phạm tội vì A biết B đi chơi về muộn cho thấy A đã thăm dò, tìm hiểu lịch trình  của B nên mới biết lúc đó B đang đi chơi mà không có ở nhà và khoảng  8 giờ tối A đến nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về để thực hiện tội phạm đã có chuẩn bị trước của mình (giết B). Nghĩa là, A đã chuẩn bị cho kế hoach phạm tội của mình bằng việc thăm dò lịch trình của đối tượng, địa điểm để thực hiện phạm tội và đến nấp ở bụi cây gần cổng nhà B, đợi B về giúp cho việc thực hiện phạm tội của A sẽ được thực hiện thuận lợi và dễ dàng hơn. Mặc dù A đã thực hiện một loạt các hành động được nêu ở trên nhưng những hành động đó chỉ mang tính chất giúp cho việc phạm tội được tiến hành và hoàn thành một cách thuận lợi hơn mà không trực tiếp xâm hại đến đối tượng mà chủ thể định thực hiện tội phạm xâm hại nên những hành động này chỉ được xác định là thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

Khi thực hiện hành vi này A có động cơ và mục đích rõ ràng. Khoa học luật hình sự xác định: “động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện phạm tội cố ý” và “mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tôi đặt ra phải đạt được khi thực hiện tội phạm”. Trong phần tình huống được nêu ở trên A có ý định giết B nên động cơ của A là giết B để trả thù và mục đích cuối cùng mà A mong muốn đạt được là B chết. Do đó, lỗi của A được xác định ở đây là lỗi cố ý.

Hành vi chuẩn bị phạm tội mặc dù chưa phải là hành vi thực hiện tội phạm nhưng nếu không có những cản trở khách quan từ bên ngoài tác động đến thì tội phạm sẽ được thực hiện thuận lợi và đạt được kết quả phù hợp với mục đích của chủ thể thực hiện tội phạm đó. Trong tình huống này, nếu không có sự phát hiện của đội tuần tra thì tội phạm của A có thể sẽ được thực hiện một cách thuận lợi và kết quả xảy ra có thể phù hợp với mục đích mà A mong muốn là B chết. Do đó, hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn chuẩn bị phạm tội.

2, A bị truy tố theo khoản nào của Điều 93 BLHS? giải thích rõ tại sao?
A bị truy tố theo khoản 1 Điều 93 BLHS

Trước hết ta xác định A bị truy tố trách nhiệm theo Điều 93 BLHS về tội giết người bởi vì hành vi A đến nấp ở cổng nhà B, đợi B về để giết cho thấy đó là hành vi trái pháp luật và mục đích của hành vi đó là nhằm tước đoạt trái pháp luật tính mạng của A (xâm phạm đến quan hệ nhân thân được pháp luật bảo vệ). Hành vi của A nếu không có sự ngăn cản của các yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động thì có khả năng gây ra cái chết cho B (chấm dứt sự sống của B), nghĩa là phù hợp với mục đích mà A mong muốn khi có y định thực hiện tội phạm. Do vậy, A sẽ bị truy tố trách nhiệm theo Điều 93 BLHS.
Khoản 1 Điều 93 BLHS quy định: “người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết nhiều người;
b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
c) Giết trẻ em;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận trên cơ thể của nạn nhân;
i) Thự hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn”.
Khoản 2 Điều 93 BLHS quy định: “người nào giết người không thuộc một trong các trường hợp trên thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm tù” . Như vậy, bất kỳ người nào chỉ cần phạm tội giết người thuộc một trong các trường hợp trên sẽ bị truy tố trách nhiệm theo khoản 1 Điều 93 BLHS về tội giết người. Trong phần nêu tình huống cho biết A có ý định giết B nhưng B đang có thai vì vậy nếu A biết B đang có thai mà vẫn cố ý giết B thì tội phạm của A sẽ rơi vào điểm b khoản 1 Điều 93 BLHS “giết phụ nữ mà biết là có thai”, nếu A có ý định giết B nhưng A không biết B đang có thai thì A sẽ không bị truy tố trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 93 BLHS. Mặt khác, trong phần nêu tình huống cũng nêu rõ hành vi phạm tội của A được xác định là tội giết người theo khoản 1 Đều 93 BLHS. Từ đó cho thấy trường hợp phạm tội của A thuộc vào một trong các trường hợp của khoản 1 Điều 93 BLHS nên có thể khẳng định A đã biết B có thai mà vẫn cố tình thực hiện tội phạm. Vậy, A sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 93 BLHS.

3, Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối với A là bao nhiêu? Giải thích rõ tại sao?
Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối A là không quá hai mươi năm tù.
Như đã phân tích ở trên, A phạm tội thuộc vào khoản 1 Điều 93 BLHS và mức hình phạt cao nhất đối với khoản này là tử hình. Mặt khác, khoản 3 Điều 8 BLHS quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng “tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tử hình”. Như vậy, tội phạm của A thuộc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Hành vi của A được xác định là phạm tội giết người ở theo khoản 1 Điều 93 BLHS ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Khoản 1 Điều 52 BLHS quy định: “Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không được thực hiện đến cùng”;  Điều 17 BLHS quy định: “người chẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm  trọng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội định phạm”. Do đó, A phải chịu trách nhiệm về tội giết người theo khoản 1 Điều 93 BLHS.
Khoản 2 Điều 52 BLHS quy định: “Đối với trương hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có hơi hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”. Khoản 1 Điều 93 BLHS quy định mức hình phạt cao nhất đối với loại tội này là tử hình. Vậy, Mức hình phạt cao nhất Tòa án có thể áp dụng đối A là hai mươi năm tù.

4, Giả sử A là người nước ngoài và hành vi của A xảy ra ở Việt Nam thì A có bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam không? Giải thích rõ tại sao?
Giả sử A là người nước ngoài và hành vi của A xảy ra ở Việt Nam thì A có thể bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam.

Điều 5 của Bộ luật hình sự quy định: “Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (khoản 1); “Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh  thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán Quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo con đường ngoại giao” (khoản 2). Giả sử A là người nước ngoài và hành vi của A xảy ra ở Việt Nam thì A sẽ bị xử lí theo luật hình sự Việt Nam vì hành vi trái pháp luật của A được thực hiện trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội  chủ nghĩa Việt Nam và được pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và xử lý nếu A không thuộc vào trường hợp được nêu ở khoản 2 Điều 52 BLHS, còn nếu A là người nước ngoài và thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán Quốc tế thì vấn đề trách nhiệm hình sự của A sẽ được giải quyết theo con đường ngoại giao.

KẾT LUẬN

Trên đây chỉ là một tình huống phạm tội giết người trong số rất nhiều tình huống phạm tội giết người có thể xảy ra trong thực tế hiện nay. Mỗi một trường hợp đều có các hình thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm khác nhau nhưng việc lựa chọn hình thức phạm tội nào và thực hiện hư thế nào thì mục đich cuối cùng của tội phạm cũng đều nhằm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe con người và gây hậu quả xấu cho xã hội. Vì vậy, cần ngăn chăn kịp thời và xử phạt nghiêm khắc hơn nữa các tội phạm đó.

No comments:

Post a Comment