01/03/2014
Tổng hợp đề thi vấn đáp Công pháp quốc tế - K31 - K34
Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.

Cảnh báo: "Một nửa số giáo viên hỏi thi rất khó và chuối.", "Nói chung là hỏi nhiều nhiều ý nhỏ không nhớ hết nhưng mà cứ trả lời được một nửa ý lại bị thầy bảo dừng lại và lấy ví dụ cái vừa nói rồi hỏi câu khác...", "Người hỏi khó thì cho điểm dễ. Người hỏi ít thì cho điểm không cao." ~> Trích, không phải nhận xét của chủ blog nhé :-<

Đây là câu hỏi tập hợp được sau mỗi kì vấn đáp đổ máu của các anh chị khóa trước. Các em có thể dựa vào để tham khảo và làm dần đáp án trước, đến ngày thi chỉ cần lôi ra học. Các câu hỏi thêm không có sẵn, tùy thầy cô hỏi. Tốt nhất cố gắng học thuộc các câu hỏi cứng, còn câu hỏi mềm, hỏi thêm thì ... hên xui :-< Thứ tự đề và câu hỏi có thể bị xáo trộn lại trong mỗi kì kiểm tra. Chúc các em MAY MẮN! :((

Đề số 1:

1.1. Khái niệm luật quốc tế. Phân tích đặc trưng về chủ thể của luật quốc tế.
1.2. Điều ước quốc tế có giá tri tạo lập tập quán quốc tế không. Cho ví dụ.

Đề số 2:

2.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức quốc tế.
2.2. Nêu nguyên nhân, hậu quả biện pháp hạn chế tình trạng người không quốc tịch.

Câu hỏi thêm:

- Việt Nam đã thưởng quốc tịch cho ai (Gagarin), tước quốc tịch của ai chưa?
- Cách xác lập quốc tịch (sinh ra, lựa chọn, hưởng QT, thưởng QT, xin nhập QT, kết hôn với người nước ngoài, làm con nuôi người nước ngoài)
- Các trường hợp mất quốc tịch : chết, đương nhiên mất (tham gia vào lực lượng vũ trang nước ngoài, tham gia vào bộ máy nhà nước của nước ngoài), tước quốc tịch, xin thôi QT cũ mà chưa có QT mới...

Đề số 3:

3.1. Phân tích khái niệm, cơ sở pháp lý, nguyên tắc dẫn độ tội phạm?
3.2. Phân tích nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế?

Câu hỏi thêm:

1. Tài sản của cơ quan đại diện ngoại giao khác tài sản của cơ quan lãnh sự thế nào?
2. Cơ chế bắt buộc trong giải quyết tranh chấp của WTO?
3. Thềm lục địa có phải thuộc chủ quyền quốc gia ko? Tại sao?

Đề số 4:

4.1. Trình bày nội dung nguyên tắc bình đẳng chủ quyền và các ngoại lệ của nguyên tắc đó.
4.2. Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa pháp lý của quốc tịch.

Câu hỏi thêm:

1. Kể tên 7 nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, nêu đặc điểm của 7 nguyên tắc này.
2. Xác định quốc tịch theo nguyên tắc nào? Việt Nam áp dụng nguyên tắc nào? Luật nào điều chỉnh.

Đề số 5:

5.1. Nêu quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế?
5.2. Nêu quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao của cơ quan ngoại giao.

Câu hỏi thêm:

- Quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao của cơ quan đại diện ngoại giao khác gì so với cơ quan lãnh sự?
- Hành lý của công chức ngoại giao có bị kiểm tra hải quan hay không?

Đề số 6:

6.1. So sánh quy chế pháp lý của nội thủy và lãnh hải.
6.2. Trình bày những biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba.

Câu hỏi thêm:

- Cách xác định đường cơ sở.
- Đặc điểm của điều ước quốc tế.

Đề số 7:

7.1. So sánh quy chế pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa theo quy định tại Công ước luật biển 1982.
7.2. Phân tích khái niệm, đặc điểm và phân loại các cơ quan tài phán quốc tế.

Câu hỏi thêm:

- Hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì?
- Mối liên hệ đặc trưng giữa hai nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế là gì? Cho ví dụ chứng minh.
- Tòa án công lý quốc tế có những chức năng gì?
- Có mấy cách xác định thẩm quyền của tòa án công lý quốc tế, kể tên?
- So sánh trình tự thủ tục của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế.
- Luật áp dụng của tòa án quốc tế và trọng tài quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp có gì đặc biệt ko?

Đề số 8:

8.1. Tại sao các nguyên tắc pháp luật QT được hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các chủ thể
8.2. Thời điểm bắt đầu có hiêu lực và chấm dứt hiệu lực của điều ước QT

Câu hỏi thêm: Đặc trưng Điều ước quốc tế.

Đề số 9:

9.1. Định nghĩa, đặc điểm tập quán quốc tế. Trình bày phương thức hình thành tập quán quốc tế.
9.2. Nêu quy chế pháp lý vùng nội thủy.

Đề số 10:

10.1. Nêu các vấn đề pháp lí của bảo lưu điều ước quốc tế?
10.2. Các vấn đề pháp lí về cơ quan phúc thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO?

Đề số 11:

11.1. Phân tích cấu trúc nguồn của luật quốc tế.
11.2. Phân tích các trường hợp miễn trách nhiệm pháp lý quốc tế.

Đề số 12:

12.1. hãy nêu những điểm giống và khác nhau của quy phạm jus cogens và quy phạm quỳ  nghi.
12.2. Trong những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Điều này có trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế không?

Câu hỏi thêm:

1. Quy phạm pháp luật là gi?
2. Lấy ví dụ về quy phạm tùy nghi về lĩnh vực Luật biển.
3. Quy phạm pháp luật khác gì với văn bản pháp luật?
4. E đọc Hiến chương Liên hợp Quốc chưa? các trường hợp này (ở câu 2) được quy định ở điều bao nhiêu HCLHQ? (nếu k nêu được điều thì nêu nó ở chương nào?)
5. Pháp điển hóa là gì? Ví dụ pháp điển hóa trong lĩnh vực Luật biển và lĩnh vực Ngoại giao.

Đề số 13:

13.1. So sánh Điều ước Quốc tế và tập quán quốc tế.
13.2. Sự thay đổi cơ bản của hoàn cảnh ảnh hưởng như thế nào đến hiệu lực thi hành của Điều ước quốc tế trên phạm vi lãnh thổ các quốc gia thành viên.

Đề số 14:

14.1. Phân tích các quy định về thẩm quyền ký kết điều ước quốc tế?
14.2. Phân tích việc thực hiện phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế?

Đề số 15:

15.1. Phân biệt cơ chế giải quyết tranh chấp trong trọng tài quốc tế và tòa án quốc tế?
15.2. Phân biệt cơ quan ngoại giao và cơ quan lãnh sự?

Câu hỏi thêm:
- Nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực? ngoại lệ?
- Phân biệt chế độ pháp lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa?
- Cách xác định đường cơ sở?
- Cơ chế giải quyết tranh chấp WTO?

Đề số 16:

16.1: Điều ước quốc tế có làm hạn chế áp dụng tập quán quốc tế cùng nội dung hay không? Tại sao?
16.2: Trình bày nội dung nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Ngoại lệ của nguyên tắc này?

Câu hỏi thêm:

- Nguyên nhân tại sao Mỹ tấn công Iraq năm 1991?
- Có mấy nguyên tắc cơ bản của LQT? Hiến chương LHQ ghi nhận những nguyên tắc nào trong số các nguyên tắc trên?
- Điều kiện để một điều ước quốc tế có hiệu lực?
- LQT điều chỉnh điều ước QT như thế nào ?

Đề số 17

17.1: Mối quan hệ giữa Điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?
17.2: Phân biệt nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế?

Câu hỏi thêm:

1. Đặc điểm điều ước quốc tế
2. Mối quan hệ giữa nguồn bổ trợ và nguyên tắc cơ bản của LQT?
3. Phân biệt ký và ký kết?
4. Bản chất của bảo lưu quốc tế?
5. Tại sao bảo lưu QT ko áp dụng với điều ước song phương?
6. Ký đầy đủ có chắc chắn làm phát sinh hiệu lực của ĐƯQT ko?

Đề số 18:

18.1: Trình bày nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế và ngoại lệ của nguyên tắc này.
18.2: Trong các trường hợp nào thì Điều ước quốc tế chấm dứt hiệu lực thi hành, cho ví dụ.

Câu hỏi thêm:

- Nêu sự khác nhau cơ bản của nguyên tắc pháp luật chung và nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế?
- Nguyên tắc trên có quan hệ mật thiết với nguyên tắc nào?
- Điều kiện có hiệu lực của ĐƯQT.

Đề số 19:

19.1. Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và tập quán quốc tế?
19.2. Lãnh hải có thuộc lãnh thổ quốc gia không xét về vị trí và quy chế pháp lý luật Biển?

Câu hỏi thêm:

- Lấy ví dụ chứng minh cho mối quan hệ ở câu 1.
- Điều ước quốc tế là gì? Tập quán quốc tế là gì? Tại sao chúng có hiệu lực ngang nhau?

Đề số 20:

20.1. Phân tích tác động của luật quốc tế đến luật quốc gia, cho ví dụ.
20.2. Phân tích các đặc điểm của điều ước quốc tế?

Hỏi thêm:

1. Các nguồn của luật quốc tế
2. Mối quan hệ giữa tập quán và điều ước
3. Bảo lưu điều ước
4. các trường hợp điều ước phát sinh hiệu lực với bên thứ 3...

Đề số 21:

21.1. Vai trò của Luật Quốc gia đối với Luật Quốc tế? Cho ví dụ ?
21.2. Nêu khái niệm và đặc điểm của Điều ước Quốc tế ?

Câu hỏi thêm:

1. Tại sao luật quốc gia lại đóng vai tò chủ đạo trong việc hình thành luật QT? đánh giá xu thế của vai trò ấy trong tương lai ?
2. Công ước Viên về Luật Điều ước quốc tế 1969 có điểm khác cơ bản gì so với Luật ký kết, gia nhập và thực hiện ĐƯQT 2005 của Việt Nam ?
3. Việc ký kết, gia nhập ĐƯQT thể hiện cam kết hay nghĩa vụ của các quốc gia ? Phân biệt cam kết với nghĩa vụ của quốc gia trong trường hợp này ?

Đề số 22:

22.1. Luật Quốc gia có quan hệ gì với luật Quốc tế? cho ví dụ?
22.2. Khái niệm và đặc điểm của điều ước Quốc tế.

Câu hỏi thêm: Điều ước chấm dứt hợp pháp trong trường hợp nào?

Đề số 23:

23.1. Phân tích nguyên tắc pacta sunt servanda và ngoại lệ của nguyên tắc.
23.2. Phân tích các trường hợp chấm dứt quốc tịch của một cá nhân. 

Đề số 24:

24.1. Tổ chức quốc tế liên chính phủ: khái niệm, đặc điểm?
24.2. Nguyên nhân, hậu quả pháp lý, biện pháp khắc phục tình trạng người không quốc tịch?

Đề số 25:

25.1: Phân biệt Điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế.
25.2: Nguyên nhân, hậu quả pháp lí và biện pháp khắc phục tình trạng hai hay nhiều quốc tịch.

Câu hỏi thêm:

- Đặc điểm Điều ước quốc tế.
- Nguyên tắc xác định huyết thống theo nơi sinh và theo lãnh thổ có mâu thuẫn với nhau không.
- Các trường hợp mất quốc tịch.

Đề số 26:

26.1. Khái niệm,cơ sở, thẩm quyền và các biện pháp bảo hộ công dân.
26.2. Phân tích điều kiện có hiệu lực, hiệu lực về không gian và thời gian của điều ước quốc tế.

Câu hỏi thêm: Các truờng hợp chấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế?

Đề số 32:

32.1. Khái niệm và cấu trúc lãnh thổ quốc gia.
32.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại tranh chấp quốc tế.

Câu hỏi thêm:

- Các trường hợp xác lập quốc tịch, quy định trong luật quốc tịch VN 2008?- ở VN đã có ai được thưởng quốc tịch, tước quốc tịch?
- Điều ước quốc tế hết hiệu lực khi nào?
- Phương pháp xác định đường cơ sở, VN áp dụng phương pháp nào?

Đề số 27:

27.1. Phân tích các yếu tố để điều ước quốc tế có hiệu lực?
27.2. Phân biệt giữa các nguyên tắc chung và các nguyên tắc bắt buộc trong luật quốc tế? Cho ví dụ?

Câu hỏi thêm:

1. Nguyên tắc pháp luật chung được quy định ở bài nào trong giáo trình? chương mấy? Nói cụ thể những gì anh biết về nó. ToT~

Đề số 28:

28.1. Thế nào là luật Quốc tế, trình bày đặc trưng của quá trình hình thành luật quốc tế.
28.2. Trong Luật ký kết điều ước 2005 có mấy loại điều ước. Điều ước nào cần có sự phê chuẩn.

Câu khác thêm:

- Trình bày nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác.
- Khi nào Điều ước quốc tế có hiệu lực?

Đề số 29:

29.1. Cách xác định đường cơ sở theo Công ước luật biển 82
29.2. Phân tích các cách chấp nhận thẩm quyền của Tòa án công lý quốc tế của Liên hợp quốc?

Đề số 30:

30.1: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia. Ngoại lệ của nguyên tắc này.
30.2: Điều ước quốc tế có thể hình thành nên tập quán quốc tế không. Ví dụ.

Đề số 31:

31.1. Phân tích khái niệm, cơ sở pháp lý và nguyên tắc của dẫn độ tội phạm.
31.2. Phân tích nguyên tắc giải quyết tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.

Câu hỏi thêm:
- Phân tích nguyên tắc định danh kép
- Thế nào là tội phạm chính trị.
- Ngoại lệ của nguyên tắc trên.
- Kể tên các nguyên tắc
- Trong các nguyên tắc trên, những nguyên tắc nào được quy định trong hiến chương liên hợp quốc.
- Nguyên tắc trên có quan hệ với nguyên tắc nào? Nêu nội dung của nguyên tắc đó.

Đề số 32:

32.1: Có tồn tại cơ quan quyền lực tối cao trong việc xây dựng các quy phạm luật quốc tế và cưỡng chế thi hành luật quốc tế hay kô? Vì sao
32.2: Định nghĩa và đặc điểm của Điều ước quốc tế?

Câu hỏi thêm:

1. Các chủ thể của luật quốc tế gồm những ai? Ví dụ?
2. Có mấy nguyên tắc cơ bản? Kể tên.
3. Hiến chương LHQ ghi nhận mấy nguyên tắc? Kể tên những nguyên tắc không ghi nhận?

Đề số 33:

33.1. Các trường hợp chấm dứt hiệu lực của Điều ước Quốc tế? Ví dụ
33.2. Hành vi pháp lý đơn phương của Quốc gia có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể Quốc tế không? Ví dụ?

Câu hỏi thêm:
- Trình bày đặc điểm của Luật Quốc tế.
- Nguồn của Luật Quốc tế.


Một số câu hỏi cứng khác?

1. Áp dụng điều ước quốc tế?
2. Lập luận ký kết điều ươc quốc tế?
3. Quá trình hình thành và phát triển của nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp?
4. Phân biệt phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập?
5. Đặc trưng điều ước quốc tế?
6. Hậu quả pháp lý của đồng ý bảo lưu và phản đối bảo lưu ĐƯQT?
7.Thủ tục phê duyệt, phê chuẩn ĐƯQT theo Hiến pháp Việt Nam?
8. Nội dung và ngoại lệ của 1 trog các nguyên tắc cơ bản LQT?
9. Em đã đọc Hiến chương ASEAN chưa? Có khác j với bangkok trc đó? (câu này của cô Mai Anh)
10. Nêu các tên của điều ước quốc tế?
11. Quy phạm tuỳ nghi là không có tính chất bắt buộc các chủ thể tham gia là nguồn cơ bản của luật quốc tế.
12. Quốc gia có thể sử dụng vũ lực trong trường hợp có sự đe doạ sử dụng vũ lực từ quốc gia khác được sự đồng ý của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc
13. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia, luật quốc tế quy định phải ưu tiên áp dụng luật quốc tế quốc gia không thể sử dụng luật quốc gia để biện hộ cho việc không tuân thủ điều ước quốc tế phạm vi áp dụng quy phạm pháp luật quốc tế trên lãnh thổ quốc gia.
14. Tại sao pháp nhân và cá nhân ko phải là chủ thể của LQT.
15. Định nghĩa và đặc điểm của ĐƯQT.
16. Pháp luật của Việt Nam có sử dụng phương thức lựa chọn Quốc tịch hay không? Cho ví dụ?17. Phân tích nội dung, ý nghĩa của chế độ tàu thuyền qua lại vô hại trong lãnh hải của quốc gia ven biển?
17. Tại sao cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao? Ý nghĩa của những quy đinh đó?
18. So sánh chủ thể của công pháp quốc tế và chủ thể của tư pháp quốc tế?
19. Nguyên nhân, biện pháp giải quyết tình trạng không quốc tich?
20. So sánh quy chế pháp lý nội thủy lãnh hải?
21. Quyền miễn trừ ngoại giao lãnh sự và miễn trừ của cơ quan ngoại giao.

Likeshare nhé các bạn!

No comments:

Post a Comment