Chức năng của nhà nước là những phương diện, mặt hoạt động cơ bản của nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt ra. Bản chất giai cấp, vai trò xã hội của nhà nước được thể hiện trong chức năng của nhà nước.
Chức năng của nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp của nhà nước do cơ sở kinh tế – xã hội quyết định. Cơ sở kinh tế của các nhà nước chủ nô, phong kiến, tư bản là chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, nên chức năng cơ bản là bảo vệ chế độ tư hữu, tiến hành bóc lột và mở mang lãnh thổ.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu, do vậy chức năng của nó cũng khác với chức năng của các nhà nước bóc lột.
Mọi nhà nước trên thế giới đều có hai chức năng chính: Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
- Chức năng đối nội là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước trong nội bộ đất nước như: duy trì và bảo đảm trật tự, chính trị- xã hội, phát triển kinh tế trong nước, giải quyết các vấn đề xã hội một cách đồng bộ, có tổ chức và giải quyết các vấn đề một cách nhân đạo
- Chức năng đối ngoại thể hiện những mặt hoạt động của nhà nước trong quan hệ với các nhà nước và các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập mối quan hệ về kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ với các nước và tổ chức quốc tế ểtong cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới trên cơ sở hợp tác, hoà bình, dân chủ và tiến bộ xã hội ...
Chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, hỗ trợ với nhau, trong đó chức năng đối nội đóng vai trò trọng yếu.
Để thực hiện các chức năng trên nhà nước áp dụng nhiều hình thức và phương pháp hoạt động khác nhau. Có ba hình thức hoạt động chính là: Lập pháp; Hành pháp và Tư pháp. Nhà nước sử dụng hai phương pháp chủ yếu để thực hiện chức năng của mình là phương pháp giáo dục- thuyết phục và cưỡng chế
Các chức năng của nhà nước được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương và cơ sở.
No comments:
Post a Comment