12/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 8: Vấn đề hợp đồng trong tư pháp quốc tế
Câu 30. Khái niệm hợp đồng trong tư pháp quốc tế

Hợp đồng trong tư pháp quốc tế là hợp đồng dân sự có YTNN:

Các bên chủ thể kí kết hợp đồng có quốc tịch khác nhau.

Hợp đồng kí kế ở nước ngoài (nước các bên chủ thể không mang quốc tịch hoặc không có trụ sở).

Đối tượng của hợp đồng là tài sản ở nước ngoài.

Câu 31.  Xung đột pháp luật trong lĩnh vực hợp đồng

a. Giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng:

Các nước Đông âu: người ta căn cứ vào luật nơi kí kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hiện hợp đồng, trên cơ sở ưu tiên áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng để giải quyết xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng; 

Ðiều 769. Hợp đồng dân sự  
1. Quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác.
Hợp đồng được giao kết tại Việt Nam và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong trường hợp hợp đồng không ghi nơi thực hiện thì việc xác định nơi thực hiện hợp đồng phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ðiều 770. Hình thức của hợp đồng dân sự  
1. Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức hợp đồng theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam. 
2. Hình thức hợp đồng liên quan đến việc xây dựng hoặc chuyển giao quyền sở hữu công trình, nhà cửa và các bất động sản khác trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Theo pháp luật Việt Nam K1điều 770 : Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng. Trong trường hợp hợp đồng được giao kết ở nước ngoài mà vi phạm quy định về hình thức theo pháp luật của nước đó, nhưng không trái với quy định về hình thức của pháp luật CHXNCNVN thì hình thức hợp đồng được giao kết ở nước ngoài đó vẫn được công nhận tại Việt Nam/

Về hình thức của hợp đồng: pháp luật VN quy định một số loại hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản mới có giá trị;

o VD: K2 Điều 27: Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài thì hình thức của nó phải được thể hiện dưới hình thức văn bản.

b. Giải quyết xung đột về nội dung hợp đồng

Để xác định tính hợp pháp về nội dung của một hợp đồng nói chung tuyệt đại đa số các nước áp dụng nguyên tắc thỏa thuận. bên cạnh đó người ta còn áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng.  Như vậy, một hợp đồng có YTNN được coi là hợp pháp về mặt nội dung khi nó chứa đựng các điều khoản phù hợp với luật do các bên thỏa thuận áp dụng và đồng thời không trái với luật nơi kí kết hợp đồng

Theo PLVN: áp dụng nguyên tắc thỏa thuận hoặc áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng.

c. Giải quyết xung đột pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Thứ nhất để xác định thời điểm phát sinh hiệu lực của một hợp đồng có YTNN thì luật pháp hầu hết các nước áp dụng luật nơi kí kết hợp đồng hoặc nơi thực hiện hợp động. Theo PLVN: Điều 769 và 770 thì điều kiện có hiệu lực của hợp đồng sẽ được xác dịnh theo luật nơi kí kết hợp động hoặc luật nơi thực hiện hợp đồng. Đối với các hợp đồng liên quan đến BĐS thì điều kiện có hiệu lực của HĐ sẽ áp dụng luật nơi có tài sản.

Thứ 2: năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng thì hầu hết pháp luật các nước quy định việc xác định năng lực pháp luật và năng lực hành vi của các bên chủ thể của hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ căn cứ vào luật nhân thân của họ. Theo PL VN: việc xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài được quy định tại Điều 761, 762. như vậy theo PL VN năng lực hành vi kí kết hợp đồng  của các bên chủ thể được xác định theo luật quốc tịch của họ hoặc theo luật nơi thực hiện hành vi.

+ Trong điều ươc quốc tế

Song phương: luật nơi kí kết hợp đồng thường được áp dụng để xác định tính hợp pháp của hợp đồng. Tuy nhiên luật nơi có vật cũng được áp dụng nếu hợp đồng liên quan đến tài sản là bất động sản.

o Vd: HĐtương trợ tư pháp giữa VN – Cu ba; HĐ tương trọ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam – Liên xô.

o Về việc xác định năng lực hành vi ki kết hợp đồng có YTNN, các ĐƯQT thường quy định luật quốc tịch của các bên chủ thể để xem xét năng lực hành vi của các bên chủ thể trong hợp đồng.

o Trong các ĐƯQT đa phương nguyên tắc tự do lựa chọn của các bên được xem là nguyên tắc cơ bản để xác định tính hợp pháp của một hợp đồng có yếu tố nước ngoài

CƯ Rooma  1980 về luật áp dụng cho trách nhiệm hợp đồng: nguyên tắc cơ bản của CƯ là nguyên tắc tự do lựa chọn luật áp dụn cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài.

Câu 31. Khái niệm  Hợp đồng mua bán ngoại thương

Là hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài.

Theo CƯ Lahay 1964 về mua bán QT những động sản hữu hình thì hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là hợp đồng mua bán ngoại thương khi các bên chủ thể của hợp đồng có trự sở thương mại ở các nước khác nhau, hàng hóa trong hợp đồng được chuyển dịch qua biên giới và hợp đồng được xác lập ở các nước khác nhau.

Theo CƯ Viên 1980 của LHQ về hợp đồng mua bán hàng hóa QT thì YTNN của hợp đồng là yếu tố chủ thể của hợp đồng: các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau. 

Câu  32. Các hình thức trách nhiệm và những căn cứ miễn trách nhiệm

a.  Các hình thức trách nhiệm

Thực hiện thực sự: buộc phải thực hiện: là một hình thức chế tài được áp dụng đối với bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã ghi trong hợp đồng: không giao hàng, giao hàng thiếu hoặc giao hàng có phẩm chất không đúng thỏa thuận trong hợp đồng.

Phạt hợp đồng:

o Phạt bội ước là hình thức mà sau khi nộp tiền bên  bị phạt thoát khỏi trách nhiệm thực hiện hợp đồng.

o Phạt vạ là hình thức sau khi nộp một khoản tiền phạt bên vi phạm vẫn phải thực hiện những nghĩa vụ của mình ghi trong hợp đồng.

Bồi thường thiệt hại: nếu do việc vi phạm hợp đồng của một bên đã làm cho bên kia bị thiệt hại thì bên gây thiệt hại phải trả cho bên bị thiệt hại một khoản tiền nhất định.

Hủy hợp đồng: nếu một bên vi phạm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng thì bên bị vi phạm có quyền tuyên bố hủy hợp đồng.

b. Các trường hợp miễn trách nhiệm

Trường hợp bất khả kháng: là sự kiện khách quan xảy ra ngoài ý muốn và dự kiến của các bên trong thời gian kí kết , thực hiện hợp đồng và khi sự kiện đó xảy ra, dù đã làm hết khả năng của mình nhưng bên vi phạm vẫn không thể khắc phục được.

Các trường hợp miễn trách nhiệm được ghi trong hợp đồng;

Lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp gây ra sự vi phạm hợp đồng của thụ trái thì thụ trái được miễn trách nhiệm: Thụ trái phải chứng minh được lỗi của trái chủ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp dẫn đến vi phạm hợp đồng của mình.

Lỗi của người thứ ba: là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu dẫn đến việc vi phạm hợp đồng thì bên vi phạm cũng đượcmiễn trách nhiệm nếu chứng minh được điều đó là thực tế.

Theo pháp luật VN có ba trường hợp được miễn trách nhiệm:

o Trường hợp bất khả kháng;

o Lỗi của bên kia hoặc lỗi của bên thứ ba.

o Các trường hợp miễn trách nhiệm do hai bên thỏa thuận.

No comments:

Post a Comment