27/11/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện, hợp đồng vận chuyển, ủy quyền
 CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Nêu các đặc điểm chung của hợp đồng vận chuyển;

2. Nêu sự khác biệt giữa hợp đồng vận chuyển hành khách và vận chuyển tài sản;

3. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển hành khách;

4. Nêu các điều kiện đối với bên cung ứng dịch vụ vận chuyển tài sản;

5. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển hành khách: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

6. Nêu sự khác biệt trong bốn loại hình vận chuyển tài sản: hàng không, đường sắt, đường thủy và đường bộ;

7. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp hành khách bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản;

8. Cho biết hậu qủa pháp lý trong trường hợp tài sản được vận chuyển bị thiệt hại;

9. Cho biết điều kiện trở thành hành khách trong hợp đồng vận chuyển hành khách;

10. Cho biết trách nhiệm dân sự của bên thuê vận chuyển tài sản trong trường hợp chậm giao tài sản cho bên vận chuyển;

11. Cho biết trách nhiệm của bên thuê vận chuyển tài sản chậm tiếp nhận tài sản vận chuyển;

12. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp bên thuê vận chuyển tài sản đi áp tải hàng cùng với bên 
vận chuyển và bên thuê vận chuyển tài sản không áp tải hàng cùng với bên vận chuyển;

13. Tìm hiểu thực tế về hậu quả pháp lý trong trường hợp hành khách đến chậm giờ đối với vận chuyển hàng không và vận chuyển đường sắt;


14. Nêu các phương thức tính giá thuê vận chuyển tài sản;

15. A mua tủ lạnh của B và theo thỏa thuận B vận chuyển tủ lạnh đến nhà A. Trường hợp này giữa A và B có hợp đồng vận chuyển hay không? xác định hậu quả pháp lý khi B làm hư hỏng tủ lạnh trong quá trình vận chuyển;

16. Phân biệt trách nhiệm dân sự trong trường hợp: A và B là hành khách trên xe của C, trong đó A có mua vé tại bến xe và B không có vé xe, cả hai đều bị thiệt hại về tính mạng khi xe của C bị tai nạn;

17. Nêu trách nhiệm dân sự trong trường hợp lái xe, phụ xe đón hành khách dọc đường (theo qui định của công ty vận chuyển hành khách: nghiêm cấm lái xe, phụ xe đón khách ngoài bến xe) và xe bị tai nạn gây thiệt hại cho hành khách;

18. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách bằng hàng không, điều kiện đối với hành lý của hành khách như thế nào?

19. A thuê B vận chuyển 5 tấn xăng A92 từ tổng kho đến công ty của A. Khi B vận chuyển số xăng dầu trên đến đúng địa điểm, thời hạn, nhưng A chưa có đủ bồn chứa nên yêu cầu B chờ có đủ bồn thì bàn giao xăng dầu. Hãy xác định hậu qủa pháp lý trong các trường hợp sau:
- B không đồng ý, yêu cầu A nhận ngay số xăng dầu trên, vì ngay sau đó B phải vận chuyển hàng cho người khác;
- B đồng ý và yêu cầu B phải thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình chờ nhập hàng;
- B đồng ý, trong qúa trình chờ đợi nhập hàng một cơn dông lớn đã xảy ra và sét đã đánh vào xe chở xăng của B làm nổ xăng và hư hỏng toàn bộ xe của B, ngoài ra còn làm thương 3 người công nhân đang làm việc gần đó;
- B đồng ý, trong quá trình chờ đợi xe của C đia qua đã va chạm với xe của B làm thủng bồn xăng trên xe gây thất thoát toàn bộ số xăng trên xe;

20. So sánh hợp đồng ủy quyền với Giấy ủy quyền;

21. Phân biệt giữa đại diện theo ủy quyền tromng nội bộ một pháp nhân với đại theo hợp đồng ủy quyền;

22. Nêu các trường hợp đại diện giữa những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đại diện cho nhau theo hợp đồng ủy quyền và không theo hợp đồng ủy quyền;

23. Phân tích các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền lại ủy quyền lại cho chủ thể khác;

24. Nêu phương thức thực hiện và trách nhiệm dân sự liên quan đến công việc ủy mà bên được ủy quyền là một tổ chức;

25. Nêu các hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền theo hợp đồng;

26. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là tổ chức;

27. Nêu các điều kiện đối với bên ủy quyền là cá nhân;

28. Nêu các điều kiện đối với bên được ủy quyền là cá nhân;

29. Nêu những biện pháp bảo đảm có thể áp dụng cho bảo đảm thực hiện hợp đồng ủy quyền;

30. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển hành khách;

31. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng vận chuyển tài sản;

32. Nêu các điều khoản cơ bản của hợp đồng ủy quyền;

33. Soạn thảo một hợp đồng vận chuyển tài sản có đối tượng được vận chuyển là vật có tính chất hao mòn 
tự nhiên;

34. Soạn thảo hợp đồng ủy quyền theo đó bên ủy quyền ủy quyền cho bên được ủy quyền thực hiện công việc bảo hành sản phẩm của mình trên một địa bàn xác định.

35. Nêu sự khác biệt giữa dịch vụ vận chuyển hành khách thông thường với dịch vụ vận chuyển hành khách vì lợi ích công cộng (Ví dụ: xe buýt…);

36. Phân biệt giữa hợp đồng vận chuyển là hợp đồng mẫu với hợp đồng được giao kết từ kết quả thương thuyết giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển;

37. Phân tích mối quan hệ pháp lý giữa bên vận chuyển – tổ chức bảo hiểm – bên thuê vận chuyển trong trường hợp có thiệt hại xả ra cho bên thuê vận chuyển.

38. Phân biệt giữa bên thuê vận chuyển tài sản với bên nhận tài sản;

39. Xác định trách nhiệm dân sự, trong trường hợp một công ty du lịch thuê một công ty vận chuyển hành khách chở khách du lịch của mình đến địa điểm du lịch và đã có thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho khách du lịch đi trên phương tiện của công ty vận chuyển hành khách;

40. Xác định trách nhiệm dân sự giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển trong trường hợp, bên thuê vận chuyển đưa chất cháy nổ lên phương tiện vận chuyển và chất đó đã cháy nổ gây thiệt hại về phương tiện vận chuyển, tính mạng, sức khỏe của các hành khách khác và của chính người vận chuyển, người thuê vận chuyển;

41. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp bên thuê vận chuyển chết đột tử, mắc bệnh hoặc sinh con trong thời gian vận chuyển;

42. Xác định trách nhiệm của bên vận chuyển trong trường hợp tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển.

43. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bên ủy quyền – bên được ủy quyền – người thứ ba (có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền);

44. Xác định mối quan hệ pháp lý giữa bến xe khách – bên vận chuyển và người thuê vận chuyển.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO

1. Hành khách có quyền mang theo hành lý mà không bị tính cước;

2. Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận chuyển riêng đối với hành lý;

3. Người dưới 6 tuổi không được tham gia hoạt động vận chuyển hành khách;

4. Trong quá trình vận chuyển tài sản, tài sản vận chuyển bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm dân sự;

5. Tài sản được qui định tại Điều 163 đều có thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài sản;

6. Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức vận chuyển tài sản;

7. Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận chuyển;

8. Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại hợp đồng mẫu;

9. Hành khách không có vé xe không được tổ chức bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra;

10. Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

11. A thuê B người chở khách bằng xe máy (xe ôm, taxi moto), B đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy;

12. Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các qui định của pháp luật;

13. Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra;

14. Hành khách chỉ có thể là cá nhân;

15. Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ;

16. Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên bên thuê vận chuyển có quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm thanh toán toàn bộ thiệt hại cho mình;

17. Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài sản;

18. Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;

19. Xe vận chuyển hành hành khách không được thực hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;

20. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;

21. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;

22. Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và tại địa điểm nơi giao tài sản;

23. Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của công ty A đến Quảng Ninh, đây không 
phải là hợp đồng vận chuyển hành khách;

24. Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;

25. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước;

26. Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;

27. Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi;

28. Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản, hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí;

29. Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn, đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên vận chuyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;

30. Trong trường hợp bên vận chuyển hành khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách, thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm khi có những thiệt hại xảy ra;

31. Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo hợp đồng ủy quyền;

32. Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ phát sinh quan hệ ủy quyền lại;

33. Hợp đồng ủy quyền chỉ chấm dứt trong trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền;

34. Trong trường hợp bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;

35. Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm vi ủy quyền;

36. Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;

37. Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm;

38. Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy quyền;

39. Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên được ủy quyền;

40. Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không 
thực hiện đúng nội dung nghĩa vụ.

No comments:

Post a Comment