27/11/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Hợp đồng có đối tượng là công việc, hợp đồng bảo hiểm
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Phân biệt giữa bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc;

2. Mối liên hệ giữa trách nhiệm dân sự và bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

3. Phân biệt giữa hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tuổi thọ và hợp đồng có đối tượng được bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe;

4. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba;

5. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm với tư cách là hợp đồng có điều kiện;

7. Nêu các đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm có hình thức là hợp đồng mẫu;

8. Phân biệt giữa bên mua bảo hiểm và bên được bảo hiểm;

9. Trong hợp đồng vận chuyển hành khách, bên thuê vận chuyển không đồng thời là hành khách hãy xác định đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm hành khách trong trường hợp này;

10. Phân biệt giữa bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bên vận chuyển với bảo hiểm hành khách;

11. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bảo hiểm chết do hành vi của người thứ ba;

13. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm bị thiệt hại tài sản do hành vi của người thứ ba;


14. A mua bình gas của một cửa hàng chuyên doanh gas, đang sử dụng thì bình gas phát nổ làm sập toàn bộ nhà của A, A và con gái 7 tuổi chết. A là người đã mua bảo hiểm tài sản, A đã mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con gái. Hãy xác định trách nhiệm dân sự phát sinh trong trường hợp này.

15. Hãy nêu các điều kiện cần thiết để là một tổ chức bảo hiểm;

16. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa bảo hiểm xã hội với bảo hiểm thương mại;

17. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm chấm dứt hoạt động;

18.Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên mua bao hiểm chết;

19. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chết;

20. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên bảo hiểm không có chức năng thục hiện dịch vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, nhưng đã xác lập hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

21. A đóng phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm B (A là người được bảo hiểm), hãy xác định các trường hợp công ty bảo hiểm C là người thanh toán tiền bảo hiểm cho A mà không phải là công ty B;

22. Phân biệt giữa hai trường hợp công ty may X mà B làm việc mua bảo hiểm cho B và B mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho mình;

23. Anh C là nhân viên lái xe cho công ty dịch vụ vận chuyển tài sản M, trong một lần điều khiển phương tiện vận chuyển, xe phát nổ toàn bộ xe và hàng của bên thuê vận chuyển trên xe bị hủy hoại, anh C chết. Xe và hàng đã được công ty M mua bảo hiểm. Hãy xác định hậu quá pháp lý trong trường hợp này;

24. Xác định trách nhiệm dân sự của bên vận chuyển, tổ chức bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông và người điều khiển phương tiện đã bỏ mặc hành khách dẫn tới hành khách chết vì không được cấp cứu kịp thời;

22. Hãy xác định các trường hợp làm hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

23. Khi nào hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích của người thứ ba trở thành hợp đồng không vì lợi ích người thứ ba (bên mua bảo hiểm đồng thời là bên được bảo hiểm);

24. Phân biệt các trường hợp sau:
- A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 7 tuổi;
- A dùng tài sản của con 7 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con;
- A dùng tài sản của mình để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi;
- A dùng tài sản của con 17 tuổi để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe của con;
- A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con của mình 7 tuổi;
- A dùng tài sản của B để mua bảo hiểm tính mạng, sức khỏe cho con 17 tuổi.

25. Nêu các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu;

26. Nêu ý nghĩa của hợp đồng bảo hiểm;

27. Mối liên hệ giữa dịch vụ bảo hiểm với bảo vệ quyền sở hữu của chủ sở hữu tài sản;

28. Xác định tư cách chủ thể trong trường hợp công ty bảo hiểm A bảo lãnh cho công ty bảo hiểm B xác lập hợp đồng bảo hiểm tài sản cho công ty M;

29. Xác định hậu quả pháp lý đối với hợp đồng bảo hiểm tài sản trong trường hợp bên được bảo hiểm chết khi chưa có sự kiện bảo hiểm;

30. Xác định hậu quả pháp lý trong trường hợp bên được bảo hiểm chuyển quyền được bảo hiểm của mình cho người khác.

KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG HAY SAI? TẠI SAO?

1. Tất cả các quan hệ bảo hiểm đều là quan hệ hợp đồng bảo hiểm;

2. Bên mua bảo hiểm là bên được bảo hiểm;

3. Bên được bảo hiểm là bên mua bảo hiểm;

4. Khi nhiều tổ chức bảo hiểm cùng tham gia một hợp đồng bảo hiểm thì giữa họ phát sinh trách nhiệm liên 
đới trong bảo hiểm;

5. Quyền được thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm là một quyền tài sản của bên được bảo hiểm;

6. Bảo hiểm hành khách trong vận chuyển hành khách là một loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

7. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại bảo hiểm bắt buộc;

8. Bảo hiểm tài sản là loại bảo hiểm tự nguyện;

9. Bảo hiểm tính mạng là bảo hiểm bắt buộc;

10. Bảo hiểm tính mạng, sức khỏe thuộc loại bảo hiểm nhân thọ;

11. Do phải làm việc trong môi trường bị tai nạn cao, A đã mua bảo hiểm tính mạng tại công ty bảo hiểm X với thời hạn là 5 năm. Tuy nhiên, mới đóng phí bảo hiểm được 2 năm thì A bị tai nạn chết. Trong trường hợp này công X không phải thanh toán tiền bảo hiểm cho A;

12. Bảo hiểm cho hành khách là loại hợp đồng bảo hiểm vì lợi ích người thứ ba;

13. Người đang mắc bệnh ung thư không được mua bảo hiểm tính mạng;

14. Theo qui định, người mắc bệnh tim nặng không được tham gia vào vận chuyển hành khách bằng hàng không, A thuộc trường hợp này nhưng A không nói cho người có thẩm quyền của hãng hàng không biết, do đó người có thẩm quyền của hãng hàng không đã đồng ý vận chuyển A. Tuy nhiên, trên chuyến bay A đã đột tử chết. Trường hợp này cả tổ chức bảo hiểm và hãng hàng không không phải chịu trách nhiệm bồi thường;

15. Khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, tổ chức bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm theo mức thiệt hại thực tế xảy ra;

16. Khi cần có sự kiện bảo hiểm, người được nhận tiền bảo hiểm phải là bên được bảo hiểm;

17. Khi nhiều người cùng được bảo hiểm trong một hợp đồng bảo hiểm thì tiền bảo hiểm được thanh toán đều cho những người này nếu có sự kiện bảo hiểm;

18. Bên bảo hiểm có thể chuyển nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm cho tổ chức bảo hiểm khác;

19. Khi bên mua bảo hiểm chết thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

20. Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi bên mua bảo hiểm sử dụng tài sản của người khác để đóng phí bảo hiểm;

21. Người thứ ba với tư cách là người thụ hưởng tiền bảo hiểm chết thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chấm dứt;

22. Bảo hiểm hành khách được mua từ tiền tiền vé của hành khách;

23. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chỉ áp dụng khi bên được bảo hiểm không có lỗi trong gây thiệt hại;

24. Tất cả tài sản của bên được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản bảo hiểm;

25. Bảo hiểm hành khách bao gồm cả bảo hiểm hành lý của hành khách;

26. Sự kiện bảo hiểm đối với bảo hiểm tài sản là sự kiện tài sản bị thiệt hại;

27. A đóng phí bảo hiểm cho tài sản của mình. Tài sản của A bị kê biên và phát mại để xử lý nợ của A đối với người khác. Trường hợp này bên bảo hiểm phải thanh toán tiền bảo hiểm tài sản cho A;

28. Khi bên bảo hiểm bị giải thể thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

29. Khi bên được bảo hiểm từ chối nhận tiền bảo hiểm thì hợp đồng bảo hiểm chấm dứt;

30. Khi tính mạng của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bị tước đoạt bởi hành vi của người thứ ba, thì bên có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người được bảo hiểm là người thứ ba gây thiệt hại;

31. Bảo hiểm tự nguyện là bảo hiểm có mức phí bảo hiểm, đối tượng được bảo hiểm, múc tiền bảo hiểm hoàn toàn do các bên thỏa thuận;

32. Trong bảo hiểm bắt buộc, các bên không có sự thỏa thuận về đối tượng được bảo hiểm, mứcphis và mức tiền bảo hiểm;

33. Phí bảo bảo hiểm được đóng bằng tiền.

No comments:

Post a Comment