12/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 9: Tố tụng trong tư pháp quốc tế

Câu 33. Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

a. Khái niệm
Tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án một nước trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án theo một thể thức luật định.
Theo BLTTDS VN thì Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc dân sự có ít nhất một trong các đương sự là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc các quan hệ dân sự giữa các đương sự là công dân, cơ quan , tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài(khoản 2Điều 405).

+ Đặc trưng cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế.

Thuộc lĩnh vực công;

Tính chất quốc tế của loại vụ việc;

Trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy đinh của luật tố tụng dân sự quốc gia.

Sơ đồ trình tự thủ tục giải quyết vụ việc dân sự trong nước và vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài:

o Trong nước: thụ lý – điều tra – xét xử – thi hành án;

o Quốc tế: xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế – ủy thác tư pháp – xét xử – công nhận – thi hành bản án, quyết định của TA.


b. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự.

Tôn trọng chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau;

Tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao;

Bảo đảm quyền bình đẳng cùa các bên tham gia tố tụng

Nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi;

Nguyên tắc luật tòa án (Lex fori): đây là nguyên tắc chủ đạo của tố tụng dân sự quốc tế. Theo 
nguyên tắc này, khi giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, về mặt tố tụng tòa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng nước mình (trừ trường hợp ngoại lệ được quy định trong pháp luật từng nước hoặc trong các ĐƯQT mà nước đó tham gia).

ở Việt Nam:  khi giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhan, gia đình, lao động, thương mại có yếu tố nước ngoài về mặt nguyên tắc, tòa án Việt Nam chỉ áp dụng luật tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã ký hiệp định tương trợ tư pháp thì TAVN khi thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật của nước kí kết với cơ quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp luật của Việt Nam.

Câu 34. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

a. Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế và vấn đề xung đột thẩm quyền  
Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế tức là thẩm quyền của tòa án tư pháp một nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sư quốc tế cụ thể.
Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là tình trạng có hai hay nhiều cơ quan tư pháp của các nước khác nhau có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là vấn đề chọn các quy phạm xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế các vụ việc tư pháp quốc tế cụ thể để làm rõ tòa án nước nào có thẩm quyền thực tế giải quyết vụ việc tư pháp quốc tế đã phát sinh.
Xung đột thầm quyền xét xử dân sự quốc tế có thể được giải quyết bằng cách xây dựng các quy phạm pháp luật  thống nhất xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế hoặc bằng cách vận dụng các quy phạm xung đột về thẩm quyền được ghi trong các văn bản pháp luật trong nước hoặc trong các ĐƯQT liên quan.

b. Các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế theo dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự trong vụ án dân sự quốc tế: theo nguyên tắc luật quốc tịch;

Xác theo dấu hiệu nơi thường trú của bị đơn dân sự.

Xác định theo dấu hiệu sự hiện diện của bị đơn dân sự hoặc tài sản của bị đơn dân sự tại lãnh thổ của nước có tòa án giải quyết vụ tranh chấp và khả năng thực tế (trên cở sở sự hiện diện của bị đơn hoặc tài sản của bị đơn) khởi kiện vụ án chống bị đơn nói trên tại nước này hoặc tạm giữ tài sản của bị đơn để bảo đảm việc giải quyết sơ thẩm vụ án tại nước này.

Xác định theo dấu hiệu nơi đang có vật đang tranh chấp;

Nếu tồn tại bất kỳ mối quan hệ nào giữa vụ tranh chấp với lãnh thổ của nước có tòa án nhận thụ lý đơn kiện thì thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế vụ tranh chấp có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thường trú của nguyên đơn, nơi gây ra tổ thất hoặc nơi thi hành án.

c. Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam
Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của TAVN được xác định như sau:

Xác định theo ĐWQT mà VN kí kết hoặc tham gia về việc đó;

Trong trường hợp không có ĐƯQT thì thẩm quyền của TAVN được xác định thoe quy tắc của PLVN.

+ Trong các HĐ tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài đã thừa nhận các quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế sau:

Thứ nhất, đối với tranh chấp liên quan đến việc hạn chế hoặc tuyên bố mất năng lực hành vi: quy tắc luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng: Điều 20 HĐ – Cuba; Điều 16 HĐ – Bungari; Điều 33 HĐ – Ba lan.

Thứ hai, đối với các tranh chấp liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết quy tắc luật quốc tịch được ưu tiên áp dụng: Điều 19 HĐ – Cuba; Điều 19 HĐ – Bungari; Điều 22 HĐ – Ba lan.Tuy vậy các nước còn thỏa thuận áp dụng quy tắc nơi cư trú của nguyên đơn trong một số trường hợp.

Thứ ba, đối với tranh chấp liên quan đến quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ chồng: quy tắc nơi thường trú chung: hoặc nơi thường trú cuối cùng của vợ chồng được kết hợp với quy tắc quốc tịch của đương sự để giải quyết;

Thứ tư, đối với các tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con: quy tắc quốc tịch két hợp với quy tắc nơi cư trú của đương sự để giải quyết;

Thứ năm, đối với các tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi quy tắc quốc tịch của người nhận nuôi con nuôi được áp dụng, còn nếu họ khác quốc tịch thì quy tắc nơi chư trú chung hoặc nơi cư trú cuối cùng của vợ chồng được áp dụng.

Thứ sau: đối với ly hôn và tuyên bố hôn nhân vô hệu quy tắc quốc tịch của đương sự két hợp với quy tắc nơi thường trú của họ để giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.

o Quy tắc Quốc tịch của đương sự được áp dụng khi hai đương sự đều là công dân của một nước kí kết vào thời điểm khởi kiện vụ án hoặc khi hai đương sự không cùng quốc tịch của một nước kí kết và không hề có nơi thường trú chung trên lãnh thổ của nước kí kết;

o Quy tắc nơi thường trú đượ cáp dụng khi hai đương sự là công dân của nước kí kết kia , hoặc người là công dân của nước kí kết này, người là công dân của nước kí kết kia nhưng cùng thường trú tại lãnh thổ `một nước kí kết.

Thứ bẩy, đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ và trợ tá: quy tắc quốc tịch của người được giám hộ hoặc được trợ tá được ưu tiên áp dụng.

Thứ tám, đối với các tranh chấp về bồi thường thiệt hại: quy tắc nơi sảy ra hành vi gây thiệt hại được ưu tiên áp dụng, tuy nhiên có thể thỏa thuận áp dụng các quy tắc khác để giải quyết xung đột về vấn đề này (quy tắc nơi thưởng trú của bị đơn; quy tắc nơi thường trú của nguyên đơn…)

Thứ chín đối với các tranh chấp về thừa kế quy tắc quốc tịch của người để lại tài sản được áp dụng kết hợp với quy tắc nơi có tài sản thừa kế để xác định thẩm quyền giải quyết cac tranh chấp về thừa kế. 

o Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết mà người để lại tài sản là công dân vào thời điểm kí kết.

o Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế bất động sản thuộc cơ quan tư pháp của nước kí kết nơi có bất động sản thừa kế.

Trong các ĐƯQT khác mà VN kí kết hoặc tham gia cũng có những quy tắc để giải quyết xung đột thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế:

Đối với các trường hợp Việt Nam không có điều ước quốc tế liên quan đến việc xác dịnh thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của Việt Nam về nguyên tắc phải tuân theo các quy định cùa pháp luật Việt Nam: (chương XXXV BLTTDS)

+ Thẩm quyền chung của TA việt Nam giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 410 BLTTDS vè thẩm quyền chung của TAVN. Theo đó TA VN có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau đây:

Bị đơn là cơ quan , tổ chức nước ngoài có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc bị đơn có cơ quan quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam;

Bị đơn là người nước ngoài làm ăn cư trú sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc có tài sán trên lãnh thổ VN;

Nguyên đơn là công dân nước ngoài, người không quốc tich cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam đối với vụ việc dân sự về yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng; xác định cha mẹ;

Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, xảy ra ở nước ngoài, nhưng các đương sự đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam và nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú tại Việt Nam.

Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mà việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam.

Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam.

+ Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
Theo quy định tại Điều 411 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết riêng biệt những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây:

Vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt của TAVN:

o VADS có liên quan đến quyền tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ VN.

o Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sở chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

o Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn  sinh sống tại VN

Những vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền riêng biệt:

o Xác định một sự kiện pháp lý nếu sự kiện đó xảy ra trên lãnh thổ VN;

o Tuyên bố người nước ngoài bị hạn chế năng lực hành vi,mất năng lực hành vi dân sự nếu họ cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam và tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền và nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

o Tuyên bố công dân nước ngoài, người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt tại Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

o Yêu cầu tòa án VN tuyên bố công dân VN mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.

o Công nhận tài sản có trên lãnh thổ VN là vô chủ hoặc công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với bất động sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo quy định của  pháp luật Việt Nam thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là toàn án nhân dân cấp Tỉnh. Hiện nay một số quy định mới nhằm tăng thẩm quyền cho TA cấp huyện trong trường hợp không cần ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, TA nước ngoài thì một số cơ quan cấp huyện sẽ giải quyết ở Hà Nội: Ba Đình, Hoàn Kiếm….

Câu 35. Nguyên tắc chọn luật áp dụng để xác định năng lực pháp luật, năng lực hành vi của các chủ thể nước ngoài.

a. Đối với năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài.

Anh: xác định theo luật nơi cư trú của người đó và nếu là vụ án về thương mại thì theo luật nơi kí kết hợp đồng.

Đức: năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước  mà họ là công dân 

VN theo Điều 407 BLTTDS năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định như sau:

Theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch, trong trường hợp công dân có quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng. Nếu người đó có nhiều quốc tịch của nhiều nước ngoài khác nhau thì theo pháp luật của nước công dân đang sống.

Theo pháp lật Việt Nam nếu công dân nước ngoài cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam;

Theo pháp luật của nước mà người không quốc tịch cư trú, làm ăn sinh sống lâu dài;

Theo pháp luật Việt Nam nếu hành vi tố tụng được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy theo pháp luật VN năng lực pháp luật và năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá  nhân nước ngoài được xác định dựa vào 3 yếu tố: quốc tịch của cá nhân, nơi cư trú hoặc nơi thực hiện hành vi.

+ Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế. Theo điều 408 BLTTDS:

Điều 408. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế trong tố tụng dân sự
1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan , tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan , tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.
2. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định trên c sở điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế đã được ký kết với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Năng lực pháp luật tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi cơ quan, tổ chức đó được thành lập, trừ trường hợp PLVN có quy định khác.
Năng lực pháp luật tổ tụng dân sự của tổ chức quốc tế được xác định theo:
Điều ước quốc tế là căn cứ để thành lập tổ chức;
Quy chế hoạt động của tổ chức; 
ĐƯQT đã được kí kết với cơ quan có thẩm quyền của VN;

c. Vấn đề năng lực hành vi tố tụng dân sự quôc tế của quốc gia nước ngoài và người được hưởng quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao

Quốc gia là chủ thể đặc biệt của TPQT: quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong tất cả các giai đoạn tố tụng dân sự quốc tế, trừ trường hợp quốc gia từ bảo quyền đó của mình.

Đối với những người hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, tình trạng tố tụng dân sự của họ cũng được miễn trừ, tuy nhiên không tuyệt đối như quốc gia, trong lĩnh vực dân sự họ không được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong các trường hợp sau:

Tham gia vào vụ kiện về tài sản liên quan đến bất động sản của tư nhân nằm trên lãnh thổ nước tiếp nhận, nếu viên chức ngoại giao đó có được tài sản không phải nhân danh nước cử đại diện ngoại giao và không vì mục đích đại diện.

Tham gia vào vụ kiện về thừa kế nếu viên chức ngoại giao tham gia với tư cách là người thực hiện di chúc, người bảo quản di sản thừa kế.. chứ không nhân danh nước cử địa diện ngoại giao.

Tham gia vụ việc liên quan đến bất kì hoạt động nào có mục đích thu lội ở nước sở tại, ngoài phạm vi các chức năng chính thức của người đó.

5. Vấn đề ủy thác Quốc tế

Điều 415. Thực hiện uỷ thác tư pháp
1. Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc thực hiện uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài về việc tiến hành một số hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
2. Toà án Việt Nam không chấp nhận thực hiện việc uỷ thác tư pháp của Toà án nước ngoài trong các trường hợp sau đây:
a) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam hoặc đe doạ đến an ninh của Việt Nam;
b) Việc thực hiện uỷ thác tư pháp không thuộc thẩm quyền của Toà án Việt Nam.

Điều 416. Thủ tục thực hiện việc uỷ thác tư pháp
1. Việc Toà án Việt Nam uỷ thác tư pháp cho Toà án nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài uỷ thác tư pháp cho Toà án Việt Nam phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam nhận được văn bản uỷ thác tư pháp phải chuyển ngay cho Toà án Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản uỷ thác của Toà án Việt Nam.

Điều 417. Văn bản uỷ thác tư pháp
1. Văn bản uỷ thác tư pháp phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm lập văn bản uỷ thác tư pháp;
b) Tên, địa chỉ của Toà án uỷ thác tư pháp;
c) Tên, địa chỉ của Toà án thực hiện uỷ thác tư pháp;
d) Họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có liên quan đến uỷ thác tư pháp;
đ) Nội dung công việc uỷ thác;
e) Yêu cầu của Toà án uỷ thác.
2. Gửi kèm theo văn bản uỷ thác là giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện uỷ thác, nếu có
a. Khái niệm

Ủy thác tư pháp là việc TA của một nước nhờ TA của nước ngoài thực hiện giúp những hành vi tố tụng riêng lẻ cần thiết để bảo đảm giải quyết vụ việc dân sự có YTNN.

b. Nội dung của Ủy thác

Rất phong phú và tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể: có thể là yêu cầu tống đạt cho đương sự giấy triệu tập đến phiên tòa ở nước ngoài; yêu cầu về lấy lời khai của đương sự, nhân chứng – người giám định nhóm máu; xác định mức thu nhập thực tế của người phải cấp dưỡng, phải bồi thường thiệt hại
Theo quy định trong các HĐTTTP thì ủy thác tư pháp là phương tiện để các nước kí kết thực hiện tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hôn nhân, dân sự gia đình hình sự. các bản ủy thác phải được lập thành văn bản. văn bản ủy thác phải được người đại diện cơ quan yêu cầu kí tên đóng dấu hợp pháp.
Các ủy thác tư pháp phải được các cơ quan tư pháp các nước kí kết gửi cho nhau thông qua BTP (HS thì thông qua VKS tối cao).

Các ủy thác tư pháp được thực hiện thông qua cách thức sau:

Khi thực hiện ủy thác tư pháp cơ quan được yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình. Theo yêu cầu có thể áp dụng PL nước kia nếu những QPPL đó không mâu thuận với pháp luật của nước được yêu cầu.

Nếu không tìm thấy người cần tìm theo địa chỉ đã nêu trong văn bản ủy thác thì cơ quan  được yêu cầu áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để xác minh địa chỉ cảu người đó.

Theo đề nghị của cơ quan yêu cầu, CQ được yêu cầu thông báo ngay cho cơ quan yêu cầu về thời gian địa điểm thực hiện ủy thác.

Để thực hiện ủy thác, cơ quan được yêu cầu lập các giấy tờ tương ứng nói rõ thời gian, địa điểm thực hiện và gửi lai các giấy tờ đó cho cơ quan yêu cầu.

Nếu cơ quan được yêu cầu không có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp thì cơ quan này chuyển ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền.

Trong trường hợp chưa có hiệp định liên quan thì các ủy thác tư pháp quốc tế sẽ được thực hiện tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. BLTTDS quy định việc ủy thác tư pháp trong TTDS phải được tiến hành theo những quy tắc và thủ tục:

Tòa án VN ủy thác tư pháp cho TA nước ngoài hoặc thực hiện ủy thac của TA nước ngoài về việc tiến hành một sô hoạt động tố tụng dân sự theo quy định của ĐƯQT mà  VN kí kết hoặc gia nhận hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Tòa án VN không chấp nhận ủy thác trong các TH sau:

Việc thực hiện ủy thác xâm phạm đến chủ quyền của VN hoặc đe dọa đến an ninh quốc gia của VN;

Việc thực hiện ủy thác không thuộc thẩm quyền của TAVN.

Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp phải tuân theo các thủ tục sau:

Việc TAVN ủy thác TP cho tòa án nước ngoài hoặc tòa án nước  ngoài ủy thác cho TAVN phải được lập thành văn bản và gửi đến cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của ĐƯQT …hoặc PLVN

Cơ quan có thẩm quyền của VN nhận được văn bản ủy thác tư pháp phải chuyển ngay cho TAVN hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nhận văn bản ủy thác của TAVN

6. Công nhận và thi hành các bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài.

a. Khái niệm
Công nhận bản án dân sự của TANN có nghĩa là cho phép được coi bản án DS đó nước là sự khằng định các quyền và nghĩa vụ DS  theo đúng như bản án DS trong nước.
Bản án quyết định dân sự của TANN là bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại, lao động quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sựu hành chính của TA nước ngoài và bản án quyết định khác của TA nước ngoài mà theo pháp luật VN được coi là bản án, quyết định dân sự.

b. Nguyên tắc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN:
Theo quy định Điều 343 BLTTDS, TAVN chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài trong trường hợp sau:

Bản án, quyết định dân sự của TA nước mà VN và nước đó đã kí kết hoặc gia nhập ĐƯQT về vấn đề này.

Bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài được pháp luật Việt Nam quy định công nhận và cho thi hành.

Ngoài ra TAVN có thể xem xét để công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải kí kết hoặc gia nhập ĐƯQT về vấn đề đó.
Tuy nhiên, những bản án, quyết định của TA nước ngoài mặc dù đáp ứng được các yêu cầu trên nhưng vẫn bị tòa án Việt Nam không công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp sau:

Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó.

Người phải thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.

Vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử riêng biết của TA Việt Nam.

Về cùng vụ án này đã có bản á, quyết định dân sự đang có hiệu lực pháp luật của TAVN, hoặc của TA nước ngoài đã được TAVN công nhận; hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ án, tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang xem xét vụ án đó.

Đã hết thời hiệu thi hành án theo quy định của luật nước có tòa án đã ra bản án, quyết định đó hoặc theo quy định của PLVN;

Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

c. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN

Người được thi hành hoặc đại diện hợp pháp của người đó phải gửi đơn yêu cầu đến Bộ tư pháp Việt Nam cùng với các giấy tờ, tài liệu được quy định trong ĐƯQT mà VN kí kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp ĐƯQT không quy định hoặc không có ĐƯQT liên quan thì kèm theo đơn yêu cầu, người gửi đơn phải gửi bản sao hợp pháp bản án, quyết định cùa TANN, văn bản xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết hiệu lực thi hành và cần được thi hành tại VN, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những điểm này… Đơn yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu gửi kèm theo bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra bằng tiếng Việt, được công chứng, chứng nhận hợp pháp

BTP chuyển hồ sơ đến TA cấp tỉnh có thẩm quyền: 

o Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu;

o Mở phiên họp xét đơn yêu cầu: TA không xét xử lại nội dung vụ án mà chỉ kiểm tra, đối chiếu bản án, quyết dịnh dân sự của TANN, các giấy tờ, tài liệu kèm theo đơn yêu cầu với các quy định của 
BLTTDS và các điều ước QT mà VN đã ký kết hoặc tham gia có liên quan ra quyêt định.

TA phải mở phiên tòa có triệu tập người đến thi hành án hoặc người đại diện hợp pháp của họ; nếu họ vắng mặt lần thứ nhất vì lí do chính đáng thì hoãn phiên tòa, nếu triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng hoặc họ có đơn yêu cầu TA xét đơn vắng mặt thì việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành.

Sau khi phiên họp ra quyết định, quyết định đó có thể bị kháng cáo, hoặc kháng nghị. TANDTCao là cơ quan xét lại Quyết định bị kháng cáo, kháng nghị đó. Quyết định của TANDTC là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

d. Thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN đã được công nhận tại Việt Nam.

Những bản án, quyết định dân sự của TANN đã được TA VN công nhận và cho thi hành tại VN có hiệu lực pháp luật như bản án, quyết định dân sự của TAVN đã có hiệu lực pháp luật và được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự. Nhà nước VN bảo đảm việc chuyển tiền, tài sản thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN đã được TA VN công nhận và cho thi hành từ VN ra nước ngoài.

No comments:

Post a Comment