12/12/2014
Đề cương ôn tập môn Tư pháp quốc tế - Chương 6: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế
Câu 22. Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng  trong tư pháp quốc tế.

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh lành mạnh. Quyền sở hữu công nghiệp chỉ phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ.

Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng trong tư pháp quốc tế là quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài.

Tính chất lãnh thổ của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thể hiện ở việc quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng phát sinh tại lãnh thổ nước nào thì chỉ có hiệu lực ở quốc gia lãnh thổ đó. Quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng muốn được bảo hộ ở nước ngoài phải được thực hiện thông qua các phương thức bảo hộ quốc tế. 
- Bảo hộ thông qua các ĐƯQT đa phương
- Bảo hộ thông qua các ĐƯQT song phương
- Bảo hộ thông qua việc các quốc gia cùng chấp nhận nguyêntắc có đi có lại


Câu 23. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng theo quy định của các ĐƯQT

a. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của ĐƯQT đa phương

a1. Công ước  Pari 1883
Đây là một trong những công ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu công nghiệp.
Công ước này được kí kết vào ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nước, đến ngày 15/9/2005 số lượng thành viên 169, Việt Nam tham gia năm 1981.
Lần sửa đổi mới đây nhất vào năm 1979.
Mục đích: Nhằm xây dựng các điều kiện có lợi cho việc cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu công nghiệp là công dân, pháp nhân của nước này ở nước khác thuộc thành viên công ước trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên.
Nội dung của công ước:
+ Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của CƯ đối tượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu theo hai nghĩa: 

- Theo nghĩa rộng quyền sở hữu công nghiệp không những chỉ áp dụng cho công nghiệp và thương mại mà còn áp dụng cho cả ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp khai thác và tất cả các sản phẩm chế biến hoặc sản phẩm tự nhiên như rượu, ngũ cốc, thuốc lá, hoa quả, gia súc, khoáng sản, nước khoáng..

- Theo nghĩa hẹp thì đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, giải pháp hữu ích (mẫu hữu ích), kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn góc hoặc tên gọi xuất xứ hàng hóa, quyền chống cạnh tranh lành mạnh.
+ Nguyên tắc bảo hộ.
Công ước áp dụng nguyên tắc đãi ngộ như công dân. Cụ thể tại Điều 2 của CƯ quy định: Công dân của bất kì nước thành viên nào khác nào cũng được hưởng mọi quyền lợi tại tất cả các nước thành viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định cho công dân nước mình.
Đối với công dân của những nước không phải là thành viên của công ước nhưng cư trú chính thức ở một nước thuộc thành viên công ước hay có những xí nghiệp thực sự quan trọng ở đó, thì theo quy định của công ước họ cũng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngang với công dân nước sở tại.
`
+ Quy định về điều kiện hưởng quyền ưu tiên.
Điều kiện để hưởng quyền ưu tiên: khi nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của công dân các nước thành viên. Công dân một nước thành viên khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa ở một nước thành viên ( đơn thứ nhất) sẽ tiếp tục có quyền nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ đối với đối tượng đó tại nước thành viên khác (đơn sau) trong thời hạn:

- Một năm đối với sáng chế, giải pháp hữu ích;

- 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa.

Ngày nộp đơn sau được xem như ngày nộp đơn nhất. Tuy nhiên để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải ghi rõ ngày nộp đơn, nước nhận đơn thứ nhất, các nước thành viên có thể yêu cầu người nộp đơn phải nộp các bản sao mô tả bản vẽ của đơn thứ nhất để làm bằng chứng cho việc hưởng quyền ưu tiên của mình

+ Quy định tiêu chuẩn bảo hộ, điều kiện đăng kí và chuyển giao quyền sở dụng (li xăng) đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là:
- Sáng chế; giải pháp hữu ích;
- Kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu hàng hóa;
- Nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu dịch vụ; nhãnh hiệu tập thể;
- Tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa và chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hóa;
- Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh

+ Quy định về vấn đề hiệu lực: Công ước Paris quy định ngoài những điều kiện bắt buộc trong công ước, các nước thành viên được quyền xây dựng và áp dụng luật sở hữu công nghiệp của nước mình cũng như trong việc kí kết những ĐƯQT song phương, đa phương về sở hữu công nghiệp với điều kiện những điểu ước đó không được vi phạm những điều khoản chung của công ước Paris.

a2. Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid
Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế với nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ năm 1981; 
Nghị định thư có liên quan đến thỏa ước được thông qua năm 1989 có hiệu lực năm 1995 và quy chế thi hành Nghị định thư có hiệu lực từ năm 1996.
Hai văn bản có sự khác nhau: Nghị định thư cho phép các đăng kí quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia, chứ không chỉ dựa trên đăng kí quốc gia; Nghị định thư quy định thời hạn 18 tháng thay cho thời hạn 1 năm dành cho các bên tham gia để từ chối bảo hộ.
Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá tại các nước thành viên Việt Nam đã tham gia thỏa ước nhưng chưa tham gia nghị định thư.
Nội dung cơ bản:
+ Nộp đơn đăng ký quốc tế
- Việc bảo hộ quốc tế đối với nhãn hiệu hàng hoá xuất phát từ yêu cầu bảo hộ của chủ nhãn hiệu hàng hoá thông qua việc nộp đơn yêu cầu bảo hộ, đơn này gọi là “đơn đăng ký quốc tế” (đơn quốc tế). Nghị định thư cho phép các đăng ký quốc gia được dựa trên các đơn quốc gia chứ không chỉ dựa trên các đăng ký quốc gia).
 
- Nó được nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhan có cơ sở kinh doanh hoặc cư trú tại hoặc là công dân của một nước tham gia thoả ước hay nghị định thư hoặc một thể nhân hay pháp nhân có trụ sở kinh doanh tại hoặc cư trú tại lãnh thổ của một tổ chức liên Chính phủ là thành viên của NĐT hoặc là công dân của một nước thành viên của tổ chức đó.
Có ba loại đơn quốc tế:
- Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của TƯ;
- Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của NĐT;
- Đơn quốc tế chịu sự điều chỉnh của cả NĐT và TƯ.
Trong đơn quốc  tế phải chỉ định một hoặc nhiều nước nơi nhãn hiệu được bảo hộ. Nước được chỉ định trong đơn và nước xuất xứ phải đều là thành viên của TƯ và NĐT.
Đơn quốc tế được nộp đến văn phòng quốc tế của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (văn phòng quốc tế) thông qua cơ quan trung gian là cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ ( nước nhận đơn được gọi là nước xuất xứ của đơn), Kèm theo đơn là các khoản lệ phí: lệ phí đăng ký, lệ phí quốc gia. Sau khi nhận đơn, văn phòng quốc tế sẽ thông báo với tất cả các nước thành viênvà tiến hành đăng ký quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá.
+ Hiệu lực của đơn đăng ký
Hiệu lực của đơn đăng ký phụ thuộc vào đơn quốc tế được nộp theo thoả ước hay theo NĐT:
- Theo TƯ: đăng ký quốc tế tại VPQT có hiệu lực trong vòng 20 năm kể từ ngày đăng ký và có quyền gia hạn thêm 20 năm kể từ ngày hết hạn thời hạn trước đó.
- Theo nghị định thư đăng ký quốc tế tại VPQT có hiệu lực trong vòng 10 năm và có thể gia hạn thêm 10 năm kể từ khi kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước đó.
Ngày đăng ký quốc tế là ngày nộp đơn đăng ký quốc tế tại nước xuất xứ nếu VPQT nhận được đơn đó trong vòng 2 tháng kể từ ngày nhận được đơn .
Kể từ ngày đăng ký quốc tế được thực hiện tạ VPQT, việc bảo hộ đối với nhãn hiệu hàng hoá tại tất cả các nước thành viên được thực hiện như đối với nhãn hiệu được nộp trực tiếp tại nước đó (nguyên tắc đối xử quốc gia). Tất cả các nhãn hiệu là đối tượng của việc đăng ký quốc té đều được hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại Điều 4 CƯ Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+Từ chối bảo hộ.
Các nước là thành viên của TƯ và NĐT được chỉ định trong đơn quốc tế có quyền từ chối bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ nước mình. Tất cả việc từ chối trên phải dựa trên các cơ sở được áp dụng trong trườn hợp đăng ký quốc gia theo các quy định của CƯ Paris. Bất cứ sự từ chối nào đều phải được cơ quan có thẩm quyền của nước đó thông báo cho văn phòng quốc tế trong thời hạn muộn nhất là trước khi kết thúc thời hạn một năm theo TƯ hoặc 18 tháng theo NĐ kể từ ngày nộp đơn quốc tế tại văn phòng quốc tế.

a3. Hiệp ước hợp tác sáng chế Patent 1970 
Theo quy định của Hiệp ước đơn xin nộp bảo hộ sáng chế ở bất kỳ nước thành viên nào của hiệp ước được gọi là “ đơn quốc tế” được nộp cho cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên(cơ quan nhận đơn). Sau đó bảo sao của đơn quốc tế được giữ ở cơ quan nhận đơn (bản sở tại) và một bản (bản tra cứu) được gửi cho cơ quan tra cứu quốc tế có thẩm quyền: tra cứu quốc tế nhẳm tìm ra tình trạng liên quan đã biết.
Ngoài ra theo yêu cầu của người nộp đơn, đơn quốc tế sẽ được tiến hành xét nghiệm sơ bộ quốc tế >>mục đích: đưa ra kết luận sơ bộ về vấn đề sáng chế yêu cầu bảo hộ có tính mới hay không? Khi xét nghiệm sơ bộ quốc tế phải xem xét tất cả các tài liệu đã được nêu trong báo cáo tra cứu quốc tế.
Trên cơ sở kết luận của báo cáo tra cứu và báo cáo xét nghiệm sơ bộ quốc tế, căn cứ vào các tiêu chuẩn bảo hộ của quốc gia, các nước thành viên được chỉ định và được chọn sẽ tiến hành cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong đơn.
Các nước thành viên của Hiệp ước sẽ từ chối không cấp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế được nêu trong đơn quốc tế khi:
- Việc bảo hộ sáng chế đó là trái với pháp luật của nước thành viên được yêu cầu bảo hộ.
- Việc bảo hộ sáng chế có ảnh hưởng tới an ninh quốc gia hoặc các quyền lợi kinh tế của nước thành viên được chỉ đinh.

a4. Hiệp Định TRIPS. 
Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ dã được kí kết vào ngày 15/12/1993 tại vòng Đàm phán Urugoay, bắt đầu hiệu lực 1/1/1995 đối với tất cả các nước là thành viên của GATT (nay là wto).  
Mục đích: Quy định những tiêu chuẩn, những biện pháp và những thủ tục tối tiểu mà các nước là thành viên của hợp đồng phải có nghĩa vụ tuân thủ, thiết lâpm một khung pháp lý thống nhất, có hiệu quả trong việc bảo hộ toàn diện quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền sở hữu công nghiệp.
Nội dung chính của hiệp định:
+ Quy định nguyên tắc bảo hộ.
Nguyên tắc đối xử công dân (đối xử quốc gia): mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử của thành viên đó với công dân nước mình trong bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc đối với việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bất kỳ một sự thuận lợi, ưu đãi, đặc quyền hoặc miễn trừ nào đó được một nước thànhviên dành cho công dân nước nào khác thì lập tức và vô điều kiện phải được dành cho công dân của tất cả cácn ước thành viên khác.
+ Quy định về tiêu chuẩn, phạm vi và điều kiện bảo hộ đối với đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ bao gồm:
Nhãn hiệu hàng hoá, 
chỉ dấn địa lý;
Kiểu dáng công nghiệp;
sáng chế; 
thiết kế bố trí mạch bán dẫn.

Quy định mới: các quy định về bảo hộ đối với giống cây trồng, bảo hộ đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, bổ sung các quy định về thời hạn bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp.

+ Quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Theo quy định mỗi CP là thành viên của hiệp định phải có nghĩa vụ quy định trong luật quốc gia của mình thủ tục và các chế tài để đảm bảo cho các chủ sở hữu nước ngoài cũng như các chủ sở hữu là công dân chính nước đó có thể thực thi một cách có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ của mình.

Các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ gồm:

biện pháp dân sự, biện pháp hành chính;

biện pháp kiểm soát biên giới, các biện  pháp tạm thời; biện pháp HSự;
Ngoài các vấn đề nêu trên hiệp định còn đề cập tới một số vấn đề quan trọng khác: quy định về cơ chế hoạt động “Hội đồng về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp; về hiệu lực của hiệp định.

a.5. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (CƯ UPOV) ( 1961 sửa đổi mới đây nhất là năm 1991 – hiệu lực năm 1998).

VN không là thành viên của UPOV.

+ Đối tượng được bảo hộ

Các bên kí kết phải bảo hộ tối thiểu 15 loài giống cây tạithời điểm bị ràng buộc bởi CƯ và phải bảo hộ tất cả các loài và giống cây sau 10 năm tính từ thời hạn nói trên.
Giống cây được giải thích là một nhóm cây thuộc duy nhất một cấp phân loại thực vật thấp nhất, bất kể có đáp ứng đầy đủ hay không các điều kiện để công nhận quyền của nhà tạo giống, nhóm cây có thể:

Xác định được bằng sự thể hiện các tính trạng thu được từ các kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen đã biết.

Phân biệt được với các nhóm cây bất kỳ khác bằng sự thể hiện của ít nhất một trong các tình trạng nói trên;

Được coi là một đơn vị khi xét về khả năng phù hợp của nó để nhân giống bất biến.

Goống cây sẽ được công nhận nếu đáp ứng các tiêu chuẩn: mới, khác biệt, đồng nhất và ổn định.

+ Nguyên tắc bảo hộ: 

Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi bên kí kết phải giành cho công dân của các bên kí kết khác, các cá nhân dịnh cư tại và pháp nhân có trụ sở đăng ký trên lãnh thổ của Bên kí kết khác sự đối xử giống như sự đối xử mà luật của mỗi bên kí kết đã và sẽ giành cho công dân của mình đối với việc công nhận va bảo hộ quyền của nhà tạo giống cây.

+ Xác lập quyền.

Các bên kí kết phải nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống. 

Bất kỳ nhà tạo giống nào đã nộp đơn yếu cầu bảo hộ giống cây theo quy định vào một trong các bên kí kết “đơn đầu tiên” đều được hưởng quyền ưu tiên trong thời hạn 12 tháng cho việc nộp các đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống đối với cùng một loại giống cây vào cơ quan có thẩm quyền của bên kí kết khác (đơn tiếp theo). Thời hạn này được tính từ ngày nộp đơn đầu tiên.

+ Thời hạn bảo hộ: Không được ngắn hơn 20 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống. Đối với thân gỗ và thân leo, thời hạn nói trên không được ngắn hơn 25 năm kể từ ngày công nhận quyền của nhà tạo giống.
+ Phạm vi quyền của nhà tạo giống:

Các hành vi liên quan đến vật liệu nhân như sản xuất (nhân giống) chế biến nhằm mục đích nhân giống, chào bán, bán hoặc các hành vi tiếp cận thị trường khác, xuất khẩu, nhập khẩu phải được phép của nhà tạo giống. 

Nhà tạo giống có thể cho phép người khác thực hiện quyền của mình phù hợp với điều kiện và hạn chế nhất định. 

Quyền của nhà tạo giống không được bảo hộ trong các ngoại lệ bắt buộc sau:
Các hành vi được thực hiện phục vụ nhu cầu cá nhân và mục đích phi thương mại;
Các hành vi được thực hiện nhằm mục đích thí nghiệm và;
Các hành vi được thực hiện nhằm mục đích lai tạo các giống.

g. Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ của tổ chức ASEAN

Đây là ĐƯQT khu vực do 7 nước thành viên: Brunay, In, Malaysia, Phi, Sin, Thai và Việt Nam kí kết ngày 15 /12 /1995 tại BangKok.  
Nội dung chính:

Xác định phạm vi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ giữa các nước thành viên, bao gồm: Quyền tác giả và các quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mất và thiết kế bố trí mạch tích hợp.

Các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ giữa các nước thành viên trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) và đãi ngộ tối huệ quốc phù hợp với các chuẩn mực của Hiệp định TPIPS.

Thực hiện hệ thống đăng ký sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa của khu vực ASEAN hướng tới thành lập một văn phòng bằng sáng chế và văn phòng nhãn hiệu hàng hóa chung của cả khối nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ.

Trao đổi thông tin về hệ thống sở hữu trí tuệ hiện hành, nhằm tổ chức và đơn giản hóa các hệ thống quản lý về sở hữu trí tuệ trong toàn khu vực ASEAN.

2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng thông qua các ĐƯQT song phương.
Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết ngày 13/7/2000 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 11/ 12/ 2001. 

a. Quy định nguyên tắc xuyên suốt trong việc xác lập bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp
Nguyên tắc đối xử quốc gia: mỗi bên dành cho công dân của bên kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà bên đó dành cho công dân của mình trong việc xác lập bảo hộ, hưởng và thực thi tất cả các quyền ở hữu trí tuệ và mọi lợi ích từ quyền đó>>VN và HK đã cam kết dành cho công dân và pháp nhân của nhau sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà VN và Hk dành cho công dân và pháp nhân nước mình.

b. Quy định rõ đối tượng bảo hộ, các tiêu chuẩn bảo hộ, phạm vi, thời hạn bảo hộ đối với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. 

Đối với quyền sở hữu công nghiệp các đội tượng được bảo hộ theo HĐ bao gồm: nhãn hiệu hàng hóa, sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật, kiểu dáng công nghiệp.

Ngoài các đối tượng trên, VN và HK còn có nghĩa vụ bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác đã được quy định trong các ĐƯQT đa phương mà HĐ đã dẫn chiếu tới là CƯ Paris 1967 về quyền sở hữu công nghiệp, công ước UPOV 1978 và 1991 về bảo hộ giống thực vật mới.

c. Quy định các biện pháp để thực thi có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng, bao gồm: các quy định về thủ tục tố tụng hình sự và hình phạt; quy định về thủ tục và chế tài trong tố tụng dân sự và hành chính; quy định về các biện pháp tạm thời; quy định các biện pháp để thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới và các biện pháp để giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

d. Quy định về việc trợ giúp kỹ thuật và việc chuyển tiếp trong quá trình thực hiện các quy định về sở hữu trí tuệ giữa VN và HK.

I. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng có yếu tố nước ngoài tại Việt nam.

1. Điều kiện và nguyên tắc bảo hộ

Quy định tại Điều 775 BLDS, Nhà nước CHXNCNVN sẽ bảo họ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi:

Có đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của VN cấp văn bằng bảo hộ.

Có đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được cơ quan có thẩm quyền của VN công nhận bảo hộ.

Khi được cấp văn bằng bảo hộ hoặc được công nhận, quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại VN sẽ được bảo hộ trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên có quy định khác với quy định của luật Vn thì áp dụng quy định của ĐƯQT.

2. Đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây trồng được bảo hộ tại Việt Nam

Theo quy định của LSHTT đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ tại Việt Nam hiện nay bao gồm: 

Sáng chế: là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Kiểu dáng công nghiệp: là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện dưới hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 

Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phàn tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, Chíp và mạch vi điện tử.

Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên kết với nhau.

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên lãnh thổ  Việt Nam.

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kì nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quẩn thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.

Các đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng không được pháp luật VN bảo hộ bao gồm: các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo và những đối tượng khác mà pháp luật Việt Nam quy định là không bảo hộ.

3. Xác lập và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.

a. Cách thức nộp đơn đăng ký xác lập quyền

Tổ chức, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VIỆT NAM nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất kinh doanh tại VIỆT NAM nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Đối với các đơn đăng ký sở hữu công nghiệp nộp theo các ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên được gọi chung là đơn quốc tế. Đơn quốc tế và việc xử lý đơn quốc tế phải tuân thủ quy định của ĐƯQT có liên quan.
>>>Người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên theo quy định của PL VN và các DDWQT mà VN là thành viên.

b. Xác lập quyền.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật sở hữu trí tuệ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của ĐƯQT mà CHXHCNVN là thành viên. Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại LSHTT và các ĐƯQT mà VN là thành viên.

c. Văn bằng bảo hộ

Quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở văn bằng bảo hộ. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ VN.

Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng phạm vi và thời hạn bảo hộ.

Đối với chỉ dẫn địa lý, văn bằng bào hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng; chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù cùa sản phẩm mang chí dẫn địa lý, tính chat đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ đối với giống cây trồng.

Văn bằng bảo hộ gồm nhiều loại khác nhau, như: bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, bằng bảo hộ giống cây trồng.

Thời hạn hiệu lực của các loại văn bằng trên cũng là thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng cho các chủ sở hữu quyền:

Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn

Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm kể từ ngày 
nộp đơn.

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài hết năm năm kể từ 
ngày nộp đơn và có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp cho đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp;

Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 25 năm đóivới giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết 20 năm đối với cây trồng khác.

Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong những ngày sau đây:

o Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;

o Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;

o Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.

4. Bào vệ quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài 

Khi có hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng, chủ thể là người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài có quyền sử dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình (sử dụng nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận mà không được sự đồng ý của chủ văn bằng bảo hộ):

Áp dụng biện pháp công nghiệp nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm;

Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.

Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tổ chức, cá nhân có hành vi  xâm phạm quyền sở công nghiệp, giống cây trồng của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành sự hoặc hành chính. 

Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa NK, XK liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật VN và các ĐƯQT mà VN là thành viên.

IV. Hợp đồng li xăng

1. Khái niệm về hợp đồng li xăng

a. Định nghĩa

Li xăng là sự cho phép hay giấy phép đặc quyền sử dụng một đối tượng nào đó.

Hợp đồng Li xăng là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp và giống cây trồng như quyền sử dụng đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp…

Tuy nhiên không phải tất cả các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp đều là đối tượng của hợp đồng li xăng: quyền sử dụng đối với tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý của hàng hóa>>không phải là đối tượng của hợp đồng li xăng.

b. Hình thức và nội dung cùa hợp đồng Li xăng

Hình thức: khác với hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường, hình thức của hợp đồng li xăng thường được kết lập bằng hình thức văn bản và được đăng ký tại các CQNN có thẩm quyền. Riêng đối với hợp đồng Li xăng mà đối tượng là quyền sử dụng đối với nhãn hiệu hàng hóa thì có thể làm bằng văn bản hoặc bằng miệng ( luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Pháp).

Nội dung của hợp đồng Li xăng là tổng thể các điều khoản quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể. Bao gồm 2 phần chính:

o Phần mở đầu: phải ghi rõ tư cách pháp lý của các bên trong hợp đồng như: tên của các bên, tư cách các bên, địa chỉ kinh doanh..

o Phần những điều khoản chung bao gồm: số liệu ngày tháng cấp văn bằng bảo hộ; quyền của bên chuyển giao đối với đối tượng của hợp đồng li xăng, mục đích của bên được chuyển giao, đối tượng của hợp đồng, loại li xăng (độc quyền hay không độc quyền và giới hạn của nó), các điều kiện thanh toán, giá cả Li xăng, trách nhiệm của các bên tham gia ký kết hợp đồng, thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. phương thức giải quyết tranh chấp.

c. Hợp đồng Li xăng không tự nguyện

Hợp đồng Li xăng được ký kết theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được gọi là hợp đồng Li xăng không tự nguyện.

Theo Điều 5 của CƯ Paris quy định hợp đồng li xăng không tự nguyện chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

Li xăng không tự nguyện không được áp dụng với ly do không sử dụng hoặc sử dụng không đầy đủ trước khi hết thời hạn 4 năm kể từ ngày nộp đơn xin cấp sáng chế hoặc 3 năm kể từ ngày cấp sáng chế, tùy theo thời hạn nào kết thúc muộn hơn.

Li xăng không tự nguyện sẽ bác bỏ nếu chủ sáng chế chứng minh được việc không sử dụng của mình là vì lý do chính đáng.

Li xăng không tự nguyện là li xăng không độc quyền và không được chuyển giao (trừ trường hợp chuyển giao cùng với một phần của cơ sở sản xuất hoặc cơ sở thương mại đang sử dụng li xăng đó).

2. Hợp đồng Li xăng theo quy định của pháp luật Việt Nam

Hợp đồng li xăng là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng cho phép tổ chứ, 
cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

Hình thức: bằng văn bản được gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng. Đối với các loại quyền sử hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…) hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ 3 khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về 
quyền sở hữu công nghiệp.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì đối tượng của hợp đồng li xăng quyền sử dụng đối với sang chế ,kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu ( trừ nhãn hiệu tập thể không thể chuyển giao cho tổ chức cá nhân không phảu là thành viên của tổ chức tập thể đó), thiết kế bố trí và bí mật kinh doanh. 

Đối tượng li-xăng phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

Phải thực sự thuộc về bên giao hoặc người có quyền chuyển giao;

Quyền sở hữu công nghiệp tương ứng phải được thừa nhận tại Việt Nam và Văn bằng bảo hộ tương ứng đang còn hiệu lực.

Bí quyết kỹ thuật kèm theo phải thực sự thuộc về bên giao, thực sự cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu chuyển giao và phải đáp ứng yêu cầu đối với đối tượng này quy định trong pháp luật về chuyển giao công nghệ. 

Đối với quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý và tên thương mại không thể là đối tượng của hợp đồng li xăng. Quy định này của pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với các quy định của các văn bản pháp luật quốc tế về hợp đồng li xăng bởi chỉ dẫn địa lý là tài sản thuộc sở hữu nhà nước và chỉ trao quyền sử dụng cho tổ chức,cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương đó. Còn tên thương mại được chủ sở hữu sử dụng trong các giấy tờ giao dịch, sản phẩm…trong sản xuất kinh doanh mà không được chuyển giao cho chủ thể khác.                         

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng li xăng có yếu tố nước ngoài: là thời điểm đăng kí tại cục sở hữu trí tuệ.

Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị hạn chế trong các trường hợp sau:

Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao;

Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;

Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hóa, bao trì hàng hóa vè việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế theo quy định.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng có nhiều loại: hợp đồng độc quyền; hợp đồng không độc quyền, hợp động sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp. Ngoài ra, đối với sáng chế, giống cây trồng trong một số trường hợp do pháp luật quy định hợp đồng sử dụng sáng chế, giống cây trồng phải chuyển giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (chuyển giao bắt buộc).

Nội dung chủ yếu của hợp đồng:K1 Điều 141 LSHTT:

Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;

Dạng hợp đồng

Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng và giới hạn lãnh thổ.

Thời hạn hợp đồng; giá chuyển giao quyền sử dụng

Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, không được có các điều khoản hạn chế bất hợp lý của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền.
Theo quy định thì hợp đồng li xăng sẽ chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp sau: Các văn bằng bảo hộ đối tượng lixăng mất hiệu lực có thể do bị hủy bỏ ( Điều 96 LSHTT); hoặc do sự thỏa thuận của các bên. 

No comments:

Post a Comment