18/08/2014
Ví dụ về ý nghĩa của hoạt động thẩm định văn bản áp dụng quy phạm pháp luật - Xây dựng văn bản pháp luật
Một trong những ví dụ điển hình về ý nghĩa của hoạt động thẩm định văn bản áp dụng quy phạm pháp luât là việc thẩm định dự thảo Luật Thủ đô vào năm 2001 vừa qua. Ngày 13/3/2011. Dự thảo Luật Thủ đô đã được đưa ra trước Hội đồng thẩm định gồm 17 thành viên ( từ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, của Bộ tư pháp, Công an, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tài chính, Xây dựng, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội và các chuyên gia độc lập do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng làm Chủ tịch. Sau khi được thẩm định, dự thảo Luật Thủ đô đã được đưa ra thảo luận và biểu quyết thông qua tại kỳ họp Quốc hội khóa XII ngày 29/3/2011. Tuy nhiên, do quá trình thẩm định chưa xét đến ý kiến thực tiễn từ dư luận xã hội nên dự thảo còn một số vướng mắc mà tiêu biểu nhất là điều 23 quy định về chính sách, cơ chế tài chính, quản lý đất đai khi chưa thể có quy định rõ ràng và hci tiết về việc phân bổ ngân sách của Hà Nội. Chính vì những bất cập đó mà dự thảo Luật Thủ đô đã không đạt được số lượng biểu quyết cần thiết của Quốc hội và bị bác bỏ.

Như vậy, có thể thấy hoạt động thẩm định dự thảo Luật Thủ đô chưa đạt được hiệu quả tối đa khi vẫn chưa giải quyết được những hạn chế, vướng mắc trong dự thảo, từ đó dẫn đến việc dự thảo luật bị bác bỏ. Hơn nữa, cũng theo nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội, hoạt động thẩm định chưa đánh giá đúng mức độ cần thiết của dự thảo Luật Thủ đô khi mà trong thực tế có lẽ chưa đến mức cần phải có một đạo luật riêng cho Thủ đô Hà Nội.

Qua ví dụ phần nào chúng ta cũng có thể thấy được ý nghĩa của hoạt động thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật- một hoạt động phức tạp và đòi hỏi rất nhiều công sức và trí tuệ.

No comments:

Post a Comment