Bài tập học kỳ Luật Tố tụng Hình sự - Hoàn thiện quy định của pháp luật về bắt bị cáo, bị can để tạm giam.
I. Lý luận chung về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
II. Những quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
II. Những quy định của bộ luật tố tụng hình sự 2003 về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam
Thực trạng quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị cao, bị can để tạm giam, nguyên nhân và biên pháp khắc phục
Nhìn chung các quy định của pháp luật về biện pháp bắt người này là tương đối hoàn thiện và cụ thể, đã góp phần tích cực vào công cuộc đấu tranh và phòng chống tội phạm. Tuy nhiên khi áp dụng vẫn còn tồn tại một số hạn chế .Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập tới những hạn chế còn thiếu sót trong luật.
1.Thực trạng các quy định của luật
Về đối tượng và các trường hợp áp dụng.
Như trên đã phân tích đối với phạm vi đối tương bắt đã phần nào phát huy được tác dụng tích cực,đảm bảo được mục đích của việc áp dụng các biên pháp ngăn chặn là để ngăn chặn tội phạm.Đồng thơì để tạo điều kiên thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết vu án hình sự thể hiện tính linh hoạt của pháp luật trong từng trường hợp cụ thể, góp phần tích cực vào mục tiêu chung phòng và chống tội phạm của nước ta. Nhìn chung việc bắt người trong truờng hợp này là chính xá, đảm bảo đúng đối tượng.
Tuy nhiên pháp luật chưa có quy định rõ ràng cụ thể đối vơi từng trường hơp bắt để tạm giam. Khi áp dụng biện pháp nà, cơ quan và người tiến hành tố tụng phải có căn cứ vào quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 88 BLTTHS quy định về điều kiện đối với bị can, bị cáo có thể bị bắt để tạm giam trong khi đó tại điều 80 lại không viện dẫn về điều kiện đối với bị can, bị cáo có thể bị bắt đẻ tạm giam được quy định tại điêu 88. Nh vậy không có sự liên hệ lôgic giữa các điều luật mà buộc người thực hiện tự nghiên cứu, tìm hiểu trong bộ luật. Đây là điểm thiếu sót cân được bổ xung sớm trong quy định của luật.
• Về thời hạn bắt theo lệnh.
Khi đem lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhưng khi triển khai bắt lại không bắt được ngay vì bị can bị cáo bỏ trốn, có trường hợp phải một thời gian sau mới bắt được.
Trong trường hợp này thời hạn bắt theo lệnh không phải là vô tận mà có hạn định. Vậy thời hạn là bao nhiêu ngày cần phải được quy định cụ thể trong BLTTHS. Thời gian trước đây mẫu lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam ghi rõ thời hạn tạm giam tính từ ngày ra lệnh nhưng vì không bắt được ngay đối tượng nên việc ghi thời hạn trong lệnh là không đúng thực tế, do vậy mẫu lệnh này đã được sửa đổi ghi thời hạn tạm giam tính từ khi bắt được bị can, bị cáo. Tuy nhiên theo chúng tôi cần phải quy định thời hạn cụ thể, nhất định chứ không thể kéo dài đến khi hết thời hạn điều tra vì vấn đề này còn liên quan đến chế định truy nã bị can.
Về vấn đề sử dụng lệnh bắt hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm tranh luận.
Theo quan điểm của tiến sĩ Nguyễn Văn Điệp trong luận án tiến sĩ luật học thì việc bắt bị cáo, bị can để tạm giam phải sử dụng hai lệnh riêng biệt là lênh bắt bị can, bị cáo để tạm giam và lệnh tạm giam bị can, bị cáo. Quan điểm của tiến sĩ dựa vào lập luận sau: “Cá nhân tôi đồng ý với ý kiến một vì trước hết phải xác định bắt và tạm giam là hai biện pháp ngăn chặn độc lập với nhau, giữa chúng có danh giới rõ ràng, ý nghĩa của hai biện pháp này cũng khác nhau. Khoản 2 Đ62 BLTTHS năm 1988 còng nh khoản 2 Đ80 BLTTHS năm 2003 chỉ quy định lênh bắt ghi rõ rãng ngày, tháng, năm, không ghi thời hạn tạm giam. Việc phê chuẩn của Viện kiểm sát theo các điều luật nêu trên được hiểu là Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt để tạm giam.
Thực tiễn cho thấy nếu sử dung lệnh bắt đồng thời là lênh tạm giam thì rõ ràng khi Viện kiểm sát phê chuẩn trong lệnh này đã ghi rõ thời hạn tạm giam. Vấn đề được đặt ra là nếu không bắt đựơc bị can, bị cáo theo đúng thời gian đã ghi trong lệnh thì sao? VD: lệnh bắt tạm giam giới hạn thời hạn tạm giam từ ngày 1/1/2003 nhưng đến ngày 7/1/2003 mới bắt được bị can thì lênh sẽ không khớp với thực tế. Nếu giữ nguyên lệnh thì bị can sẽ được lợi 7 ngày tạm giam. Muốn tính từ ngày bắt thì cơ quan ra lệnh phải đổi lại lệnh cho phù hợp. Nếu như vậy thì sẽ rườm rà lắm thủ tục mà nếu để khống thời hạn trong lệnh thì dẫn đến sự tuỳ tiện của cơ quan điều tra, điều này là không thể chấp nhận được…Việc bắt để tạm giam phải sử dụng hai lệnh riêng biệt là lênh bắt để tạm giam và lệnh tạm giam trong đó lệnh bắt bị can, bị cáo không ghi thời hạn tạm giam.” (Các biện pháp ngăn chặn bắt, tạm giữ, tạm giam trong TTHS Việt Nam, thực trạng nguyên nhân và giải pháp. Luận án tiến luật học, Nguyễn Văn Điệp).
Theo quan điểm của PGS.TS. Nguyễn Đức Thuận (bộ công an) trong bài viết của mình đăng trên tạp chí luật học số 7 năm 2008 thì cho rằng việc sử dụng lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì chỉ cần sử dụng một lệnh kép như hiện nay các cơ quan điều tra đang dùng là được. Quan điểm này dựa trên lập luận: “ Hiện nay cơ quan điều tra các cấp vẫn đang dùng mẫu lệnh bắt, tạm giam bị can để bắt bị can và trong lệnh này ghi cả thời hạn tạm giam bị can, trong khi đó bắt bị can, bị cáo để tạm giam và tạm giam là hai biện pháp ngăn chặn độc lập mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Có ý kiến cho rằng trong trường hợp trên phải dùng hai mẫu lệnh, đó là “lệnh bắt bị can để tạm giam” và “lệnh tạm giam vị can”, tức là sau khi bắt được bị can mới ra lệnh tạm giam bị can. Chúng tôi thấy ý kiến trên đảm bảo được tính khoa học và rõ ràng trong việc áp dung pháp luật nhưng lại gặp khó khăn là Viện kiểm sát không thể phê chuẩn lệnh tạm giam bị can trước khi cơ qân điều tra bắt được bị can vì không biết thời hạn tạm giam được tính từ ngày nào; trường hợp bắt được bị can rồi mới ra lênh tạm giam và xin phê chuẩn của Viện kiểm sát thì phải có quy định của luật TTHS về thời hạn phê chuẩn lệnh tạm giam, trong thời gian chờ phê chuẩn của Viện kiêm sát, bị can chưa thể bị tạm giam thì xử lí thế nào? Do vậy việc thực hiện lệnh kép nh hiện nay là phù hợp với thực tiễn, chỉ cần quy định thêm về hiệu lực thời gian của lệnh này.” (Tạp chí luật học số 7/2008, chuyên đề về sửa đổi bổ sung BLTTHS 2003.).
Ngoài ra còn một số người cho rằng việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì chỉ cần lệnh tạm giam là đúng với BLTTHS. Những người theo quan điểm này căn cứ vào các công văn sè 86/NC-PL ngày 9/5/1989 và công văn 481/NC- PL ngày 18/11/1992 của Toà án nhân dân tối cao trả lời về lệnh bắt ghi: “Khi xét thấy cần tạm giam bị can, bị cáo để xét xử thì toà án chỉ cần ra lệnh tạm giam mà không ra thêm lệnh bắt”; và tại công văn số 481/NC- PL ngày 18/11/1992 của Toà án nhân dân còn hướng dẫn: đối với các bị can, bị cáo tại ngoại phạm tội thuộc trường hợp nghiêm trọng đặc biệt là đối với người pạm tội thụôc loại tham nhũng nếu họ chưa bị tạm giam thì toà án cần ra lệnh tạm giam họ để bảo đảm cho sự có mặt của hộ tại phiên toà.
Vậy nên, các cơ quan liên nghành ở trung ương có nghiên cứu, hướng dẫn để thống nhất trong nhận thức và áp dụng.
Theo quan điểm của chúng tôi thì chỉ cần người có thẩm quyền ra một lệnh là “Lệnh bắt tạm giam bị can”, “Lệnh bắt tạm giam bị cáo là đủ”, bởi vì.
Thứ nhất, việc bắt bị can, bị cáo sử dụng hai lệnh là “Lệnh bắt bị can để tạm giam” và “Lệnh tạm giam bị can” hoặc là “Lệnh bắt bị cáo để tạm giam” và “ lệnh tạm giam bị cáo” tuy đảm bảo được tính khoa học và rõ ràng khi áp dụng pháp luật, nhưng lại gặp khó khăn là Viện kiểm sát không thể phê chuÈn lệnh tạm giam bị can trước khi cơ quan điều tra bắt được bị can vì không biết thời hạn tạm giam tính từ ngày nào. Trường hợp bắt được bị can rồi mới ra lệnh tạm giam và xin phê chuẩn thì phải có quy định của luật TTHS về thời gian phê chuẩn lệnh tạm giam. Trong thời gian chờ phê chuẩn của Viện kiểm sát mà bị can chưa thể bị tạm giam thì sử lí thế nào? Rõ ràng đây là điểm còn bất cập trong quy định của luật.
Thứ hai, nếu việc bắt bị can, bị cáo để tạm giam mà chỉ sử dụng một lệnh là “Lệnh tạm giam” thì trường hợp khi bị can, bị cáo đang được tại ngoại mà không bắt bị can, bị cáo thì không thể tạm giam được.
Do vậy việc sử dụng một lệnh kép là “Lệnh bắt tạm giam bị can” “Lệnh bắt tạm giam bị cáo” là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Khi Viện kiểm sát phê chuẩn lệnh bắt sẽ đồng thời phê chuẩn lệnh tạm giam vừa tránh được thủ tục rườm rà mà vẫn đủ thủ tục. Trong lệnh sẽ không ghi thời hạn giam và thời hạn tính kể từ khi cơ quan điều tra thực hiện xong lệnh thì sẽ ghi thời hạn vì giữa việc ra lệnh bắt và thời gian thực hiện sẽ có khoảng cách.
Từ sự phân tích trên thấy rằng việc sử dụng lệnh “kÐp” nh hiện nay các cơ quan có thẩm quyền đang sử dụng là hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên pháp luật cũng cần quy định thêm về hiệu lực thời gian của lệnh này.
Về vấn đề phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam.
Việc phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp đối với lệnh bắt bị cao, bị cáo để tạm giam do những người có thẩm quy định tại điểm d, khoản 1, Đ80 BLTTHS 2003 nhưng điều luật lại không quy định thời hạn Viện kiểm sát xét phê chuẩn là bao lâu. Trong thực tế các vụ án đơn giản tài liệu không nhiều thì Viện kiểm sát có thể xem xét phê chuẩn ngay trong ngày. Song trên thực tế không Ýt hồ sơ vụ án thu thập đến khi khởi tố, cơ quan điều tra đề nghị bắt tạm giam luôn có số lượng tài liệu rất lớn. Ví dụ: các tội xâm phạm trật tự quản lí kinh tế, các tội tham nhũng…,Viện kiểm sát đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu tài liệu, xác định căn cứ để xem xét có phê chuẩn hay không, ngoài ra không loại trừ trương hợp Viện kiểm sát vì lÝ do nào đó mà chậm trễ trong việc phê chuẩn dẫn đến bị can trốn, tiêu huỷ chứng cứ gây khó khăn cho công tác điều tra.
Để khắc phục hạn chế này điều luật nên quy đinh các mức thời hạn phê chuẩn của Viện kiểm sát theo từng loại vụ án đơn giản, phức tạp kể từ nhận được công văn đề nghị phê chuẩn và tài liệu vụ án.
Về thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của những người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra.
Quy định về thẩm quyền bắt bị can, bi cáo để tạm giam của những người quy định tại điểm d, khoản 1, Đ80 BLTTHS 2003 là tương đối đầy đủ, chính xác, song các quy định tại pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự ngày 4/4/1989 lại chưa được thay đổi cho phù hợp với BLTTHS năm 2003 vì thế khi áp dụng trên thực tế chưac có sự thống nhất. Vấn đề đặt ra là cần thay đổi Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự để phù hợp bộ luật TTHS 2003 nhằm tạo sự thống nhất trong hệ thống các văn bản pháp luật quy định về một lĩnh vực.
Về vấn đề đọc lệnh của người được giao nhiệm vụ thi hành lệnh bắt.
Bộ luật TTHS sự chỉ quy định chung chung người thi hành lệnh bắt phải đọc lệnh, giải thích quyên và nghĩa vụ của người bị bắt chứ không quy định là phải đọc lệnh trước hay sau khi bắt theo giáo trình trường ĐH Luật thì phải đọc lệnh trước khi bắt thế nhưng không phải mọi đối tượng bị bắt đều đứng im để nghe đọc lệnh mà trước đó người thi hành lệnh bắt phải sư dụng các biện pháp chiến thuật nghiệp vụ để bắt đối tượng. Nhất là đối với những bị can, bị cáo phạm tội về trật tự xã hội, chúng thường tìm cách lẩn trốn và chống trả. Do vậy nếu đọc lệnh trước khi bắt thì sẽ sảy ra trường hợp bị can, bị cáo bỏ trốn. Có lễ vấn đề này nhà làm luật để cho người thực thi tuỳ nghi áp dông.
2. Nguyên nhân.
Các quy định của pháp luật về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam đã có nhiêu tiến bộ song khi áp dụng trên thực tế vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
Trước hết phải thấy rằng kĩ thuật lập pháp của chúng ta vẵn còn hạn chế, những quy định của pháp luật nhiều khi chưa bao quát được tình hình thực tế. Cho nên khi áp dụng đã nảy sinh nhiều vấn đề mà quy định của pháp luật lại không phù hợp. Cũng do trình độ làm luật còn chưa cao nên những quy định đưa ra chưa rõ ràng, chưa cụ thể tạo ra nhiều cách hiểu nên có sự áp dụng không thống nhất.
Việc hướng dẫn các quy định của pháp luật nhiều khi cũng không rõ ràng, mập mờ, khó hiểu.
Do nhận thức của người áp dụng pháp luật, trình độ hiểu biết của người áp dụng chưa cao nên việc áp dụng cũng không có sự thống nhất, nhất là đối với những quy định của pháp luật mà chưa cụ thể, có nhiều cách hiểu. Việc áp dụng những quy định này đúng hay sai phụ thuộc vào nhận thức của người áp dụng.
Một nguyên nhân khác cần phải kể đến là hiện nay do tác động của nên kinh tế, xu thế tội phạm mang tính quốc tế, toàn cầu hoá nên làm phát sinh nhiều tội phạm mới, nguy hiểm trong khi các quy định của pháp luật lại chưa dự liệu được. Mặt khác trình độ, năng lực, trang bị của các cơ quan bảo vệ pháp luật lại hết sức đơn giản. Tội phạm hình sự diễn biến phức tạp song hoạt động của cơ quan bảo vệ pháp luật mang tính chất hành chính, sự nghiệp.
Nguồn kinh phí cho công tác xây dựng pháp luật và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ trao dồi đạo đức của những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo chưa được đầu tư thích đáng…Từ đó dẫn đến năng lực của những người làm công tác bắt còn hạn chế, ý thức trách nhiệm chưa cao, có trường hợp thoaí hoá biến chất.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu, bên cạnh đó cũng còn một số những nguyên nhân khác làm cho các quy định của pháp luật khi áp dụng trên thực tế còn những tồn tại, thiếu sót.
3. Một số kiến nghị và hướng hoàn thiện pháp luật.
Mét trong những yêu cầu đối với những quy định của pháp luật là rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phù hợp với thực tế để mọi công dân đều dễ dàng nắnm bắt và chấp hành. Nếu quy định của pháp luật không rõ ràng, không cụ thể thì sẽ gây ra khó khăn trước hết cho chính đội ngũ những người tiến hành tố tụng và cho cả những ai bị áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Các quy định của pháp luật TTHS 2003 về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam là tương đối rõ ràng, tuy nhiên qua nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hạn chế cần làm sáng tỏ, nếu không trong thực tiễn áp dụng sẽ dẫn đến vi phạm hay không đạt được mục đích khi áp dụng. Việc hoan thiện các quy định của pháp luật, khắc phục những hạn chế, mâu thuẫn là vấn đề cần thiết.
Một số ý kiến hoàn thiện là:
Cần phải có một khái niệm cụ thể về biện pháp bắt bị can, bị cáo để tạm giam nhằm tạo ra một cách hiểu thống nhất về biện pháp ngăn chặn này.
Về thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt của những người có thẩm quyền trong cơ quan điều tra: cần có sự thay đổi Pháp lênh tổ chức, điều tra hình sự 1989, có như vậy mới có sự thống nhất cao trong quá trình thực hiện các văn bản pháp luật quy định về cùng một lĩnh vực.
Về các trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam: cần phải quy định trong luật để ngươi có thẩm quyền dễ áp dụng trên thực tế hoặc viện dẫn quy định tại Đ88 BLTTHS 2003 để tạo ra lôgic giữa các điều luật.
Về vấn đề sư dụng lệnh bắt theo điều 80 BLTTHS 2003 theo sự phân tích ở trên việc sử dụng lệnh “kép” là “Lệnh bắt tạm giam bị can”, “Lệnh bắt tạm giam bị cáo” là phù hợp thực tiễn nhưng cần phải quy định cụ thể về hiệu lực thời gian của lệnh.
Về vấn đề thời hạn bắt bị can, bị cáo nh đã phân tích thì cần phải quy định cụ thể chứ không thể để kéo dài đến khi hết thời hạn điều tra bởi vì vấn đề này có liên quan tới chế định truy nã bị can. Thời hạn này là bao lâu thi các cơ quan có thẩm quyền cần phải nghiên cứu để quy định trong luật.
Vấn đề phê chuẩn lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam: cần phải có các mức thời gian phê chuẩn lệnh của Viện kiểm sát theo từng vụ án đơn giản, phức tạp, kê từ khi nhận được công văn đề nghị phê chuẩn và tài liệu vụ án.
Vấn đề bắt bị cáo ngay tại phiên toà cần quy định theo hướng: Việc bắt giam bị cáo ngay tại phiên toà phải có lệnh tạm giam vì nếu chỉ tuyên trong phần quyết định của bản án thì không thẻ tiếp tục tam giam bị cáo, do bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật chưa đem ra thi hành trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Đ225 BLTTHS 2003.
Để nâng cao hơn nữa trình độ của người làm luật và những người áp dụng luật thi cần phải có những biện pháp để đào tạo, đầu tư kinh phí cho những hoạt đông này.
No comments:
Post a Comment