04/11/2014
Cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường Ngoại hối - 9 điểm
Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng có đáp án.

MỞ ĐẦU

Trước một xu thế tất yếu toàn cầu hóa hiện nay, quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới ngày càng chặt chẽ hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế.Chính vỡ vậy đối với các doanh nghiệp ít nhiều liên quan tới ngoại tệ và đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thỡ việc dựng ngoại tệ với mục đích thanh toán, đầu tư…ngày càng gia tăng. Chớnh vỡ vậy, ngoại hối với nội dung chính là xác định mối quan hệ của đồng tiền các nước ngày càng trở nên quan trong hơn với nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoại hối nói chung và việc quản lý, điều hành ngoại hối nói riêng là vấn đề được tất cả các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt bởi nó có một ý nghĩa vụ cựng to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế của mỗi quốc gia. Để hiểu rừ hơn tầm quan trọng cũng như các cơ sở để Ngân hàng nhà nước quản lý, điều hànhường Ngoại hối em xin chọn đề tài “Phân tích cơ sở pháp lý để Ngân hàng Nhà nước quản lý, điều hành thị trường Ngoại hối, thực trạng và đề xuất pháp lý thông qua thực tiễn điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 6 năm 2012 trở lại đây”.

NỘI DUNG

I,Khái quát chung về ngoại hối, thị trường ngoại hối và quản lý ngoại hối.

1.Khái quát chung về Ngoại hối.

1.1. Khái niệm và vai trò của ngoại hối.

Ngoại hối là tiền nước ngoài, vàng tiêu chuẩn quốc tế, giấy tờ có giá và các công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài.

Ngoại hối có vai trò quan trọng đặc biệt, nó là phương tiện dự trữ của cải, phương tiện để mua, phương tiện thanh toán và hạch toán quốc tế.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng thì không thể có một quốc gia nào phát triển một cách đơn độc, khép kín mà đòi hỏi phải mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài. Chính vì vậy, dự trữ ngoại hối là một trong những mục tiêu kinh tế có ý nghĩa chiến lược quan trọng, có dự trữ ngoại hối cần thiết có nghĩa là Nhà nước đã nắm được trong tay một công cụ quan trọng để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Vì:

- Dự trữ ngoại hối đảm bảo sự cân bằng khả năng thanh toán quốc tế.

- Thoả mãn nhu cầu nhập khẩu để phục vụ cho kinh tế phát triển và đời sống trong nước, mở rộng chính sách đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài phục vụ mục tiêu chính sách kinh tế mở.

- Dự trữ ngoại hối là cơ sở cho việc phát hành tiền đảm bảo cho mối tương quan giữa tiền và hàng trong nước.

- Có dự trữ ngoại hối cần thiết, Nhà nước có thể chủ động sử dụng ngoại hối như một lực lượng để can thiệp, điều tiết thị trường tiền tệ theo mục tiêu, kế hoạch đã định.

- Đối với những đồng tiền được tự do chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là công cụ để can thiệp, điều chỉnh nhằm thiết lập sự cân bằng giữa các đồng tiền trong trật tự tiền tệ quốc tế. Còn đối với những đồng tiền không có khả năng chuyển đổi, dự trữ ngoại hối là lực lượng can thiệp thị trường nhằm duy trì sự ổn định tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ.

Chính vì vậy mọi quốc gia đều cần có dự trữ ngoại hối.

Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia bao gồm:

+ Ngoại tệ tiền mặt.

+ Số dư ngoại tệ trên tài khoản gửi ở nước ngoài.

+ Hối phiếu và các chứng nhận nợ của Chính phủ ngân hàng nước ngoài, của các tổ chức tài chính tiền tệ hoặc ngân hàng quốc tế phát hành và bảo lãnh.

+ Vàng tiêu chuẩn quốc tế, các loại ngoại hối khác của Nhà nước.

Nhưng cần phải nói đến dữ trữ ngoại hối có quan hệ với tình trạng cán cân thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, thu- chi ngoại tế do nền kinh tế qui định, do yêu cầu của quan hệ xuất nhập khẩu. Mà thu - chi ngoại tệ không phải nằm hết trong tay Nhà nước mà còn một phần trôi nổi trong dân cư chính vì vậy cần có chính sách ngoại hối để thu hút ngoại hối vào quỹ dự trữ.

Dự trữ ngoại hối là tài sản nợ đối với nền kinh tế và là tài sản có trên bảng cân đối tài sản của Ngân hàng Trung Ương (NHTW).NHTW là cơ quan duy nhất được phát hành tiền, là ngân hàng của các ngân hàng, là ngân hàng của chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước (NHNN)Việt Nam được giao nhiệm vụ quản lý ngoại hối là hợp lý.

2, Thị trường Ngoại hối.

2.1.Khái niệm về thị trường ngoại hối: 

Sự ra đời và phát triển của thị trường ngoại hối của gắn liền với sự phát triển của ngoại thương. Khác với nội thương các giao dịch ngoại thương liên quan đến nhiều loại đồng tiền của các quốc gia khác nhau. Ví dụ quan hệ ngoại thương giữa Anh và Pháp liên quan đến ít nhất 2 loại tiền là đồng bảng Anh và đồng franc pháp.Mục tiêu của các thương nhân anh là đồng bảng Anh trong đó mục tiêu của các thương nhân Pháp là đồng franc Pháp. Do đó thực tiễn kinh doanh đũi hỏi một cơ chế nào đó nhằm giúp thương nhân Anh đổi GBP lấy FRF và ngược lại. Cơ chế đó chính là thị trường ngoại hối. Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế diễn ra các hoạt động giao dịch các loại ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị như ngoại tệ.

2.2. Đặc điểm của thị trường ngoại hối: 

Vỡ là thị trường mua bán các loại hàng hóa đặc biệt đó là đồng tiền của các nước nên thị trường ngoại hối có các đặc điểm riêng mà các thị trường khác không có được đó là: 

+ Thị trường ngoại hối là thị trường giao dịch mang tính chất quốc tế. Phạm vi hoạt động của nó không đóng khung trong một quốc gia mà lan rộng toàn cầu nhằm phục vụ cho các hoạt động mua bán, giao dịch ngoại tệ.

+ Thị trường ngoại hối là thị trường hoạt động liên tục 24/24 giờ trên ngày

3, Quản lý Ngoại hối

3.1. Khái niệm quản lý ngoại hối:

Quản lý ngoại hối là việc Nhà nước áp dụng các chính sách, các biện pháp tác động vào quá trình nhập, xuất ngoại hối - đặc biệt là ngoại tệ và sử dụng ngoại hối theo ngững mục tiêu nhất định.

3.2. Mục đích của quản lý ngoại hối:

Như đữ nói ở trên vì tầm quan trọng của quỹ dự trữ ngoại hối nên cần phải có chính sách quản lý ngoại hối và việc quản lý ngoại hối được giao cho NHNN thực hiện. Quản lý ngoại hối nhằm các mục đích sau:

3.2.1. Điều tiết tỷ giá thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia:

NHTW thực hiện các biện pháp nhằm tập trung các nguồn ngoại hối - đặc biệt là ngoại tệ vào tay mình. Thông qua đó sử dụng hợp lý, hiệu quả cho các nhu cầu phát triển kinh tế. Đồng thời cũng sử dụng chính sách ngoại hối như một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ, thông qua việc mua bán ngoại hối để can thiệp vào tỷ giá nhằm ổn định giá trị đồng tiền, tác động vào lượng tiền cung ứng. 

3.2.2. Bảo tồn quỹ dự trữ ngoại hối:

NHTW là cơ quan quản lý tài sản quốc gia, được giao nhiệm vụ quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia nhưng không chỉ là bảo quản, cất giữ mà còn phải biết sử dụng để phục cụ cho đầu tư phát triển kinh tế, luôn đảm bảo an toàn không bị ảnh hưởng của rủi ro tỷ giá. Cần phải mua, bán để tránh thất thoát, sói mòn, đảm bảo giá trị đồng bản tệ.

3.2.3.Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế:

Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh quan hệ thu chi của một nước đối với nước ngoài, nó phản ánh đầy đủ xu hướng cung cầu ngoại tệ trong các giao dịch quốc tế nên nó tác động rất lớn đến tỷ giá hối đoái của đồng bản tệ.

Khi cán cân thanh toán quốc tế bội thu nên lượng ngoại tệ chảy vào trong nước dẫn đến cung về ngoại tệ tăng, làm tỷ giá vận động theo xu hướng giảm và ngược lại. Như vậy nếu không có sự can thiệp của NHTW, tỷ giá sẽ tăng giảm theo cung cầu thị trường.

3.3 Cơ chế quản lý ngoại hối:

3.3.1. Cơ chế tự do ngoại hối:

Thực hiên cơ chế tự do ngoại hối có nghĩa là ngoại hối được tự do lưu thông trên thị trường, cân bằng ngoại hối do thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của Nhà nước, do vậy tỷ giá sẽ phù hợp với sức mua của đồng tiền trên thị trường. Tỷ giá thả nổi dẫn đến lãi suất, luồng vỗn vào và ra hoàn toàn do thị trường chi phối.

Trong cơ chế này, làm cho giao lưu kinh tế giữa các quốc gia phát triển. Nhưng trên thực tế nền kinh tế của các quốc gia là không ngang bằng nhau nên sẽ dẫn đến có nước nhập siêu, có nước xuất siêu. Quốc gia nào cán cân thanh toán thặng dư lại càng thặng dư, thâm hụt lại càng thâm hụt.

3.3.2.Cơ chế quản lý:

Đây là cơ chế mà hiện nay hầu hết các quốc gia đều áp dụng.ở đây, các nước áp dụng cơ chế có sự quản lý của Nhà nước, song tuỳ từng nước mà mức độ quản lý can thiệp có sự khác nhau.

- Cơ chế Nhà nước thực hiện quản lý hoàn toàn:

Theo cơ chế này, Nhà nước thực hiện độc quyền ngoại thương và độc quyền ngoại hối. Nhà nước áp dụng các biện pháp hành chính để ngoại hối tập trung hết vào tay mình. Nhà nước qui định tỷ giá mà tất cả các giao dịch ngoại hối đều phải chấp hành. Các tổ chức kinh doanh ngoại hối nếu lãi phải nộp cho Nhà nước, nếu lỗ Nhà nước bù.

- Cơ chế quản lý có điều tiết:

Trong nền kinh tế thị trường, trong xu hướng toàn cầu hoá thì cơ chế quản lý hoàn toàn là không hiệu quả. Để khắc phục sự áp đặt, Nhà nước đã tiến hành điều tiết nhưng đã gắn với thị trường. Nhà nước kiểm soát ở mức độ nhất định để phát huy tính tích cực của thị trường, hạn chế những nhược điểm do thị trường gây ra, tạo điều kiện cho nền kinh tế trong nước phát triển, ngăn chặn những cú sốc từ bên ngoài.Ở Việt Nam hiện nay cũng đang sử dụng cơ chế quản lý này.

II, Các cơ sở pháp lý để NHNN quản lý, điều hành thị trường ngoại hối.

Ở Việt Nam trong thời kế hoạch hoá tập trung, NHNN Việt Nam đã ban hành các qui định về quản lý ngoại hối nhằm thu hút nguồn thu về ngoại hối và hạn chế chi ngoại hối ra nước ngoài. Quản lý ngoại hối tập trung vào tay nhà nước, chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới được tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá theo tỉ giá ấn định. Nếu lãi Nhà nước thu, nếu lỗ Nhà nước bù.

Sau khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế, thực hiện pháp lệnh ngân hàng. Nhà nước đã ban hành các qui chế về quản lý ngoại hối. Nhưng cho đến năm 1994, khi thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời mới đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quản lý ngoaị hối ở nước ta.

1. Điểm lại các chính sách về quản lý ngoại hối, các hoạt động liên quan đến ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái từ năm 1994 đến nay:

1.1.Về quản lý ngoại hối:

Trước đây, hoạt động ngoại hối được thực hiện theo Điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo Nghị định số 16/HĐBT ngày 18/10/1998. Tuy nhiên, để phù hợp với tiến trình chuyển sang kinh tế thị trường và thông lệ quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bước đổi mới theo hướng tăng cường khả năng quản lý, kiểm soát ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ.

Đặc biệt, sau một số chỉ thị của Chính Phủ về tăng cường công tác quản lý ngoại hối, với sự ra đời của Quyết định số 396/ TTg ngày 4/8/1994 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc bổ sung, sửa đổi một số điểm về quản lý ngoại tệ trong tình hình mới”, chính sách quản lý ngoại hối đã được đổi mới cơ bản để đạt được mục tiêu trên. Quyết định số 396 qui định việc sử dụng ngoại tệ trên tài khoản của các doanh nghiệp. Theo đó các doanh nghiệp chỉ được để lại một phần ngoại tệ để chi tiêu, ngoài ra phải bán hết cho các ngân hàng. Ngoài ra, Quyết định đưa ra qui định về việc quản lý tài khoản tiền gửi ngoại tệ của doanh nghiệp (kể cả tài khoản ở nước ngoài), mọi hoạt động thanh toán, mua bán, chi trả đều phải thực hiện qua ngân hàng, công ti tài chính được phép, qui định các đơn vị bán hàng và làm dịch vụ có các khoản thu ngoại tệ thực hiện thu bằng đồng Việt Nam nhằm tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, hạn chế sử dụng ngoại tệ, hướng tới mục tiêu trên đất nước Việt Nam chỉ lưu hành đồng Việt Nam.

Cùng với việc đổi mới quản lý ngoại hối theo Quyết địng 396 nêu trên, để đáp ứng yêu cầu của việc điều hành, quản lý ngoại hối theo cơ chế thị trường, ngày 20/9/1994, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 203/QĐ-NH13 “về việc thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng”. Với sự ra đời và hoạt động của thị trường ngoại tệ lên ngân hàng bằng phương thức giao dịch qua hệ thống viễn thông (Fax, điện thoại, mạng vi tính) nhằm khắc phục một số hạn chế của phương thức giao dịch trực tiếp của 2 trung tâm giao dịch trươchính sách đây. Đặc biệt, tỷ giá được hình thành trên thị trường theo thoả thuận giữa các thành viên trong biên độ cho phép bằng +/- 0,5% so với tỷ giá chính thức do NHNN công bố. NHNN tham gia thị trường với tư cách là người mua bán cuối cùng, thực hiện can thiệp trên thị trường thông qua việc mua bán với các thành viên trên thị trường. Cho đến nay để đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá hoạt động và công cụ theo xu thế phát triển của thị trường, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 101/1999/QĐ-NHNN13 ngày 26/3/1999 “Về việc ban hành Qui chế tổ chức hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” thay thế Quyết định 203/QĐ-NH13 trước đây. Qui chế mới qui định những điều kiện cụ thể hơn đối với việc tham gia thị trường của các Tổ chức tín dụng (số ngoại tệ giao dịch tối thiểu tương đương 50.000 USD, loại hình, phương thức, nguyên tắc giao dịch …)

Trước những diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, để giảm thiểu tác động của cuộc khủng hoảng đến nền kinh tế Việt Nam, tăng cường kiểm soát các luồng ngoại tệ, giảm căng thẳng cung- cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng gây sức ép lệ tỷ giá, trong năm 1998, Chính phủ đã áp dụng các biện pháp hành chính nhằm tăng cường công tác quản lý ngoại hối, giải quyết những ách tắc của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Trước hết, phải kể đến Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ “về một số biện pháp quản lý ngoại tệ”.

Theo Quyết định số 37, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ phải chuyển ngay ngoại tệ thu được vào tài khoản mở tại tổ chức tín dụng sau khi trừ đi số ngoại tệ ước tính chi tiêu cho tháng sau.Mặt khác, mỗi doanh nghiệp chỉ được mở một tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại một tổ chức tín dụng, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn mở nhiều tài khoản phải đăng ký với NHNN. Khi có nhu cầu ngoại tệ trong tương lai cho những giao dịch phù hợp với qui định quản lý ngoại hối, các tổ chức và doanh nghiệp có quyền ký hợp đồng mua bán kỳ hạn với tổ chức tín dụng. Các tổ chức, doanh nghiệp đã bán số ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, trong thời gian 6 tháng khi có nhu cầu chi trả phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối thì được quyền mua lại tổ chức tín dụng đó số ngoại tệ tối thiểu tương ứng số ngoại tệ đã bán.

Tuy nhiên, việc thực hiện Quyết định 37 cũng gặp khó khăn như các doanh nghiệp tính toán số ngoại tệ được giữ lại vượt quá số ngoại tệ thực tế cần chi tiêu trong tháng sau do các doanh nghiệp e ngại mua lại ngoại tệ từ ngân hàng sẽ bị giá cao hơn so với giá họ đã bán trước đó, Do đó, Quyết định 37, Chính phủ tiếp tục ban hành và Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 “Về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức”. Quyết định này đã qui định cụ thể số ngoại tệ các doanh nghiệp phải bán cho các ngân hàng sau 15 ngày là 80% đối với nguồn thu vãng lai. Ngoài ra, trong Quyết định này cũng khẳng định quyền được mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức từ các ngân hàng khi có như cầu ngoại tệ đáp ứng cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác. Đồng thời ngày 30/9/1998 NHNN đã ban hành Thông tư số 08/1998/TT-NHNN7 “Hướng dẫn thi hành Quyết định số 173/1998/QĐ_TTg của Chính phủ”. Tiếp theo đó, ngày 1/12/1998, Chính phủ ban hành Quyết định số 232/1998/QĐ-TTg sửa đổi khoản 1 và 2 điều 1 của Quyết định 173. Theo đó người cư trú là tổ chức phải bán ngoại tệ cho các ngân hàng được phép ngay khi ngoại tệ được chuyển hoặc nộp vào tài khoản ngoại tệ của tổ chức tín dụng đó mở tại ngân hàng. Sang đến năm 1999, tình hình cung cầu trên thị trường ngoại tệ không còn căng thẳng như trước. Hơn nữa, để tăng tính chủ động trong sử dụng ngoại tệ của doanh nghiệp và từng bước tiến tới tự do hoá các giao dịch ngoại tệ, tỉ lệ kết hối giảm xuống chỉ còn 50% theo Quyết định số 180/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 17/8/1998 đánh dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý ngoại hối khi Nghị định số 63/1998/NĐ_CP về quản lý ngoại hối được Chính phủ ký ban hành thay thế Nghị định 161. Nghị định này có một số điểm cơ bản như sau:
- Đưa ra một số khái niệm mới về ngoại hối.
- Xác định rõ khái niệm người cư trú và người không cư trú để thuận lợi cho quản lý ngoại hối. 
- Phân chia các giao dịch có liên quan đến quản lý ngoại hối ra thành giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch liên quan đến ngoại hối của tổ chức tín dụng.
- Chính thức qui định quyền sử dụng ngoại tệ cá nhân.

Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung sửa đổi một số qui định về phát hành giấy tờ có giá ngoại tệ, các nguyên tắc xác định tỷ giá, mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ, nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của các tổ chức, việc mua và chuyển ngoại tệ cá nhân, mang ngoại tệ và đồng Việt Nam khi xuất cảnh, qui định chi tiết về hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng và bàn thu đổi ngoại tệ… Tiếp theo, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/1999/TT-NHNN7 ngày 16/4/1999 hướng dẫn Nghị định 63, đưa ra qui định chi tiết về ngoại hối và quản lý ngoại hối trong tình hình mới. Với những điểm mới như vậy, chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam đã được xây dựng một cách toàn diện và hệ thống hơn nhằm thực hiện chủ trương từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các giao dịch ngoại hối, tăng khả năng hoà nhập quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

1.2.Các qui định về giao dịch ngoại hối và quản lý kinh doanh ngoại hối:

Ngoài các biện pháp hành chính trên, NHNN đã ký Quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/1/1998 của Thống đốc NHNN “Về việc ban hành qui chế hoạt động giao dịch ngoại hối”, cho phép các tổ chức tín dụng thực hiện các giao dịch ngoại hối kỳ hạn (FORWARD), hoán đổi (SWAP) nhằm góp phần bình ổn thị trường ngoại hối, hỗ trợ phát triển và hoàn thiện thị trường, hướng tới hoà nhập thị trường hối đoái toàn cầu thông qua việc đa dạng hoá các công cụ giao dịch trên thị trưoừng ngoại tệ liên ngân hàng, nâng cao tính linh hoạt cho các tổ chức tín dụng trong giao dịch trên thị trường. Đồng thời NHNN đã ban hành Quyết định số 16/1998/QĐ- NHNN7 ngày 10/1/1998 “Về việc qui định nguyên tắc ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi”. Với 2 Quyết định trên, NHNN đã tạo cơ sở pháp lí cho các hoạt động kinh doanh ngoại hối, đồng thời tạo công cụ phòng ngừa rủi ro trước những biến động về lãi suất và tỷ giá trong tương lai, nhất là giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động trong kinh doanh.

Một trong các biện pháp tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối của các NHTM nhằm hạn chế tối đa hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, tạo cầu giả tạo dẫn đến các cú sốc tỷ giá có thể kể đến việc duy trì quản lý trạng thái ngoại hối đối với các NHTM trong nước và trạng thái đồng Việt Nam đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Về trạng thái ngoại hối: NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối thực hiện từ 1994 theo Quyết định số 204/QĐ-NH7 ngày 20/9/1994 của Thống đốc NHNN ban hành “Qui chế tạm thời trạng thái ngoại hối đối với tổ chức tín dụng được kinh doanh ngoại hối”. Theo đó, trạng thái ngoại hối được qui định chính thức, chi tiết hơn qui định tại Qui chế tạm thời về trạng thái ngoại hối trước đây. Cụ thể, NHNN qui định rõ trạng thái ngoại hối dư thừa hay dư thiếu của Đôla Mỹ cuối ngày không được vượt quả 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng và tổng trạng thái dư thừa hay dư thiếu của ngoại hối không được vượt quá 30% vốn tự có của tổ chức tín dụng. Về trạng thái đồng Việt Nam: cũng trong ngày 10/1/1998, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 20/1998/QĐ-NHNN1 điều chỉnh về qui định về trạng thái đồng Việt Nam đối với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Theo đó, ngân hàng loại này được phép duy trì trạng thái đồng Việt Nam trong phạm vi 15% so với vốn của ngân hàng nguyên xứ cấp và quỹ dự trữ. Tỉ lệ này trước đây được qui định là 10% theo Quyết định số 380-1997/QĐ/NHNN1 ngày 11/11/1997 của Thống đốc NHNN. Ngoài ra, NHNN đã đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nắm bắt tình hình thực tế thực hiện chế độ quản lý ngoại hối và có giải pháp cần thiết hợp lý.

1.3.Về quản lý các hoạt động liên quan đến ngoại hối, vay nợ và trả nợ nước ngoài:

Cùng với các chính sách, qui định nêu trên, trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp khuyến khích chuyển kiều hối về nước. Điều này có thể thấy rõ thông qua việc Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 “Về việc khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài chuyển tiền về nước” và tiếp theo NHNN ban hành thông tư số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/2/2000 Hướng dânc thi hành Quyết định 170 nhằm khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài chuyển ngoại tệ về nước. Theo đó, người thụ hưởng không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài chuyển về, được nhận bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam theo yêu cầu, được bán cho tổ chức tín dụng hoặc bàn đổi ngoại tệ hoặc gửi tiết kiệm ngoại tệ, mở và gửi vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ các nhân tại tổ chức tín dụng được phép… Trước đây, khoản kiều hối chỉ được bằng đồng Việt Nam. Sau đó đến Quyết định số 48-QĐ/NH7 ngày 23/2/1995 của Thống đốc NHNN về việc người Việt Nam ở nước ngoài chuyển ngoại tệ về  nước đã qui định cho phép gửi trên tài khoản ngoại tệ , tiết kiệm ngoại tệ và rút bằng ngoại tệ tiền mặt theo yêu cầu hoặc chuyển đổi thành đồng Việt Nam. Nhưng với việc qui định chi tiết về các biện pháp khuyến khích chuyển tiền cá nhân, Quyết định 170 đánh dấu một bước tiến mới trong việc nới lỏng chuyển tiền cá nhân, từng bước tự do hoá các giao dịch vãng lai.

Việc quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá hối đoái không thể tách rời việc quản lý các luồng vốn ngoại tệ dưới các hình thức khác nhau. Chính vì vậy, công tác quản lý nợ nước ngoài trong đó bao gồm cả việc kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn ngắn hạn nước ngoài thông qua việc mở L/C nhập hàng trả chậm đã được Chính phủ ngày càng coi trọng.

Trước đây, việc quản lý nợ nước ngoài được thống nhất thực hiện theo Nghị định 58/CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ về việc ban hành Qui chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Theo qui chế này, các nguồn vay nợ nước ngoài của Chính phủ và của doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền như Bộ tài chính, NHNN, Bộ kế hoạch và đầu tư phối hợp quản lý. Cho đến năm 1996, việc điều hành vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp thực hiện theo hạn mức vay nước ngoài của khu vực công mà Chính phủ thoả thuận với IMF theo chương trình ESAF. Tuy nhiên, tình hình quản lý vay nợ nước ngoài nhất là vay ngắn hạn dưới hình thức mở L/C trả chậm ngày càng là vấn đề đáng quan tâm (nhập siêu ở mức báo động trong khi đó nhập khẩu dưới hình thức mở L/C trả chậm chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng giá trị nhập khẩu năm 1995). Để quản lý chặt chẽ việc mở L/C trả chậm của các NHTM, trong năm 1997, NHNN đã ban hành qui chế mở L/C nhập hàng trả chậm kèm theo Quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997, trong đó qui định cụ thể các điều kiện đối với ngân hàng và doanh nghiệp để được mở L/C trả chậm; thời hạn trả chậm đối với L/C nhập nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng không quá 1 năm nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng vốn không đúng mục đích; yêu cầu mức ký quỹ tối thiểu đối với L/C trả chậm nhập hàng tiêu dùng. Tiếp theo NHNN đã ban hành công văn số 931-1997/CV-NHNN7 ngày 17/11/1997 qui định cụ thể hạn mức vay ngắn hạn nước ngoài và bảo lãnh vay ngắn hạn ngân hàng không vượt quá 3 lần vốn tự có, mức ký quỹ tối thiểu mở L/C trả chậm bằng 80% giá trị nhập khẩu. Để chấn chỉnh việc mở L/C trả chậm, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/1997/TT-NHNN ngày 4/2/1997 hướng dẫn Quyết định 802-TTg ngày 24/9/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc xử lý tồn tại về mở thư tín dụng (trong đó qui định trách nhiệm của ngân hàng bảo lãnh và một số vấn đề giải quyết thế chấp, cầm cố của NHTM liên quan đến việc mở L/C trả chậm).

Để tiêp tục thu hút nguồn vốn nước ngoài cũng như tăng cường quản lý việc sử dụng nguồn vốn này phục vụ cho sừ nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, ngày 7/11/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/1998/NĐ-CP về qui chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài. Nghị định mới ra đời bổ sung và thay thế một số qui định không còn phù hợp trong nghị định 58, tạo một khuôn khổ pháp lý về quản lý vay, trả nợ nước ngoài của Chính phủ, của doanh nghiệp, trách nhiệm cụ thể của các cơ quan Nhà nước trong quản lý các khoản vay nợ nước ngoài, trách nhiệm trả nợ của người đi vay, đảm bảo sử dụng vốn vay có hiệu quả, đảm bảo khả năng trả nợ, nâng cao uy tín của người Việt Nam đối với thị trường tài chính quốc tế. Để thực hiện trách nhiệm của NHNN trong việc quản lý các khoản vay nợ nước ngoài của các doanh nghiệp theo điều 22 và điều 24 Nghị định 90, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 03/TT-NHNN7 ngày 12//8/1999 hướng dẫn việc vay và trả nợ của các doanh nghiệp.

Để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Chính Phủ Việt Nam đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Riêng về các qui định quản lý ngoại hối đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh… cũng đã cho thấy các bước điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:

Mức thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài 2000 đã được giảm từ 5%,7%,10% trước đây xuống 3%,5%,7% tương ứng.

Ngoài ra, nhằm mục đích ổn đinh cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện đồng tiền  Việt Nam chưa chuyển đổi và dự trữ ngoại tệ có hạn, Luật đầu tư nước ngoài trước đây qui định các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên nước tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. Nhà nước chỉ hỗ trợ cân đối ngoại tệ cho các công trình cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu thiết yếu và các công trình quan trọng khác. Nhưng đến Luật sửa đổi bổ sung 2000 đã qui định yêu cầu tự cân đối ngoại tệ bằng việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bên hợp đồng hợp tác liên doanh được mua ngoại tệ từ các NHTM để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo qui định tại Nghị định 63 về quản lý ngoại hối.Chính phủ đảm bảo cân đối ngoại tệ đối với một số rất ít dự án đặc biệt quan trọng theo chương trình cuả Chính phủ trong từng thời kỳ, hỗ trợ cân đối ngoại tệ đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng và một số dự án quan trọng khác.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật sửa đổi năm 2000 qui định trong trường hợp đặc biệt được NHNN cho phép, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được mở tài khoản tại ngân hàng nước ngoài, trong khi qui định trước đây theo Luật đầu tư nước ngoài 1996 qui định là chỉ được mở tài khoản vốn vay.

Về việc quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA: Hiện nay thực hiện theo Nghị đinh số 87-CP ngày 5/8/1997 của Thủ tướng Chính phủ thay thế Nghị định số 20-CP ngày 15/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ trước đây.

1.4.Về điều hành tỷ giá hối đoái:

Có thể nói rằng kể từ năm 1994 với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, NHNN đã thực hiện một bước chuyển cơ bản về điều hành tỷ giá theo cơ chế mới thay thế cho việc thực hiện chế độ tỷ giá trước đây. Từ thời điểm này, NHNN bắt đầu công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và VND theo tỷ giá mua bán trên thị trường chỉ được phép giao động trong biên độ cho phép là 0,5% so với tỷ giá chính thức (Quyết định số 245-QĐ/NH7 ngày 3/10/1994 về qui định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ). Tiếp theo, để khuyến khích các ngân hàng tham gia tích cực hơn trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bằng cách cho phép các ngân hàng được điều chỉnh tỷ giá linh hoạt hơn và hạn chế đồng Việt Nam bị đánh giá cao, tới ngày 21/11/1996, với Quyết định số 311/QĐ-NH7, biên độ giao dịch được nâng lên 1%.

Sang đến đầu năm 1997, nhu cầu ngoại tệ của ngân hàng trở nên cấp bách để thanh toán L/C và trả nợ vay nước ngoài, thị trường căng thẳng về ngoại tệ trong khi cán cân vãng lai đã bội chi đến mức báo động, và nhất là đồng tiền một số nước trong khu vực đã phá giá nhẹ. Để tạo sự cân bằng cung- cầu trên thị trường, giảm bớt áp lực căng thẳng ngoại tệ, NHNN đã ban hành Quyết định số 45/QĐ-NH7 ngày 27/2/1997 mở rộng biên độ giao dịch lên 5%.

Mặc dù có sự giảm giá từ đầu năm 1997, đến ngày 13/10/1997, để hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực qua việc một số đồng tiền của các nước bạn hàng và cạnh tranh trong khu vực giảm giá danh nghĩa, NHNN đã tiếp tục mở rộng biên độ lên 10% (Quyết định số 342/QĐ-NH7 ngày 13/10/1997).

Tuy nhiên, trước những thay đổi trong nước và quốc tế, mục tiêu của công tác điều hành tỷ giá đặt ra không phải thiên về ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam mà phải hướng tới mục tiêu lâu dài là kích thích sản xuất, thức đẩy tăng trưởng kinh tế, không gây biến động lớn và xáo trộn nền kinh tế xã hội, đặc biệt chú trọng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát được nhập khẩu và tăng dự trữ ngoại tệ. Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN đã chủ động tiếp tục điều chỉnh tỷ giá ngày 16/2/1998 nâng tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên 11.800 VND/USD (phá giá 5,6%). Sau đó, đến ngày 7/8/1998, NHNN đã tiếp tục phá giá 9,2% đồng Việt Nam thông qua việc thu hẹp biên độ giao dịch ngoại tệ từ 10% xuống còn 7%, đồng thời nâng tỷ giá chính thức từ 11.875 VND/USD lên 12.998 VND/USD (Quyết định số 276/1998/QĐ-NHNN7). Theo Quyết định này, tỷ giá chính thức do NHNN công bố vào ngày 7/8/1998 là tỷ giá đóng cửa của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ngày 6/8/1998. Điều này có nghĩa là tỷ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và Đôla Mỹ đã được NHNN ấn định trên cơ sở tỷ giá mua bán trên thị trường liên ngân hàng, nên tỷ giá chính thức sẽ phản ánh sát hơn tương quan cung cầu ngoại tệ trên thị trường.

Sang năm 1999, NHNN thực hiện một bước đổi mới cơ bản về điều hành tỷ giá từ quản lý có tính chất hành chính sang điều hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Theo Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN7 “Về việc công bố tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam với một số ngoại tệ” và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999 “Về việc qui định nguyên tắc xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ”, kể từ ngày 26/2/1999 thay bằng việc công bố tỷ giá chính thức, NHNN công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Tỷ giá này được áp dụng làm cơ sở để các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định tỷ giá mua bán ngoại tệ, áp dụng để tính thuế suất nhập khẩu. Trên cơ sở tỷ giá giao dịch thực tế bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của ngày giao dịch gần nhất trước đó do NHNN công bố, các tổ chức tín dụng được qui định tỷ giá giao dịch không vượt quá 0,1% so với tỷ giá này. Việc thay đổi cơ chế quản lý điều hành tỷ giá đã tạo quyền chủ động cho các NHTM trong việc tự qui định tỷ giá giữa đồng Việt Nam với các ngoại tệ khác không phải là USD.

Với cơ chế điều hành mới, tỷ giá của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở giao dịch trên thị trường và phản ánh tương đối khách quan sức mua của đồng Việt Nam so với ngoại tệ khác, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh đồng thời vẫn đảm bảo được vai trò kiểm soát của Nhà nước.

1.5.Về xử lý quan hệ lãi suất và tỷ giá:

Ngoài các chính sách, qui định trên, trong những năm qua, việc quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá luôn gắn liền với điều hành lãi suất và cơ chế tín dụng do sự biến động lãi suất tác động đến các luồng vốn di chuyển, từ đó ảnh hưởng đến biến động tỷ giá. Chính vì vậy, vấn đề xử lý quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá luôn được NHNN coi trọng. Có thể lấy một ví dụ rõ nét về vấn đề này qua việc điều hành lãi suất và tỷ giá năm 1998. Trong năm 1998, việc phá giá đồng Việt Nam khoảng 16% đã gây nên xu hướng người dân rút tiền gửi tiết kiệm VND sang tích trữ USD. Để hạn chế vấn đề này, ngay từ đầu năm 1998, NHNN đã kịp thời ban hành Quyết định số 39/1998/QĐ-NHNN1 ngày 17/1/1998 nâng lãi suất trần cho vay ngắn hạn VND từ 1 lên 1,2%/tháng và nâng lãi suất trần cho vay trung và dài hạn từ 1,1 lên 1,25%/tháng. Đồng thời, NHNN qui định lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa của pháp nhân tại tổ chức tín dụng. Tiếp theo, ngày 10/9/1998, NHNN đã ban hành Quyết định số 309/1998/QĐ-NHNN1 điều chỉnh giảm trần lãi suất cho vay ngoại tệ của tổ chức tín dụng từ 8,5% xuống còn 7,5% và giảm trần lãi suất tiền gửi USD của pháp nhân tại tổ chức tín dụng theo các kỳ hạn tương ứng 1-1,5 năm. Theo 2 Quyết định trên, các tổ chức tín dụng có điều kiện nâng lãi suất tiền gửi bằng VND và giảm lãi suất tiền gửi bằng USD, hạn chế dòng chuyển đổi từ VND sang USD.

2.Tác động của các chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá đến thị trường ngoại hối trong thời gian từ 1994 đến nay:

Tác động của chính sách quản lý ngoại hối và điều hành tỷ giá đến thị trường ngoại hối nói chung có thể thấy được qua việc thúc đẩy hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của NHNN, góp phần ổn định tỷ giá và góp phần tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Một số chính sách về các hoạt động liên quan đến ngoại tệ như chính sách thu hút kiều hối cũng có tác động nhất định trong việc đảm bảo cung ngoại tệ trên thị trường hay chính sách về quản lý mở L/C trả chậm góp phần tiết kiệm sử dụng ngoại tệ, hạn chế sức ép của cầu ngoại tệ lên tỷ giá…Tuy nhiên, ở đây chỉ tập trung vào việc đánh giá tác động của một số chính sách về tăng cường quản lý ngoại hối có ảnh hưởng lớn đến thị trường ngoại hối như biện pháp tăng cường quản lý ngoại tệ theo Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg, chính sách kết hối…

2.1.Về Quyết định số 37/1998/QĐ-TTg:

Trước khi Quyết định này ra đời, việc các tổ chức, đơn vị được phép mở nhiều tài khoản ngoại tệ  ở nhiều tổ chức tín dụng đã làm cho lượng ngoại tệ bị phân tán, khó kiểm soát và ngân hàng không quản lý được. Mặt khác, các doanh nghiệp có số dư ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi tại ngân hàng không muốn bán cho ngân hàng với lý do tỷ giá biến động thường xuyên và trong trường hợp muốn mua lại ngoại tệ thì NHTM thường xuyên khan hiếm ngoại tệ, không đáp ứng đủ nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Mọi giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hầu như đóng băng, không có bán ngoại tệ mà chỉ có mua với khối lượng lớn.

Thực hiện Quyết định 37, các doanh nghiệp chỉ được duy trì một tài khoản tiền gửi và khi có nhu cầu mở thêm tài khoản phải đăng ký với NHNN. Trên thực tế, việc đăng ký mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các đơn vị đã thực hiện nghiêm túc, một số các đơn vị đã đóng các tài khoản tiền gửi không cần thiết và tập trung ngoại tệ vào một tài khoản tại một NHTM. Đồng thời, hàng tháng, các NHTM phải báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngoại tệ trên tài khoản  của các doanh nghiệp ở các ngân hàng. Việc này giúp các ngân hàng bước đầu kiểm soát được nguồn ngoại tệ trên tài khoản, theo dõi được những doanh nghiệp có ngoại tệ nhưng không sử dụng đến và yêu cầu họ bán lại số ngoại tệ dư thừa cho ngân hàng, thực hiện mục đích tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, chống găm giữ ngoại tệ lãng phí không sử  dụng đến. Từ đó làm cho mọi giao dịch về ngoại tệ của các ngân hàng với khách hàng cũng như giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trở lại bình thường. Điều này có thể thấy được qua hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Vào tháng 1/1998, trước khi có Quyết định 37, do mất cân đối cung cầu ngoại tệ doanh số mua ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng đạt khoảng 280 triệu USD, trong khi đó doanh số bán lên tới gần 340 triệu USD. Sau 3 tháng thực hiện Quyết định 37, việc mua bán ngoại tệ giữa khách hàng và ngân hàng đã có chuyển biến tích cực, góp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của doanh nghiệp, giải toả được tâm lý căng thẳng về ngoại tệ. Tình hình mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trở lại bình thường, có mua, có bán, doanh số mua vào của các NHTM vượt quá doanh số bán ra, tạo điều kiện tăng tích luỹ ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng. Ngay sau khi thực hiện Quyết định 37, doanh số mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng tăng lên so với trước (tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng trong tháng 2/1998 tăng khoảng 8% so với tháng 1/1998, rieng tháng 3/1998 doanh số mua bán tăng khoảng 34% so với tháng trước). Cụ thể tháng 3 và tháng 4/1998, tổng doanh số mua bán ngoại tệ giữa ngân hàng và khách hàng đạt trung bình gần 1 tỷ USD/tháng.

Doanh số mua bán giữa các ngân hàng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng tăng. Cụ thể, doanh số tháng 2/1998 tăng khoảng 80% so với tháng 1/1998, doanh số tháng 3 tăng khoảng 16% so với tháng 2 và đến tháng 4 tình hình sôi động hơn với tổng doanh số mua bán giữa các ngân hàng lên tới 150 triệu USD, tăng hơn 70% so với tháng trước. Trong thời gian thực hiện Quyết định 37, doanh số mua luôn vượt doanh số bán ngoại tệ. Từ tình hình giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng có thể thấy mức tỷ giá hình thành trên thị trường liên ngân hàng đã khuyến khích được các thành viên tham gia thị trường, tạo tiền đề cho thị trường hoạt động trở lại bình thường.

Như vậy Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành kịp thời giải quyết ách tắc về cung cầu ngoại tệ, tập trung ngoại tệ vào ngân hàng, chống găm giữ và lãng phí không sử dụng ngoại tệ, góp phần đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ cần thiết của doanh nghiệp nhập khẩu, đẩy mạnh hoạt động trên thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định tỷ giá.

2.2.Về chính sách kết hối:

Thực tế, chính sách kết hối bắt đầu được khởi sướng từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 về nghĩa vụ bán và quyền mua ngoại tệ của người cư trú là tổ chức.

Trong điều kiện một nền kinh tế mà hiện tượng đôla hoá còn nặng nề như Việt Nam, quản lý ngoại hối bằng qui định tỷ lệ kết hối là một biện pháp quản lý hành chính cần thiết và thích hợp. Quyết định 173 ra đời là một bước tiếp nối cho Quyết định 37, đã có những tác động tích cực như góp phần giải quyết được:

- Xoá bỏ tình trạng găm giữ ngoại tệ, tập trung vào hệ thống ngân hàng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Điều này có thể nhận thấy được qua kết quả mua ngoại tệ của các NHTM. Tổng số ngoại tệ mà các NHTM đã mua được từ các nguồn thu vãng lai từ 12/9/`998 đến 28/5/1999 là gần 2 tỷ USD, chiếm một phần đáng kể trong tổng số ngoại tệ đã mua được tính cả số ngoại tệ mua được từ số dư trước ngày 12/9/1998.

- Giải quyết khó khăn về cung ngoại tệ, giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái, cải thiện hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thiêt yếu cho doanh nghiệp.  Như đã nêu trên, ngay sau khi thực hiện Quyết định 37 đến hết tháng 4/1998, doanh số mua ngoại tệ của các ngân hàng từ khách hàng đã vượt quá doanh số bán. Tuy nhiên, do một số hạn chế của Quyết định 37 và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ngày càng gây sức ép lên cung cầu ngoại tệ trên thị trường do xuất khẩu khó khăn, đầu tư nước ngoài giảm, cũng như ảnh hưởng khủng hoảng lên tâm lý găm giữ ngoại tệ trước sức ép giảm giá của VND, vào các tháng tiếp theo của năm 1998, tổng doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng từ khách hàng đã giảm, thấp hơn doanh số bán ra. Nhất là vào tháng 6 đến tháng 8 tổng doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng giảm từ mức bình quân 1 tỷ USD/ tháng xuống còn 500-600 triệu/tháng. Sau khi thực hiện Quyết định 173, doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng đã tăng dần, doanh số mua vào vượt doanh số bán ra. Giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng trong 3 tháng cuối năm tăng đáng kể. Riêng tháng 12/1998, tổng doanh số mua bán lên đến 1 tỷ USD, trong đó doanh số mua vào từ khách là 516 triệu USD, doanh số bán ra cho khách hàng là 505 triệu USD, về cơ bản các ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp.

Với sự chỉ đạo kiên quyết và triệt để của NHNN, việc thực hiện chính sách kết hối thống nhất của các NHTM đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy hoạt động trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.

- Góp phần ổn định tỷ giá hối đoái và hỗ trợ cho công tác điều hành tỷ giá hối đoái. Với việc thực hiện kết hối, tình trạng căng thẳng về cung cầu ngoại tệ trên thị trường, gây sức ép lên tỷ giá đã được xoá bỏ. Cùng với việc thực hiện điều chỉnh tỷ giá vào tháng 8/1998, tỷ giá trên thị trường đã dần dần ổn định, tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do không còn chênh lệch nhiều như trước.

Tuy nhiên, việc thực hiện kết hối cũng còn một số hạn chế nhất định như sau:

- Chính sách kết hối mang tính chất hành chính bắt buộc, không có tính kinh tế nên không thể áp dụng lâu dài, nhất là cần từng bước tạo điều kiện tiền đề để tiến tới mục tiêu đồng VND trở thành đồng tiền có khả năng chuyển đổi.

- Không đảm bảo cho “một sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp. (Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài không được Chính phủ đảm bảo hỗ trợ cân đối ngoại tệ thì không phải thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ và được quyền mua ngoại tệ cho các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép theo qui định). Các doanh nghiệp chịu thiệt thòi do chênh lệch tỷ giá khi bán cho ngân hàng và khi mua lại

- Yếu tố tâm lý không thuận lợi cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài. Tâm lý lo ngại không mua được ngoại tệ khi đã bán cho ngân hàng phát sinh.

- Các doanh nghiệp không được tự chủ trước vấn đề quản lý vốn ngoại tệ, khó khăn khi sử dụng các nghiệp vụ kinh doanh khác.

- Việc bóc tách nguồn ngoại tệ phải bán với các nguồn ngoại tệ khác cũng gặp phải khó khăn nhất định.

2.3.Tác động của các biện pháp điều hành tỷ giá đến thị trường ngoại hối:

Trước hết, tác động của việc đièu hành tỷ giá từ năm 1994 đế nay đến thị trường ngoại hối có thể thấy được qua diễn biến thay đổi tỷ giá qua các năm, đặc biệt là tỷ giá công bố chính thức sát với thực tế hơn, phù hợp với tương quan cung- cầu, do đó tăng khả năng điều tiết thị trường của tỷ giá do Nhà nước qui định, giảm khoảng cách giữa tỷ giá thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và tỷ giá thị trường tự do. Tỷ giá ổn định cả trên thị trường chính thức và thị trường tự do.

+ Trong năm 1997, NHNN thực hiện tăng biên độ tỷ giá giao dịch lên 5% rồi 10% và tăng dần tỷ giá chính thức từ 11.055 VND/USD vào đầu năm lên 11.175 VND/USD vào cuối năm. Việc NHNN tăng tỷ giá chính thức và tăng biên độ giao dịch dã góp phần điều chỉnh tỷ giá linh hoạt trên thị trường, phản ánh đúng sức mua của đồng Việt Nam hơn.

+ Trong năm 1998, sau hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức và điều chỉnh biên độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá của các ngân hàng, tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng cũng thay đổi theo và luôn ở gần mức trần qui định. Tỷ giá chính thức tăng khoảng 16%, tỷ giá thị trường liên ngân hàng tăng 13% từ mức trung bình tháng 1 là 12.293 VND/USD lên mức trung bình 13.895% VND/USD trong tháng 12. Tỷ giá trên thị trường tự do trong 2 tháng đầu năm chênh lệch nhiều so với tỷ giá thị trường liên ngân hàng, nhưng đến những tháng sau, khoảng cách này được thu hẹp lại đặc biệt trong hai tháng cuối năm, mức chênh lệch này hầu như không còn đáng kể. Các cơn sốt về tỷ giá đã được xử lý linh hoạt. Nếu như có thời điểm vào ngày 13/8/1998 và trong tháng 9/98 tỷ giá thị trường tự do đối với USD tiền mặt lên tới 15.000 VND/USD thì đến cuối năm 1998 tỷ giá ổn định xoay quanh mức 13.000 VND/USD.

+ Nhìn chung trong năm 1999, tỷ giá giữa đồng VND và USD khá ổn định. Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng tăng 1%, tỷ giá trên thị trường tự do tăng 1,1% so với năm 1998.

Cùng với việc thực hiện các biện pháp về tăng cường quản lý ngoại hối như việc thực hiện Quyết định 37, Quyết định 37 về yêu cầu kết hối và các biện pháp khuyến khích chuyển tiền kiều hối, trong những năm qua nhất là từ năm 1998, việc điều chỉnh kịp thời tỷ giá đã góp phần giải quyết một bước tình trạng ngưng trệ của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, doanh số giao dịch trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đã có xu hướng tăng lên cung ngoại tệ được khuyến khích hơn đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế. Điều này có thể thấy được qua việc phân tích tình hình hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng trước những tác động của một số biện pháp quản lý ngoại hối đã nêu tại phần trên. Tuy nhiên, có thể lấy một ví dụ cụ thể sau lần điều chỉnh nới rộng biên độ giao dịch vào tháng 7/1997, doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng tăng mạnh so với thời điểm trước đó, thậm chí có ngày lên tới 25 triệu USD.

Việc điều chỉnh tỷ giá đã giảm bớt sức ép đối với nguồn dự trữ của Nhà nước, NHNN không những đã hạn chế việc bán ngoại tệ để duy trì tỷ giá như trước đây mà còn tranh thủ mua ngoại tệ tăng dự trữ quốc tế. Hơn nữa, thông qua thị trường liên ngân hàng, NHNN đã nắm bắt được tình hình cung- cầu ngoại tệ để thực hiện can thiệp với mức độ thích hợp. Ngoài ra, cùng với các biện pháp quản lý ngoại hối, cũng như chính sách thu hút kiều hối, việc điều hành chính sách tỷ giá trong những năm qua đã có tác động tích cực đến việc tăng cường dự trữ ngoại tệ cho đất nước (thông qua việc góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu dẫn đến tăng cung ngoại tệ). Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam trong những năm qua đã tăng dần, cho đến nay mức dự trữ ngoại tệ lên đến khoảng 13 tuần nhập khẩu.

3.Tác động của chính sách  quản lý ngoại hối và chính sách điều hành tỷ giá đối với xuất khẩu, nhập khẩu:

Trong những năm qua với việc đổi mới quản lý ngoại hối và thực hiện điều hành linh hoạt tỷ giá hối đoái đã góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Tác động rõ nét của các biện pháp tăng cường quản lý ngoại hối cũng như chính sách quản lý ngoại hối nói chung có thể thấy được chủ yếu thông qua tác động của các chính sách biện pháp này đến việc xoá bỏ tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường, giải quyết những khó khăn về cung ngoại tệ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của các doanh nghiệp, giảm sức ép lên tỷ giá hối đoái. Từ đó, các chính sách này tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của đất nước.

Tuy nhiên, một điều có thể thấy rõ là ngoài tác động gián tiếp tới hoạt động thương mại quốc tế nêu trên, một số chính sách về quản lý các hoạt động liên quan đến ngoại hối như vay trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý việc mở L/C trả chậm đã có tác động trực tiếp đến việc kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. Trong thực tế, mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/CP về quản lý vay trả nợ nước ngoài từ năm 1993. Tuy nhiên, việc quản lý vay trả nợ của các doanh nghiệp, nhất là việc quản lý mở L/C trả chậm vẫn còn lỏng lẻo. Hậu quả là cho tới năm 1996 nhập siêu ở mức báo động trong đó nhập khẩu thông qua L/C trả chậm chiếm một tỷ lệ đáng kể (18%). Các L/C này đến hạn trả nợ vào cuối năm 1996 và đầu năm 1997 làm tăng đột biến cầu ngoại tệ trên thị trường, gây sức ép tăng tỷ giá ngoại tệ. Để giả quyết tình trạng trên, bên cạnh một số chính sách, biện pháp hạn chế việc mở L/C trả chậm bằng việc đưa ra Qui chế mở L/C nhập hàng trả chậm theo Quyết định số 207/QĐ-NH7 ngày 1/7/1997 và một số các văn bản khác về mở L/C, việc Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 802/TTg ngày 24/9/1997 về việc xử lý tồn tại về L/C trả chậm đã buộc các NHTM thận trọng trong việc nhận bảo lãnh cho hình thức thanh toán này. Sau khi thực hiện một loạt các biện pháp hạn chế mở L/C trả chậm kể cả việc tăng mức ký quỹ tối thiểu khi mở L/C lên 80% và các qui định đối với ngân hàng và doanh nghiệp mở L/C, doanh số mở L/C giảm dần. Trong năm 1998, số dư về L/C trả chậm của các NHTM đã giảm thấp gần 50% so với trước. Với việc hạn chế L/C trả chậm đối với các mặt hàng nằm trong danh mục các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu, cùng với việc Chính phủ tiếp tục chính sách tạm dừng nhập khẩu một số mặt hàng và điều chỉnh tỷ giá kịp thời, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng koảng tài chính - tiền tệ khu vực, trong năm 1998 cán cân vãng lai của Việt Nam đã được cải thiện, thâm hụt chỉ còn ở mức 3,8% GDP so với con số này của năm 1997 là 6,5% GDP.

Rõ ràng tỷ giá hối đoái là một yếu tố hết sức nhạy cảm, phản ánh sức mua giữa đồng tiền của quốc gia này và quốc gia khác thông qua quan hệ thương mại quốc tế. Nhiều ý kiến cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá của đồng ngoại tệ sẽ đảm bảo mục tiêu khuyến khích xuất khẩu. Tuy nhiên, khả năng xuất khẩu của một nước còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của mặt hàng đó trên thị trường quốc tế, chủng loại, chất lượng mặt hàng và dịch vụ, trình độ công nghệ và khả năng tiếp thị…Không nhất thiết việc phá giá đồng bản tệ lúc nào cũng làm cải thiện cán cân thương mại.

Hơn nữa, cần phải thấy rằng trong cơ cấu hàng xuất của Việt Nam, 3 nhóm chủ yếu là công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản. Đại diện cho 3 nhóm trên là dầu thô, may mặc và giầy dép, gạo là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, một đặc điểm cần lưu ý là hầu hết hàng xuất khẩu của Việt Nam là những hàng nguyên liệu thô, có độ co dãn với giá cả thị trường thế giới thấp. Hay có thể nói việc điều chỉnh tỷ giá trong những năm qua theo hướng nâng giá đồng USD so với đồng VND chỉ có tác động nhất định đến việc đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu.

III, Thực trạng và đề xuất pháp lý thông qua thực tiễn điều hành thị trường vàng của NHNN từ tháng 6 năm 2012 trở lại đây.

1, Bất cập trong công tác quản lý, điều hành thị trường vàng giai đoạn trước năm 2012.

Từ năm 1999, hoạt động kinhdoanhvàng được thực hiện theo quy định tại Nghị định 174/1999/NĐ-CP ngày 09/12/1999 của Chính phủ (Nghị định 174). Tuy nhiên từ năm 2008 trở lại đây, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều ảnh hưởng, các bất ổn kinh tế vĩ mô làm suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, gia tăng lạm phát và làm tăng nhu cầu nắm giữ vàng trong nền kinh tế. Đồng thời, trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, giá vàng thế giới đó biến động mạnh, có thời điểm lên tới 300% so với năm 2008. 

Từ năm 2000, thực hiện chủ trương khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong dân để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, NHNN đó ban hành Quyết định 432/2000/QĐ-NHNN cho phép các TCTD được huy động, cho vay vốn bằng vàng và chuyển đổi 30% nguồn vốn huy động bằng vàng sang VND. Chính sách này đó phỏt huy tỏc dụng trong giai đoạn giá vàng thế giới và trong nước ổn định.

Tuy nhiên, kể từ năm 2008 đến nay khi thị trường vàng thế giới và trong nước biến động tăng mạnh, chính sách này đó bộc lộ nhiều bất cập và khụng phự hợp với điều kiện thực tế của thị trường. Việc cho phép huy động, cho vay vàng và chuyển đổi vàng thành tiền gián tiếp dẫn tới tình trạng ”vàng húa” trong nền kinh tế, làm gia tăng tình trạng đầu cơ vàng, nắm giữ vàng trong nền kinh tế và rủi ro lớn cho chính TCTD và người vay vàng.Do vậy,việc xõy dựng, ban hành khuụn khổ phỏp lý mới là yờu cầu cấp thiết.

2, Thực trạng điều hành thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước từ tháng 6 năm 2012 trở lại đây.

Nghị định số 24/2012NĐ-CP ra đời đó khẳng định NHNN có trách nhiệm xây dựng, trình cỏc cấp cú thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt dộng kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này: bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối Nhà nước; thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp: 

(1) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;

(2) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thụng qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong tùng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước;

(3) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy dộng vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

NHNN và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên quan phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không gây ách tắc và méo mó cung - cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm những nguồn lợi từ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải được quản lý chặt chẽ và quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho ngõn sỏch nhà nước chung theo quy định của pháp luật.

Tính đến ngày 10/01/2013, NHNNc đó cấp phộp kinh doanh vàng miếng cho 22 ngõn hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành trên cả nước (TP. Hồ Chí Minh có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm). Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khỏc. Cửa hàng nào khụng cú giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ban hành năm 2011...

Theo Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 cùa NHNN về hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, NHNN có thể tùy từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo gỉá hoặc theo khối lượng) và mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán, tổ chức chuyển tiền đặt cọc).

Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thỡ khối lượng trúng thầu bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt quá khối lượng NHNN thông báo thỡ mức trỳng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống thấp nhất, Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều dơn vị đặt mua hoặc bán thỡ khối lượng cũn lại chia đều cho tất cả.

Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới thấp nhất mà tại đó NHNN bán dược khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng tối đa, Giá trúng thầu của từng đơn vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.

Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đó cú 47 phiờn đấu thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng (giảm 49 tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu.

Kết quả 47 phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa NHNNc được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trước thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng miếng cho thị trường đó được thực hiện tốt.

Xét từ góc độ quy trình và cỏc mục tiờu đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên đầu là chưa thật thành công do đặt giá chào bán cao hơn 500 nghỡn đồng/lượng so với giá thị trường tại cùng thời điểm, nên chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào bán và chỉ có dưới 10% đơn vị tham gia trúng thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu vàng về sau đó thành cụng hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng như số đơn vị trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho NSNN...

Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, cácbáo cáovà phát ngôn chính thức của NHNN đều khẳng định: NHNN can thiệp thị trường vàng không vỡ mục tiờu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo đuổi mục tiêu ổn định thị trường, chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng thế giới thu hẹp lại…

Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đó làm được là ổn   định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không cũn hấp dẫn như trước đây nữa và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.

Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ/ mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ. Thị trường vàng đó được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn định và vàng không cũn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước dây. Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định/ lạm phát dược kiểm chế, ngoài ra, đó mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.

Có thể nói, tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đó được thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 - 2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với giai đoạn trước. Theo Thống đốc NHNN, đến nay, toàn bộ hoạt động nhập vàng do nhà nước đảm nhiệm và toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới là thuộc về NSNN để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công trình phỳc lợi xó hội.

Việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo hình thức đấu giá của NHNN đó giữ cho giỏ vàng trong nước và thị trường vàng trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đó làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lờí của giới đầu cơ, và do vậy, góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kiính tế.

Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP đó giỳp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiờu nhập khẩu vàng. NHNN cho biết đó cấp phộp nhập khẩu bình quõn khoảng 50 - 60 tấn vàng nguyờn liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để nhập khẩu vàng lá nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bở ra để nhập khẩu vàng trong những năm trước đây, Và lượng ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đó mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước trong thời gian qua.

3, Những đề xuất pháp lý nhằm bình ổn thị trường vàng thời gian tới.

Trong thời gian tới, để bình ổn thị trường vàng trong nước, đặc biệt là quản lý thị trường vàng miếng phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của NHNN theo quy định của Luật NHNN, theo đúng tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP và Nghị định 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước, Quyết định 16/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về mua bán vàng miếng của NHNN trên thị trường trong nước và các văn bản hướng dẫn thi hành hai Nghị định nêu trên, cần có sự thống nhất nhận thức và đồng bộ, nhất quán trong định hướng mục tiêu và sử dụng các công cụ quản lý thị trường này.

Theo đó, NHNN thực hiện chức năng quản lý và hoạch định chính sách và từng bước chủ động vai trũ là người kiến tạo và mua bán cuối cùng trên thị trường; bảo đảm quyền lợi hợp pháp và hài hũa của cỏc chủ thể tham gia thị trường vàng miếng theo quy định; có những giải pháp thích hợp để huy động được nguồn vàng trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế - xó hội.

Các hoạt động đấu thầu vàng miếng sẽ được tiếp tục với sự tuân thủ các nguyên tắc thị trường ngày càng đầy đủ hơn và sự tham gia rộng rói, tự do hơn của các đối tượng và chủ thể thị trường. Các yêu cầu về phương thức thanh toán và cung ứng vàng trúng thầu cũng cần được nâng cao hơn để bảo đảm an ninh ngoại hối và quyền lợi của các chủ thể tham gia thị trường này.

Đặc biệt, cần khẳng định mục tiờu cao nhất của quản lý nhà nước đối với thị trường vàng miếng là góp phần ổn định và dễ dự đoán các động thái thị trường vàng trong nước theo sát các động thái giá và xu hướng thị trường vàng thế giới; theo yêu cầu của Quốc hội, cần gia tăng sự liên thông thị trường của vàng trong nước với vàng quốc tế, từng bước thu hẹp sự cách biệt giá trong nước và quốc tế; giải tỏa sức ép các yếu tố tâm lý về sự khan hiếm vàng giả tạo, cũng như các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, găm giữ vàng và kỳ vọng tăng giá một chiều trong tương lai; giảm dần giao dịch vàng miếng để chuyển sang giao dịch tập trung, có tổ chức các sản phẩm khác của vàng với hệ thống các công cụbảo hiểmrủi ro; ngày càng hội nhập và tiếp cận được những sản phẩm tài chính quốc tế; ưu tiên lợi ích ổn định vĩ mô và cân đối, bảo đảm an toàn dự trữ ngoại hối; ngăn chặn các hiện tượng liên kết làm giá, giữ giá, đẩy giá trong và sau đấu thầu vàng miếng; giám sát việc sử dụng vàng và giá bán lẻ đối với lượng vàng trúng thầu; giảm thiểu việc các tổ chức tín dụng cho vay để kinh doanh vàng; nâng cao hơn các yêu cầu minh bạch hóa và phũng chống rửa tiền trong kinh doanh vàng...

Hơn nữa, cần tránh ngộ nhận và đồng nhất việc độc quyền nhập khẩu và dập vàng thương hiệu quốc gia giống như độc quyền sản xuất tiền của Chớnh phủ, càng khụng thể quản lý vàng theo thương hiệu quốc gia như một dạng tiền tệ chính thức quốc gia.

Chủ trương thực hiện quản lý vàng theo Nghị định 24/2012/ NĐ-CP để chống "vàng hóa'' (nhất là chống việc coi vàng như công cụ thanh toán) là đúng và cần thiết, bảo đảm hiệu quả của chính sách tiền tệ quốc gia có mục tiêu; đồng thời, cần thực hiện quản lý vàng thương hiệu quốc gia trên cơ sở pháp lý đầy đủ, minh bạch, với giá được tính theo hàm lượng vàng, được chuẩn hóa và bảo đảm bởi yêu cầu mang tính pháp định cao.

Hiện tượng cùng một miếng vàng có trọng lượng và hàm lượng giống hệt nhau, nhưng nếu chúng được dập thành thương hiệu quốc gia thỡ giỏ sẽ cao hơn hẳn loại dập dưới thương hiệu khác, chính là điển hình của việc ngộ nhận vàng thương hiệu quốc gia là tiền quốc gia, khiến làm tăng giá trị ảo của vàng miếng mang thương hiệu quốc gia. Cần hiểu rừ hơn về giá trị của vàng để tránh tự gây thiệt hại cho mình khi tham gia mua bỏn hoặc muốn sở hữu vàng.

Những nguyên nhân cội rễ lớn nhất và trực tiếp của sự biến động này chính là những toan tính, chính sách và hành động có chủ đích nhằm thao túng thị trưởng và tạo sức ép có lợi trong thương mại và thương lượng chính trị quốc tế của một số nước lớn, các quỹ đầu cơ vàng là hệ quả của cuộc chiến tiền tệ trên thế giới, cũng như sự thiếu lành mạnh tài chính - ngân hàng tiềm tàng trong nhiều nước trên thế giới.
 
Đặc biệt, yếu tố tâm lý và sự nhạy cảm giá vàng tùy thuộc tỷ lệ thuận với độ "đóng cửa", thiếu liên thông trực tiếp, nhanh nhậy và thiếu minh bạch thông tin trên thị trường vàng trong nước. Vỡ vậy, việc bảo đảm dũng chảy tự nhiờn của vàng giữa thị trường trong nước và quốc tế theo các nguyên tắc thị trường và sự phát triển đầy đủ, vận hành có hiệu năng thực tế của các thể chế thị trường là hết sức cần thiết; đồng thời, việc tăng cường quản lý cỏc hiện tượng buôn lậu, đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt và những hiện tượng lạm dụng để trục lợi cũng quan trọng không kém trong hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường vàng.

Đồng thời, đề nghị các Bộ Công an, Giao thông vận tải; Tài chính và Tổng cục Hải quan, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam phối hợp với NHNN thực hiện tổ chức tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển và bảo vệ các chuyến hàng đảm bảo an toàn, bí mật. Thủ tướng đó giao cỏc Bộ Tài chớnh, Giao thụng vận tải, Cụng an xem xột, xử lý đề xuất này. Trường hợp vượt thẩm quyền, các Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Có thể thấy, những đề nghị và điều chỉnh trên, bên cạnh những tác động tích cực là tạo thuận lợi và an toàn cho quản lý vàng theo yờu cầu nghiệp vụ và theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP, song cũng cần có sự cân nhắc kỹ và nhất là cần chủ động xây dựng và thực hiện tốt các cơ chế kiểm soát, giám sát và giải pháp phũng ngừa cỏc tỏc động mặt trái, nhất là hiện tượng lạm dụng, buôn lậu vỡ mục đích trục lợi cá nhân hay lợi ích nhóm, vi phạm pháp luật, làm tổn hại lợi ích và an ninh quốc gia.

KẾT LUẬN

So với các nước phát triển trên thế giới, chính sách quản lý ngoại hối ở nước ta có những đặc thù riêng và còn nhiều hạn chế, có rất nhiều công cụ chưa phát huy được hết vai trò. Nhưng vẫn phải công nhận một điều rằng chúng ta cũng đã rất linh hoạt trong việc điều chỉnh, ban hành các Quyết định, văn bản , nghị định phù hợp với tình hình đất nước trong từng gian đoạn.

Việc xây dựng một chính sách quản lý ngoại hối hoàn toàn phù hợp với tình hình đất nước hiện nay còn là một vấn đề rất lớn của NHNN nói riêng và của Nhà nước ta nói chung. Trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ mong mình có thêm kiến thức và kinh nghiệm và mong muốn trong một tương lai không xa đồng tiền Việt Nam sẽ có vị trí trong trường quốc tế.

No comments:

Post a Comment