28/02/2015
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng - Bài tập Luật Ngân hàng
1.  Một số bất cập của pháp luật về cho vay của TCTD

Thứ nhất , một số quy đinh cho vay chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động của các TCTD

Một là, bất cập trong việc quy định giới hạn cho vay đối với một khách hàng. Luật quy định giới hạn cấp tín dụng của ngân hàng đối với một khách hàng là 15% vốn tự có; đối với một khách hàng và người có liên quan là 25% vốn tự có. Trong khi đó, giới hạn này áp dụng đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 25% và 50% vốn tự có. Luật quy định như vậy là cứng nhắc, không phù hợp với thực tiễn, không phù hợp với việc nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng trong quá trình hoạt động. 

Hai là, Điều 19 quyết định 1627/QĐ-NHNN quy định những đối tượng không được giao kết hợp đồng tín dụng, trong trường hợp cán bộ ngân hàng, thành viên , người nhà thành viên … Nếu có tài sản thuộc sở hữu và muốn dùng tài sản đó để thế chấp, cầm cố tại ngân hàng họ đang quản lý, công tác hiện nay pháp luật cấm TCTD giao kết HĐTD. Quy định này đã loại đi một trong những khách hàng quan trọng của các TCTD.

Nên nới lỏng hạn mức, đồng thời, tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn khác như chế độ cung cấp thông tin, biện pháp xử lý khi vốn ngân hàng. Khoản 6 Điều 128 của dự án Luật quy định: “trong trường hợp đặc biệt, để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ có thể quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá các giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này đối với từng trường hợp cụ thể” là không phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay, khi mà các ngân hàng thương mại nhà nước đã và đang tiếp tục thực hiện cổ phần hoá và trở thành các ngân hàng cổ phần thương mại. Việc luật các TCTD quyết định mức cấp tín dụng tối đa là can thiệp quá sâu vào quyền tự chủ trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, vì vậy, cần cân nhắc lại quy định này. 

Thứ hai, về các hạn chế bảo đảm an toàn 

Việc NHTM và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng đầu tư, kinh doanh cổ phiếu,  khoản 7 Điều 126 quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu là quá chặt chẽ vì những lý do sau đây: 

Việc cấm các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán là không phù hợp với xu hướng chung thế giới. 

Việc NHTM không cho vay chứng khoán ảnh hưởng đến thị trường giao dịch chứng khoán. 

Trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO và sự liên kết với khu vực cũng như quốc tế ngày càng tăng thì việc cấm NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán sẽ làm mất lợi thế và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam. 

Thứ ba,  việc chấp hành chưa đầy đủ quy định về kiểm tra, giám sát cho vay, đánh giá thông tin 

Nhiều TCTD chưa đảm bảo được một số chỉ tiêu an toàn tín dụng trong hoạt động,đặc biệt là vấn đề cung cầu trên thị trường tín dụng chưa được quan tâm đứng mức, dẫn đến hoạt động tín dụng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,có những biểu hiện quay trở lại tình trạng nợ xấu tiếp tục phát sinh, gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các TCTD. Một trong những vấn đề nổi lên trong thời gian qua đó là :”Ngân hàng không thiếu vốn, nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) lại rất khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Điều này đang cản trở sự vươn lên của cộng đồng DN Việt Nam, nhất là khi hơn 90% DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa (trong đó gồm nhiều DN siêu nhỏ, DN gia đình). 

Thứ tư, vấn đề nợ quá hạn  :    

Nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại bị coi là vấn đề bức xúc và phức tạp chất trong hoạt động cho vay của các TCTD.”.Nợ quá hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các TCTD, tới các doanh nghiệp sử dụng vốn và kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, việc tìm ra những giải pháp khắc phục tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo việc thực hiện nợ tín dụng đã trở thành một đòi hỏi cấp thiết, cần giải quyết không chỉ cho ngành ngân hàng mà còn cho cả các cơ quan hữu quan.

2. Một số giải pháp nhằm làm hoàn thiện pháp luật 

Thứ nhất, Điều chỉnh  lại các đối tượng cấm cho vay.Việc quy định các đối tượng cấm cho vay theo Điều 126 Luật các tổ chức tín dụng 2010 đã vô hình chung gạt bỏ những khách hàng tiềm năng của các TCTD. Mặt khác, trên thực tế , mục đích cấm cho vay đối với các đối tượng đó là làm lành mạnh quan hệ cho vay, tránh trường hợp các cá nhân đó tư lợi không được thực hiện triệt để. Bởi lẽ, bằng cách này hay cách khác, nguồn vốn vẫn được chuyển đến tay các đối tượng này dưới các hình thức trá hình khác nhau mà pháp luật không kiểm soát được. Chính vì vậy, pháp luật cần sửa đổi các quy đinh về các đối tượng thuộc diện cấm cho vay, theo đó, cha mẹ, vợ chồng, con của thành viên ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc) và các chức danh tương đương vẫn có quyền vay vốn nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn mà pháp luật quy định. Nhà nước cần sửa đổi quy định giới hạn tỷ lệ vốn cho một khách hàng vay không quá 15% vốn tự có của TCTD  lên một mức phù hợp hơn.

Thứ hai, Điều chỉnh quy định cấm ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu tại khoản 7 Điều 126 và bổ sung khoản 5 Điều 128 Luật các TCTD 2010 như sau: “5. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng và điều kiện cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước quy định  trong từng thời kỳ.”

Thứ ba, Phát triển hệ thống dịch vụ thông tin về khách hàng. Về phía các TCTD, để thoả mãn các nhu cầu thông tin về khách hàng, thường dựa trên cơ sở giấy tờ, tài liệu mà khách hàng cung cấp hoặc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hay sử dụng một số biện pháp khác để thu thập. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động cấp tín dụng ngày càng mở rộng, các khách hàng của TCTD ngày càng đa dạng và phong phú , nên hình thành các doanh nghiệp chuyên thu thập và cung cấp thông tin về khách hàng là giải pháp hữu ích và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 

Thứ tư, Việc TCTD phân tích nợ quá hạn theo định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng, giúp TCTD nắm được thực trạng chung của đơn vị và của từng loại cho vay, từng nhóm khách hàng cụ thể. TCTD cần đề ra hướng giải quyết hay biện pháp xử lý thích hợp với TCTD, với từng nhóm khách hàng, và từng món vay cụ thể. 

Xử lý quỹ dự phòng bù đắp rủi ro. Đây là một trong những biện pháp quan trọng để lành mạnh hoá tài chính của các TCTD. Để thực hiện đúng đối tượng và có hiệu quả biện pháp này, TCTD cần quan tâm: thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản “có”, trích lập qũy dự phòng theo đúng quy định; rà soát các khoản nợ khó đòi, có khả năng tổn thất để xác định đúng các khoản nợ thuộc đối tượng xử lý bù đắp rùi ro.

No comments:

Post a Comment