09/02/2015
Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng - Bài tập học kỳ Luật Ngân hàng
Đề bài: Tại sao pháp luật quy định Ngân hàng nhà nước chỉ được tái cấp vôn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng ? Thực trạng thực hiện hoạt động của Ngân hàng nước trong 2 năm qua.?

Bài làm.

Để thực hiện chính sánh tiền tệ quốc gia Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sử dụng nhiều loại công cụ trong đó có công cụ tái cấp vốn.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng bao gồm các hoạt động: chiết khấu, tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay có đảm bảo bằng các chứng từ có giá. Mục tiêu: + Đáp ứng vốn kịp thời cho các NHTM + Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu.

Hoạt động tín dụng của Ngân hang Nhà nước cho vay, theo hình thức này, thì Ngân hàng Nhà nước cho các tổ chức dụng là ngân hàng vay ngắn hạn , vay ngắn hạn theo hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Tại Điều 17 luật ngân Ngan hang Nhà nước 1997 (sửa 2003).hiện luật ngân hàng 2010 và luật tổ chức tín dụng 2010 điều chỉnh vấn đề này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành tổ chức tín dụng được vay vốn của NHNN là các tổ chức tín dụng là ngân hàng được vay ngắn hạn bằng việc tái cấp vốn của NHNN thông qua các hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, cho vay, cầm cố chứng từ có giá.

Ngoài ra TCTD là ngân hàng trong trường hợp đặc biệt tạm thời mất khả năng thanh toán có nguy cơ mất an toàn cho hệ thống các tổ chức dụng thì NHNN sẽ là đứng ra cho vay như cứu cánh cuối cùng.

Tái cấp vốn hình thành trên cơ chế NHNN cho các TCTD là ngân hàng vay trên cơ sở bù đắp thiếu hụt trong thanh toán để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các TCTD để cung ứng vốn cho khách hàng, tạo ra kênh cung ứng vốn tín dụng có sự kiểm soát của NHNN.

Khi nhu cầu của khách hàng cần vốn lên cao trong khi các tổ chức tín dụng thiếu tiền ( với vai trò là chủ thể duy nhất được quyền phát hành tiền và thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia NHNN không kinh doanh tiền tệ, không trực tiếp giao dich với khách hàng mà phải thông qua ngân hàng trung gian là các tổ chức tín dụng) thì TCTD là ngân hàng sẽ gởi yêu cầu lên NHNN để vay, NHNH dựa vào hồ sơ tín dụng để cho TCTD vay.

NHNN cung ứng tiền cho TCTD khi dựa vào tình hình thực tế của đất nước. Nếu như tình hình đất nước lạm phát lên cao thì NHNN sẽ điều chỉnh tăng lãi suất vay ngắn hạn nhằm mục đích hạn chế lượng tiền lưu thông trên thị trường, Để tránh tình trạng lạm phát khi bơm tiền vào thị trường quá nhiều sẽ dẫn đến lạm phát.Để đảm bảo có thể rút vốn về khi cần thiết tạo tính linh hoạt để các ngân hàng huy động vốn thêm từ bên ngoài,nhanh chóng thu nguồn vốn về để đảm bảo ổn định tỷ giá cho kinh tế thị trường. Ngược lại nếu như tình hình đất nước giảm lạm phát thì NHNN sẽ tiên hành giảm lãi suất vay ngắn hạn nhằm mục đích phân bổ hợp lý số tiền lưu thông trên thị trường, kích thích kích cầu, nâng cao tỷ giá, kích thích sử dụng tiền…, Như vậy TCTD là ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc hoạch định các chính sách của NHNN.

Vai trò của TCTD là ngân hàng có vai trò quan trọng sau.

1.Vai trò trung gian Tổ chức tín dụng hay thương gọi là Ngân hàng trung gian( NHTG) đứng giữa ngân hàng Trung ương với khách hàng

Các NHTG một mặt giao dịch trực tiếp với công chúng (các khách hàng), mặt khác trực tiếp giao dịch với Ngân hàng Trung ương (NHTW). Trong khi NHTW chỉ giao dịch với NHTG và Chính phủ và hầu như không trực tiếp giao dịch với khách hàng.

Thông thường, các chính sánh của NHTW tác động trực tiếp đến NHTG các ngân hang này đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động chính sách tiền tệ, tài chính của NHTW ( như việc phát hành tiền, điều chỉnh lãi suất, thay đổi hạn mức dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, thay đổi khung chênh lệch tỷ giá hối đoái…)Đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại, cũng qua các NHTG và các định chế tài chính trung gian khác , tình hình sản lượng , giá cả, công ăn việc làm nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá…của nền kinh tế được phản hồi về cho NHTW để NHTW có chính sách điều tiết thích hợp với từng trường hợp cụ thể.

Vai trò trung gian của NHTG( các tổ chức tín dụng) giữa NHTW với khách hàng và nền kinh tê cảu trung gian tài chính được thực hiện qua sơ đồ sau.


2.Vai trò của các tổ chức tín dụng trong việc thực thi chính sánh tiền tệ.

Việc hoạch định chính sánh tiền tệ thuộc về NHTW; để thực thi chính sách tiền tệ phải sử dụng các công cụ phải sử dụng các công cụ như công cụ tái cấp vốn, công cụ lãi suất, tủ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc (reseve requirement), nghiệp vụ thị trường mở cửa. Chính các tổ chức tín dụng là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp các tác động của chính sánh tiền tệ đến khu vực phi ngân hàng và đến nền kinh tế. Ngược lại cũng qua các tổ chức tín dụng tình hình sản lượng , giá cả, công ăn việc làm nhu cầu tiền mặt, tổng cung tiền tệ, lãi suất, tỷ giá…của nền kinh tế được phản hồi về cho NHTW để chính phủ và NHTW có chính sách điều tiết thích hợp với từng tình hình cụ thể.

Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng gắn liền với các hoạt đọng kinh doanh của doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể kinh tế. Trong quá trình hoạt động đó, các tổ chức tín dụng thực hiện vai trò tham gia điều tiết kinh tế vĩ mô đối với nền kinh tế thông qua các chức năng của mình, biểu hiện các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức kinh tế, các nhân về mặt tín dụng, tiền mặt, thanh toán không dung tiền mặt…, đảm bảo hoạt động của ngân hàng và nền kinh tế được bình thường.

Bằng các chính sách và những biện pháp tín dụng, các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung kịp thời cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và dịch vụ, các tổ chức tín dụng có thể tăng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng vào từng doanh nghiệp, hoặc có thể thực hiện quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp trong từng trường hợp cần thiết. Tất cả những vấn đề đó đều liên quan ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Như vây, việc sử vốn vay của các tổ chức tín dụng vừa giúp doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu vốn bị thiếu hụt trong kinh doanh, vừa ý thức cho doanh nghiệp về trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng vốn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có những lựa chọn, những quyết định của mình trong việc sử dụng nguồn vốn vay tổ chức tín dụng mở rộng hoặc thu hẹp kinh doanh hiện có. Doanh nghiệp sử dụng vốn vay, khi hết hạn, phải hoàn trả vốn kèm theo lãi cho vay ngân hàng, điều đó buộc doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng vốn sao cho mang lại hiệu quả cao nhất.

Vai trò điều tiết kinh tế vĩ mô của các tổ chức tín dụng được thể hiện qua việc tiếp nhận, thu hút khối lượng tiền mặt từ trong nền kinh tế vào tổ chức tín dụng ( thu nhận tiền bán hang do các doanh nghiệp gởi vào tài khoản, thu nhận tiền gởi của công chúng...,) đồng thời tổ chức tín dụng cũng cung ứng tiền mặt theo nhu cầu khi các daonh nghiệp rút tiền mặt từ tài khoản của để trả lương cho công viên chức, trả tiền mua vật liệu thu mua hàng háo…, khi công cúng rút tiền gởi để chi dung cho những nhu cầu của mình như mua sắm tải sản, trả nợ,v.v...

Quá trình thu nhận và cung ướng khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế đã tạo ra mối quan hệ lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ trong từng khu vực. khối lượng tiền mặt trong nền kinh tế đi qua nghiệp vụ tín dụng là những công cụ tác động trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân cư. Bằng chính sách thu hút và nghệ thuật kinh doanh , tổ cức tín dụng sẽ tiếp nhận khối lượng tiền mặt không nhỏ, rồi từ đó lưu thông về ngân hàng khố lượng tiền mặt này sẽ đáp ứng nhu cầu tiền mặt cho các doanh nghiệp va công chúng, đảm bảo nền kinh tế thường xuyên có một khối lượng tiền mặt cần thiết và hợp lý, phục vụ cho hoạt dộng kinh doanh và các hoạt động khác trong phạm vi từng doanh nghiệp, từng khu vực, cũng như trong phạm vi toàn nền kinh tế phát triển bình thường.

3. Vai trò góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô thông qua chức năng tiền tệ của tổ chức tín dụng.

Trong nền kinh tế thị trường, chức năng điều tiết kinh tiết vĩ mô thuộc về NHTW chức năng này được thể hiện trên hai măt.

Thứ nhất, tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hộ và soạn thảo các chính sách tiền tệ, với chức năng và vai trò của mình NHTW có đủ điều kiện thiết lập kế hoạch tổng thể về việc phân bổ , sử dụng các nguồn lực cho nhu cầu phát triển kinh tế.

Chính sách tiền tệ là loại công cụ của chính sách can thiệp bằng kinh tế, dựa trên bản thân của cơ chế thị trường và các quy luật vận động của nó.nhưng NHTW không trực tiếp giao dich với công chúng (khách hàng), do đó phải dựa vào thông tin phải hồi của các chế định tài chính trung gian để làm căn cứ soạn thảo chính sáh tiền tệ. Như vậy, rõ ràng nếu không có hệ thống tín dụng trung gian, không có thông tin phản hồi do hệ thống các tổ chức tín dụng cung cấp thì việc hoạch định chiến lược và soạn thảo các chính sách tiền tệ của NHTW sẽ không hoàn hảo.

Thứ hai, chính sánh tiền tệ được chiết khấu và khởi động từ NHTW, lan ra đến mọi ngóc ngách của nền kinh tế thông qua hoạt động của các dây chuyền của NHTG và tổ chức tài chính. Như vậy nếu không có sự chấp nhận của tổ chức tài chính các NHTG thì ý đồ thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng sẽ không thực hiện được.

Trong việc thực thi chính sách NHTW sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ trong phạm vi toàn xã hội, mà trước hết là hệ thống các tổ chức tín dụng. Các công cụ này là các thao tác hoạt động hàng ngày của NHTW điều tác động đến kinh tế vĩ mô trong khuân khổ chính sác tiền tệ đã vạch ra.

Như vậy, bằng những đặc điểm và vai trò của mình là trung gian, vai trò thực thi chính sánh tiền tệ, điều tiết kinh vi mô, vai trò tạo tiền gắn liền chặt chẽ với công cụ vĩ mô của NHTW, TCTD là ngân hàng đã thể hiện được vai trò của mình trong việc góp phần vào hoạt động điều tiết vĩ mô của ngân hàng Trung ương thong qua chính sách tiền tệ.

Với đặc điểm và vai trò trên Pháp luật quy định NHNN Tái cấp vốn ngắn hạn cho các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu đáp ứng vốn kịp thời cho các TCTD là ngân hàng, Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu.

Việc đáp ứng đáp ứng vốn kịp thời cho các TCTD là ngân hàng, khi các các TCTD là ngân hàng thiếu tiền mà việc huy dộng vốn không đủ để đáp ứng cho khách hàng thì TCTD là ngân hàng sẽ vay theo hình thức tái cấp vốn ngắn hạn của NHNN giúp cho các TCTD co vốn để đáp ứng cho thị trường và đảm bảo hoạt động.

Điều tiết lượng tiền trong lưu thông phù hợp với mục tiêu. Đây là mục tiêu quan trọng, với vai trò là ngân hàng duy nhất có quyền phát hành tiền và là ngân hàng đề ra những mục tiêu chính sánh tiền tệ NHNN không thể trực tiếp giao dich với công chúng, NHNN phải thông qua tổ chức trung gian để thực hiện mục tiêu cính sách của mình.

Cho vay theo hình thức tái cấp vốn ngắn hạn, NHNN nhằm mục đích

+ Để tránh tình trạng lạm phát khi bơm tiền vào thị trương qua nhiều sẽ dẫn đến lạm phát.

Khi cho các TCTD là ngân hàng vay NHNN phải căn cú vào tình hình lạm phat, giảm phát của đất nước để tiến hành bơm lượng tiền vào thị trường làm sao cho phù hợp với tình hình quốc gia, tránh tình trạng bơm quá nhiều thì dẫn đến lạm phát.

+ Để đảm bảo có thể rút vốn về khi cần thiết.

Khi cho các TCTD vay theo hình thức tái cấp vôn ngắn hạn NHNN luân mong muốn nhanh chong nhận về số vốn và lãi để tạo cho các TCTD linh hoạt trong hoạt động vốn.

+ Tạo tính linh hoạt để các ngân hàng huy động vốn them từ bên ngoài.

Tái cấp vôn ngắn hạn khi các TCTD thiếu tiền cung ương cho thị trường, việc huy động nguồn vốn khác chưa đáp ứng nhu cầu thì sẽ tiến hành vay ngắn hạn của NHNN,NHNN cho vay ngắn hạn trong 1 khoảng thời gian ngắn nhát định với lãi suất phù hợp, các TCTD phải tự ý thức huy dộng nguồn vốn khác từ bên ngoài để đảm bảo hoạt động, không ỷ lại nguồn vốn cảu ngân hàng nhà nước.

Vậy Căn cứ vào nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, và lượng tiền cung ứng thêm trong năm kế hoạch, dựa vào mục tiêu của chính sách tiền tệ và nhu cầu vay vốn của các tổ chức tín dụng .Tái cấp vốn là cách để NHTW đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các NH trung gian, bơm tiền ra lưu thông theo mức độ đã được không chế để kiềm chế lạm phát hoặc kích thích tăng trưởng kinh tế. Tái cấp vốn được coi là hình thức phát triển lành mạnh, vì nó dựa trên thương phiếu là một loại giấy tờ có giá tượng trưng cho những món nợ về thương mại và đằng sau nó có vật tư hàng hóa. Qua việc cấp tín dụng NHTW đã tạo cơ sở đầu tiên thúc đẩy toàn bộ hệ thống NH trung gian tạo ra tiền, cũng như khai thông được năng lực thanh toán cho họ bởi vì không phải lúc nào hoạt động của các NH trung gian cũng diễn ra trôi chảy thuận lợi, cũng có lúc, nhu cầu rút tiền lớn, NH trung gian lâm vào tình trạng thiếu vốn. Đối với các NH trung gian, với tư cách là người “ đi vay vốn để cho vay”, khi vốn khả dụng bị đe dọa, NHTW là chỗ dựa, là cứu tinh của họ, vì họ có khả năng điều tiết được vốn khả dụng, phục hồi khả năng sẵn sàng thanh toán bằng tiền trung ương vừa được cung ứng.

NHTW điều tiết hoạt động cho vay của các NH trung gian thông qua lãi suất tín dụng. Thông thường lãi suất tiền gửi và tiền vay biến động cùng chiều: khi lãi suất tiền gửi được nâng lên thì lãi suất cho vay cũng được nâng lên và ngược lại, làm sao dung hòa được 2 yêu cầu: nâng lãi suất huy động để thu hút được nguồn vốn và kìm chế lạm phát. Hạ lãi suất tiền gửi để hạ lãi suất cho vay, nâng đỡ sản xuất.Là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ, NHTW tác động gián tiếp tới lãi suất tiền gửi và tiền vay của NH trung gian bằng lãi suất tái chiết khấu của mình, nhằm điều tiết cung cầu tín dụng. Để bành trướng hay thu hẹp khối tiền tệ, NHTW áp dụng một lãi suất tái chiết khấu khích lệ hay làm nản lòng các NH trung gian trong việc đi vay vốn NHTW, khi cần mở rộng tín dụng, NHTW hạ thấp lãi suất tái chiết khấu, làm “rẻ” tín dụng để kích thích đầu tư. Ngược lại khi cần thắt chặt tín dụng, NHTW

sẽ nâng lãi suất tái chiết khấu lên, làm “đắt” tín dụng để hạn chế đầu tư.

Tóm lại khi NHTW cho các tổ chức tín dụng vay sẽ đẫn đến tăng tiền nghĩa là một khối lượng tiền được đưa vào lưu thông và khoảng tín dụng mà các NHTM nhận được đã trở thành nguồn vốn nhằm mở rộng cho hoạt động đầu tư, cho vay đối với nền kinh tế.

Thực trạng thực hiện hoạt động tái cấp vốn trong 2 năm qua.

* Thực tế, thời gian qua, công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như: Thứ nhất, công cụ tái cấp vốn mà nòng cốt là việc xây dựng và điều hành khung lãi suất thời gian qua đã dần hình thành khung lãi suất định hướng lãi suất thị trường theo hướng lãi suất tái cấp vốn được điều chỉnh dần thành lãi suất trần, lãi suất chiết khấu điều chỉnh thành lãi suất sàn. Cặp lãi suất tái cấp vốn được giữ khá ổn định và được điều chỉnh tương ứng với sự biến động của lãi suất thị trường trong từng thời kỳ. Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã đóng góp không nhỏ trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của các ngân hàng thương mại, góp phần ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại trong những năm vừa qua. Thông thường, vào các thời điểm cuối năm và gần Tết Nguyên đán thường xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn vốn thanh toán của các ngân hàng thương mại do nhu cầu rút tiền của khách hàng, có những ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, sự thiếu hụt này thường mang tính hệ thống, do vậy, bất cứ một khâu nào gặp ách tắc sẽ kéo theo hàng loạt các sự cố tiếp theo. Do vậy, hoạt động tái cấp vốn của NHNN đã góp phần hỗ trợ các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng thanh toán, qua đó, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ. Đồng thời, hoạt động tái cấp vốn còn có vai trò trong việc hỗ trợ vốn ngắn hạn, các nhu cầu bất thường xảy ra nhằm hỗ trợ các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán. Trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Á Châu vào tháng 10/2003 và NHTMCP nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP Dầu khí toàn cầu) là ví dụ điển hình. Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, với vai trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng thanh toán cho 2 ngân hàng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Thứ ba, so với trước đây, thời gian xử lý đề nghị xin vay cầm cố đã được rút ngắn chỉ còn 2 ngày (trước đây thường 3 đến 4 ngày). Thứ tư, chủng loại giấy tờ có giá chấp thuận sử dụng trong quan hệ vay vốn với NHNN ngày càng được mở rộng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quan hệ vay vốn với NHNN.

Gần đây Theo Quyết định số 271/QĐ-NHNN của NHNN, lãi suất tái cấp vốn là 11%/năm và tiếp tục Ngày 29/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 929/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn 14%/năm; lãi suất tái chiết khấu 13%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng là 14%/năm. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/5.

Việc cho vay của NHNN đối với các TCTD là ngân hàng, thông qua cửa sổ tái cấp vốn là một hình thức đòn bẩy tín dụng. Việc để mức lãi suất tái cấp vốn ở mức 11%,12%,13% rồi gần đây là 14% trong thời gian vừa qua cho thấy được chính sách tiền tệ kinh hoạt của NHNN, đảm bảo khả năng thanh toán cho các TCTD mặt khác khi tình hình lạm phát lên cao NHNN muốn nhanh chóng rút tiền khỏi nền kinh tế.Tăng lãi suất vay ngắn hạn đồng nghĩa với việc NHNN thắt chặt tiền tệ là một biện pháp cần thiết để ngăn chặn lạm phát, đông thời nhằm đến mục tiêu khác là ổn định tỷ giá, việc tăng lãi suất đông nghĩa với đồng nội sẽ có gái trị cao hơn đồng ngoại tệ.

* Bên cạnh những ưu điểm như trên, chính sách tái cấp vốn của NHNN cũng còn có những hạn chế như:

Thứ nhất, lãi suất tái cấp vốn chưa thực sự phản ánh đúng cung – cầu vốn trên thị trường tiền tệ do lãi suất tái cấp vốn được quy định một cách cứng nhắc và tách xa với lãi suất thị trường, những thay đổi lãi suất tái cấp vốn chỉ nhằm làm cho nó phù hợp với lãi suất thị trường chứ không có tác động điều tiết. Mặc dù NHNN đã có những thành công bước đầu trong việc thiết kế kiểm soát lãi suất thị trường theo mô hình khung lãi suất với lãi suất sàn là lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn là lãi suất trần nhưng NHNN còn chưa chủ động trong điều tiết mặt bằng lãi suất thị trường tiền tệ, do vậy, khung lãi suất chưa thực hiện được vai trò hướng dẫn sự biến động lãi suất thị trường. Thứ hai, hoạt động tái cấp vốn mới chỉ dừng lại ở mục đích bổ sung nguồn vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các tổ chức tín dụng, các chức năng nhằm điều chỉnh các điều kiện tiền tệ theo mục tiêu chính sách tiền tệ, điều chỉnh quá trình phát triển kinh tế về quy mô và cơ cấu đầu tư dựa trên sự cấp vốn theo thời gian, theo lĩnh vực ngành kinh tế, theo từng vùng lãnh thổ chưa được phát huy. Thứ ba, quy trình thủ tục tái cấp vốn chưa đồng bộ và còn những hạn chế nhất định khiến cho nghiệp vụ tái cấp vốn chưa phát huy được hiệu quả: + Việc phân bổ hạn mức chiết khấu trong hình thức chiết khấu giấy tờ có giá của NHNN với các ngân hàng mới chỉ dựa trên các yếu tố như tổng dư nợ bằng đồng Việt Nam, tổng tài sản Có và vốn tự có của ngân hàng mà chưa tính tới khối lượng giấy tờ có giá mà các ngân hàng nắm giữ. Lạm phát hiện nay đã ở mức trầm trọng, mục tiêu về tăng trưởng cung tiền và tín dụng đang ở trong vòng xoáy của lạm phát, tuy tăng lãi suất cấp tái vốn nhưng việc cung tiền và tín dụng vẫn thả chưa thực sự thắt chặt tiền tệ, chặng hạn như quý I năm 2010 cung tiền và tín dụng vẫn được thả ở mức 2% và xáp xỉ lên 4%.

Theo thống kê lạm phát từ năm 2007 – 2010 như sau.

+ Năm 2007 là 12.63%.

+ Năm 2008 mức lạm phat tăng là 18.89%.

+ Năm 2009 giảm xuống,mức lạm phát còn 6.88%.

+ Năm 2010 mức lam phát lại lên cao hơn so với năm 2009, mức lạm phát là 11.75%.

Vậy qua số liệu thống kê mức lạm phát cho thấy mức lạm phát cao nhất là năm 2008 và được gọi là siêu lạm phát qua đó thấy cính sánh tiền tệ của NHHN vẫn chưa đạt hiệu quả, và năm 2009 mưc lạm phát có giảm , cho thấy công cụ thực hiện chính sách tiền tệ trong đó có công cụ tái cấp vốn trong những năm 2009 có hiệu quả minh chứng là mức lạm phát trong năm 2009 có giảm xuống còn 6.88%, nhưng năm 2010 do biến động tình hình chính trị kinh tế trên thế giới và kinh tế trong nước, mức lạm phat có xu hướng tăng trở lại xấp xỉ gần năm 2007 vậy cho thấy các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ trong đó có công cụ tái cấp vốn thực sự chưa có hiệu quả, và với tình hình biến động kinh tế xã hội trên thế giới dự đoán năm 2011 mức lạm phát vẫn chưa thể giảm và có xu hướng tăng cao nếu như NHNN và chính phủ thực hiện chính sách tiện tệ không hiệu quả.

Công cụ chính sách tiền tệ là tái cấp vốn cho các TCTD là ngân hàng chưa thực sự có hiệu quả mặc dù từ năm 2009 NHNN bắt đầu chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng lãi suất tái cấp vốn. Mục tiêu của những đợt điều chỉnh lãi suất gần đây nhằm ngăn chặn lạm phát và ổn định tỷ giá, nhưng việc tăng lãi suất này có thể kích hoạt một đợt nâng lãi suất lên cao, trước đây lãi suất cơ bản được xác định trần lãi suất cho vay của thị trường tuy nhiên, hiện nay điển hình lại là công cụ lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn.

Quyết định nâng lãi suất tái cấp vốn là bước đi đầu tiên để kiềm chế lạm phát, nhưng sẽ tác động bất lợi tới thị trường chứng khoán trong ngắn hạn trước tiên do kỳ vọng về dòng tiền tiêu cực hơn, ngoài ra doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn khi chi phí vốn tăng thêm. Vì vậy, trong ngắn hạn thị trường chứng khoán sẽ vẫn còn khó khăn, tuy nhiên, chúng ta có thể kỳ vọng biện pháp thắt chặt tiền tệ sẽ tác động tích cực tới thị trường trong dài hạn khi môi trường vĩ mô được thiết lập ổn định.

Trong thời kỳ lạm phát, thanh khoản của hệ thong TCTD vẫn đang còn ỷ vào ngồn vốn của NHNN Khi thiếu vốn để lưu thông, nhất là các NHTM luân ỷ lại vốn của NHNN.Nên cần việc thanh khoản của hệ thống TCTD cần phải được cải thiện nhờ thu hút tiền gởi từ công chúng chứ không nên ỷ lại kênh bơm tiền từ NHNN.

Tài liệu tham khảo:

Luật ngân hang 1997 bổ sung sửa đổi 200, Luật ngân hàng 2010

Luật tổ chức tín dụng 1997 Luật tổ chức tín dụng 2010

Giáo trình luật ngân hàng Đại học luật Hà Nội.

Các tạp chí( tạp chí tài chính, tạp chí ngân hàng)

Ngân hang thương mại . GS.TS Lê Văn Tư,Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (nxb thống kê 2000)

No comments:

Post a Comment