22/10/2014
Đánh giá tác động của xu hướng toàn cầu hoá đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam - 8,5đ
Bài tập học kỳ Quan hệ kinh tế quốc tế có đáp án.

Xu hướng toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu của nền kinh tế thế giới, làm cho các nền kinh tế phụ thuộc lẫn nhau và tạo ra động lực quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá đặt mỗi nước trước những thực tế và những bài toán kinh tế rất mới và phức tạp đòi hỏi phải có tầm nhìn tổng thể và khả năng thích nghi nhanh chóng. Trước vấn đề này, nhóm chúng em xin giải quyết đề: “Hãy đánh giá tác động của xu hướng toàn cầu hoá đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam” 

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.CƠ SỞ LÍ LUẬN

1. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ

a. Khái niệm 

Toàn cầu hóa kinh tế là sự hội nhập của nền kinh tế các quốc gia vào nền kinh tế thế giới thông qua các hoạt động thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nguồn vốn, di cư và công nghiệp. 

b. Biểu hiện 

Xu hướng toàn cầu hóa được biểu hiện trên rất nhiều lĩnh vực, mà có thể kể đến như: lĩnh vực thông tin (Các máy tính được nối mạng với nhau ở trong nước và nước ngoài, tạo thành đường thông tin siêu cao tốc); lĩnh vực thị trường sức lao động (các TNCs sử dụng người lao động trên phạm vi toàn cầu); lĩnh vực tiêu dung (các nước trao đổi hàng tiêu dùng với nhau qua hình thức xuất nhập khẩu); lĩnh vực sản xuất hàng hóa; lĩnh vực phương thức giao dịch thương mại; lĩnh vực tài chính,..

2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

a. Khái niệm 

Chính sách kinh tế đối ngoại là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc, công cụ và biện pháp do nhà nước hoạch định và thực hiện để điều chỉnh hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia trong một thời gian nhất định nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của quốc gia đó. 

b. Các bộ phận cấu thành 

Chính sách thương mại quốc tế 

Chính sách đầu tư quốc tế 

Chính sách tỷ giá hối đoái 

Chính sách hợp tác về công nghệ 

c. Chức năng 

Chính sách kinh tế đối ngoại thực hiện 3 chức năng chính: kích thích, bảo hộ, phối hợp và điều chỉnh.

II – ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM.

1. TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM

Trong các văn kiện đại hội Đảng ta lần thứ IX (2001), X (2006), XI (2011) đã đưa ra những nhận định: “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách quan,..”. Các quốc gia không thể đứng ngoài xu hướng toàn cầu hóa mà phải nắm bắt những cơ hội của nó để đưa đất nước nhanh chóng hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhận thức và tiếp thu những đường lối đó,Việt Nam đã hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại sao cho phù hợp với xu thế hiện hành. 

Toàn cầu hóa đã tác động không nhỏ đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của nước ta khi chuyển từ thể chế kinh tế kế hoạch tập trung thống nhất, xóa bỏ chủ trương phát triển nền kinh tế khép kín dựa trên nguyên tắc "tự lực cánh sinh", hạn chế các mối liên hệ với nền kinh tế thế giới. Và đã từng bước đi vào nền kinh tế thị trường quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. 

Bên cạnh kiểu chiến lược các quan hệ kinh tế đối ngoại là quan hệ thị trường thì còn có những chính sách như: bảo hộ mậu dịch và phát triển kinh tế đối ngoại,  xây dựng và phát triển các cơ sở hạ tầng để mở rộng kinh tế đối ngoại, khai thông các nguồn vốn cung ứng cho hoạt động kinh tế đối ngoại, tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho kinh tế đối ngoại, sửa đổi và ban hành các luật pháp cần cho kinh tế đối ngoại và phù hợp với các thông lệ quốc tế mà ta sẽ cam kết,…đã phát huy sức mạnh và đạt được những thành tựu nhất định. 

Như vậy, có thể nói trong xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, đất nước ta đã từng bước hội nhập và mở cửa và đưa ra những chính sách phù hợp.

2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA ĐẾN VIỆC HOẠCH ĐỊNH CÁC CHÍNH SÁCH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM

Quan tâm đến phát triển kinh tế luôn là một hướng đi đúng đắn của mỗi quốc gia. Có thể thấy rằng, sau Đổi mới, Việt Nam đã chú trọng hơn đến việc hoạch định chính sách kinh tế nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng. Hãy so sánh ta có thể thấy được rõ ràng, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và  sau Đổi mới mạnh mẽ và tích cực hơn thời kỳ trước Đổi Sau năm 1986. Toàn cầu hóa với những áp lực của nó sẽ thúc đẩy các quốc gia tăng cường, củng cố hơn nữa vai trò, vị trí của mình để chống chọi lại với sự cạnh tranh khốc liệt trên các phương diện đời sống chính trị, kinh tế xã hội. Chính vì thế nhà nước ta đã có những thay đổi kịp thời trong đường lối chính sách cho phù hợp cụ thể nước ta đã tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước, các hiệp ước quốc tế, các hiệp định song phương, đa phương với các quốc gia khác để hình thành nên hành lang pháp lý, những cách xử sự chung cho các quốc gia trong hoạt động kinh tế. Để gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đàm phán, ký kết rất nhiều hiệp định như. Có thể thấy toàn cầu hóa đã ảnh hưởng không nhỏ tới những chính sách kinh tế đối ngoại của việt nam nhưng có thể thấy được các chính sách của ta hoàn toàn chủ động trong việc phát triển kinh tế và hội nhập, tránh dẫn đến tình trạng bị ảnh hưởng sâu sắc bởi toàn cầu hóa gây nên các tác động xấu đến nền kinh tế nước nhà .

C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Kinh tế đối ngoại nước ta hiện nay đã bước sang một giai đoạn mới – chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nước ta đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Điều này còn phải kể đến việc hoạch định chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã có tầm nhìn chiến lược và những bước đi đúng đắn giúp cho vị thế của Việt Nam khẳng định trên trường quốc tế. 

No comments:

Post a Comment