15/08/2014
Trình bày vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam - Bài tập lớn Quan hệ kinh tế quốc tế
I. Cơ sở lí luận.

- Đầu tư quốc tế là quá trình vận động của nguồn lực vốn (tư bản) từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích  thu được lợi ích lớn hơn chi phí ban đầu bỏ ra.

- Có 4 hình thức đầu tư quốc tế: Viện trợ phát triển chính thức (ODA), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI), Đầu tư theo hình thức vay thương mại.

- Theo IMF, FDI “là hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi ích lâu dài của nhà đầu tư tại 1 doanh nghiệp ở nước khác với nước của nhà đầu tư, trong đó nhà đầu tư phải có vai trò ý nghĩa quyết định trong quản lí doanh nghiệp”.

Theo PL VN (Luật Đầu tư 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào VN vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để tiến hành các hoạt động đầu tư và nhà đầu tư phải tham gia quản lí hoạt động đầu tư.

* Đặc điểm của FDI:

- Nhà đầu tư (các thể nhân, pháp nhân có vốn đầu tư) không phải là chủ thể của nước nhận vốn đầu tư.
- Chủ đầu tư nước ngoài (bên nước ngoài) phải góp 1 lượng vốn lớn hơn mức tối thiểu mà pháp luật nước chủ nhà quy định. VD: VN trước đây quy định mức tối thiểu này là 30% vốn pháp định của sự án đầu tư, 1 số nước quy định 20-25%, nhiều nước phát triên như Hoa Kì quy định 10%, thậm chí  có nước chỉ quy định 5% như Nam Tư cũ.
- Tính chất trực tiếp tham gia quản lí dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài có quyền tham gia trực tiếp dự án đầu tư với mức độ tùy theo tỉ lệ góp vốn.
- Hành vi thực hiện FDI có thể rất khác nhau như: đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng các doanh nghiệp FDI sẵn có, mua cổ phiếu của doanh nghiệp nội địa vượt quá giới hạn phận định FDI với đầu tư mua cổ phiếu thông thường (FPI), cho vay dài hạn kèm theo các điều kiện kiểm soát...
- Kết quả sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư hoàn toàn tùy thuộc vào thị trường, khả năng kinh doanh của nhà đầu tư và được phân chia cho các chủ đầu tư theo tỉ lệ góp vốn..

Như vậy, FDI là 1 kênh đầu tư nước ngoài thuộc nhóm đầu tư tư nhân. FDI có thể được thực hiện thông qua  việc bỏ vốn tài chính hoặc phi tài chính để thành lập 1 doanh nghiệp mới hoặc mua lại những doanh nghiệp đang hoạt động. Hình thức pháp lí của doanh nghiệp FDI tùy theo từng nước quy định những thông thường là 2 hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

* Tác động của FDI:

- Đối với chủ đầu tư:

Tác động tích cực: giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các TNCs, khắc phục xu hướng lợi nhuận bình quân giảm dần, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh; Kéo dài chu kì sống của sản phẩm khi ở thị trường trong nước đã chuyển sang giai đoạn suy thoái, do đó giúp cho các nước đầu tư tăng doanh số sản xuất ở nước ngoài, phát huy các lợi thế so sánh của mình; Phá vỡ hàng rào thuế quan của các nước có xu hướng bảo hộ, khi thuế bảo hộ cao có thể đầu tư tổ chức sản xuất và bán sản phẩm với giá cao hơn giá trên thị trường thế giới; Bảnh trướng ảnh hưởng kinh té và chính trị

Tác động tiêu cực: Vốn đầu tư chảy ra nước ngoài có khả năng làm giảm tăng trưởng GDP và việc làm quốc gia; Khi các công ty lớn đầu tư ra nước ngoài sản xuất những mặt hàng cùng loại sẽ tạo nên khả năng cạnh tranh mới giữa các doanh nghiệp ngoài nước với chính doanh nghiệp trong nước, thậm chí cạnh tranh với chính doanh nghiệp đầu tư.

- Đối với nước nhận đầu tư:

Tác động tích cực: Giúp các nowcs tiếp nhận vốn đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt tăng trưởng kinh tế( FDI là kênh vốn nước ngoài nhưng do chủ đầu tư tự quản lí và thu hồi vốn, do đó nước chủ nhà không phải đi vay và hoàn trả vốn, hiệu quả đàu tư thường đạt cao hơn các loại đầu tư gián tiếp); Giải quyết việc làm; Năng động háo nền kinh tế, tạo sức sống mới cho các doanh nghiệp thông qua việc trao đổi công nghệ, kĩ năng, kinh nghiệm quản lí, văn hóa kinh doanh; Tăng thu ngân sách, cải thiện cán cân thanh toán; Đối với các DCs, FDI còn có tác động giúp học tập kinh nghiệm quản lí, đổi mới công nghệ thích nghi với thị trường thế giới.

Tác động tiêu cực: Nhà đầu tư nước ngoài có thể kiểm soát thị trường địa phương, làm mất tính độc lập, tự chủ về kinh tế, phụ thuộc ngàng càng nhiều vào nước ngoài; Đây chính là công cụ phá vỡ hàng rào thuế quan bảo hộ, làm mất tác dụng của công cụ thuế quan; Tạo cạnh tranh giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, có thể dẫn đến suy giảm sản xuất của các doanh nghiệp trong nước; Đầu tư FDI, nhất là của các TNCs, có thể sẽ gây nên những vấn đề phức tạp mới về chuyển giao các công nghệ quá hiện đại mà không phù hợp; Lợi nhuận thu được có xu hướng chuyển ra nước ngoài, làm giảm tiềm lực phát triển kinh tế lâu dài; Các nước phát triển có xu hướng chuyển giao các công nghệ lạc hậu sang các nước nhận đầu tư; Góp phần làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội mới như  phân hóa đội ngũ cán bộ, “chảy máu chất xám”, tham nhũng, hối lộ...

* Các hình thức đầu tư FDI:

- Buôn bán đối ứng: là hình thức đơn giản nhất của FDI và chỉ áp dụng đối với những nước có chính sách hạn chế nhập khẩu và hạn chế đầu tư chặt chẽ. Theo hình thức này, bên ngoài thường cung cấp  thiết bị, vật tư khan hiếm cho 1 doanh nghiệp trong nước, để đổi lại bên nước ngoài sẽ nhận được những hàng hóa của nước chủ nhà, thường là nông sản có khả năng tiêu thụ trên thị trường thế giới. Ở VN, hình thức này được áp dụng trước khi có Luật Đauù tư nước ngoài 1987 và đến nay hầu như không sử dụng nữa.

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh: là hình thức đầu tư, theo đó bên nước ngaoif và bên chủ nhà cam kết thực hiện nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi tương ứng ghi trong  1 hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Liên doanh: là hình thức thành lập 1 doanh nghiệp giữa 1 hoặc 1 số bên nước ngoài với 1 hoặc 1 số bên của nước chủ nhà để dầu tư, kinh doanh tại nước chủ nhà

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: theo hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài thành lập 1 pháp nhân mới theo luật pháp nước chủ nhà. Doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu 100% của nhà đầu tư nước ngoài

- BOT, BTO, BT

* 1 số hình thức tổ chức đầu tư FDI:

- Khu chế xuất là các khu vực chuyên biệt, được giới hạn về hành chính và địa lý, được chính phủ các nước thành lập, có chế độ thương mại quốc tế đặc biệt nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.VN hiện nay có rất nhiều khu chế xuất như Tân Thuận, Linh Trung...
- Khu công nghiệp
- Khu công nghệ cao là 1 hình thức đặc biệt của khu công nghiệp, chuyên thu hút đầu tư của các doanh nghiệp có sự kết hợp giữa sản xuất trình độ công nghệ cao với các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Hiện nay ở VN đã có Quyết định thành lập 2 khu công nghệ cao ở Hòa Lạc và Thủ Đức.
- Khu kinh tế tự do là những khu vực địa lý khá rộng có dân cư sinh sống, có ranh giới địa lý xác định và được hưởng 1 quy chế ưu đãi riêng về các chính sách kinh tế liên quan đến thương mại và đầu tư, nhằm thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích phát triển kinh tế. Hiện nay, VN đã có Quyết định thành lập Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) và đang nghiên cứ thành lập 1 vài khu kinh tế tự do nữa.

II. Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.

1. Khái quát về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN

- Sau 20 năm thu hút FDI, tính đến cuối năm 2005 đã có 6030 dự án đang hoạt động tại VN, tổng số vốn đầu tư là 51 tỷ USD, vốn thực hiện là 28 tỷ USD. FDI ở Vn chiếm trên 25% tống số vốn đầu tư của xã hội, sản xuất trên 10% GDP, đống góp trên 10% ngân sách nhà nước và thu hút 1,1 triệu lao động. Như vậy FDI đã có đóng góp to lớn  và đã trở thành bộ phận kinh tế quan trọng của nên kinh tế VN.

- Những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN: Theo pháp luật đầu tư hiện hành, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở VN bao gồm xí nghiệp liên doanh( đây là hình thức đươc các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều trong thời gian gần đây, cụ thể, hiện nay hình thức này chiếm 66,4% trong tổng số 815 xí nghiệp liên doanh đã được cấp phép), xí nghiệp 100% vốn nước ngoài( hiện nay, hình thức này chiếm 36%vốn đăng kí và 66% số dự án, hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng và hình thức kí hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT)( chiếm13% vốn đăng kí và 4% số dự án)

2. Thực trạng thu hút FDI.

2.1. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh.

Từ khi luật đầu tư nước ngoài tại VN có hiệu lực cho đến hết tháng 12 năm 2001 thì số dự án cũng như tổng số vốn đầu tư FDI vào nước ta đã tăng mạnh. Cụ thể là tăng từ 371,8 triệu USD năm 1988 lên 2436 triệu USD (2001) đặc biệt tăng mạnh nhất vào năm 1996 với8492,3 triệu USD.

Số vốn được đầu tư vào 1 dự án trung bình đạt 11,44 triệu USD/1 dự án thời kì 1988 - 2000

2.2. Về cơ cấu đầu tư

a. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam theo vùng lãnh thổ.

- Tỉ lệ vốn đầu tư vào các vùng là không đồng đều, tập trung ở các vùng có nền kinh tế phát triển hơn, nhiều đô thị, thành phố, khu công nghiệp... (Đông Nam Bộ chiếm 54%, Đồng bằng sông Hồng chiếm 30%, Duyên hải Nam trung bộ là 8%, Tây nguyên hầu như chưa có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài)

- Ở từng vùng thì tỉ lệ vốn đầu tư trưc tiếp nước ngoài đổ vào cũng khác nhau:  TP HCM với số vốn đăng kí là 9991,3 triệu USD chiếm 28,3% tổng số vốn đăng kí cả nước, HN là 22%, Hài phòng là 4,3%...

- Để thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng, chính phủ ta đã có những chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhưng vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại

b. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN theo ngành kinh tế.

- Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực phù hợp với quá trình CNH-HĐH: năm 2010, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng chiếm trên 52% tổng vốn đầu tư đăng kí, lĩnh vực dịch vụ chiếm 47% còn nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 1%

c. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngaoif vào VN theo hình thức đầu tư.

- Nhà đầu tư là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư lớn nhất cho VN với 8333 dự án, chiếm 77,5% tổng số dự án và 60,8% tổng vốn đăng kí.

- Doanh nghiệp liên doanh chiếm18,56% tổng số dự án và 32,35% tổng vốn đăng kí

- Các hình thức đầu tư khác như hợp đồng hợp tác kinh doanh,công ty cổ phần, cũng góp phần làm tăng số dự án và số vốn FDI cho VN.

d. Cơ cấu vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Vn theo đối tác đầu tư.

- Sau hơn 20 năm nhân FDI của các nước, hiện nay VN đã nhận được nguồn vốn FDI từ 92 quốc gia. Đến tháng 9 năm 2007, Đài loan đã đầu tư FDI nhiều nhất cho VN với 2027 dự án chiếm 18.86% tổng số dự án và hớn 21,2 tỷ USD vốn đăng kí chiếm 12,64% tổng số vốn đăng kí Hàn quốc đã đầu tư vào VN 20,4 tỷ USD chiếm12,14% tổng số vốn đăng kí. Và số dự án cũng chiếm khoảng21,25% tổng số dự án.

- Sau đó là các quốc gia Nhật bản, Singapo...Và đến 4 tháng đầu 2011, Singapore là nước dẫn đầuvề vốn FDI vào VN với hơn 1,1 tỉ USD và Hàn quốc là nước dẫn đầu với số dự án FĐI với 72 dự án.

2.3. Tình hình sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở 1 số lĩnh vực kinh tế:

- Lĩnh vực dầu khí: thu hút 1 số tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tham gia đầu tư. Công ty SP Chemical của Singapore đang khẩn trương tiến hành dự án hạ tầng khu công nghiệp hóa dầu và dự án tổ hợp hóa dầu Phú yên với tổng mức đầu tư là 11 ty USD

- Lĩnh vực công nghiệp điện tử là lĩnh vực được các nhà đầu tư nowcs ngoài đầu tư tương đối sớm, vốn thực hiện chiếm tỉ lệ cao so với vốn đăng kí. Vốn đăng kí 615 triệu USD, vốn thực hiện là 60%

- Lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy:  thu hút nhiều nhà đầu tư nổi tiếng như Toyota, Honda, Suzuki với tổng vốn thực hiện các dự án đầu tư sản xuất ô tô là 376 triệu USD (bằng 43,12 vốn đăng kí)

3. Đánh giá chung.

3.1. 1 số thành tựu đã đạt được:

- Thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở VN: bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực đồng thời tạo điều kiện cho đất nước ta hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.  Chuyển giao công nghệ: chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có vốn FDI luôn đi kèm với việc đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ, quản lí từ đó gớp phần nâng cao tay nghề cho lao động.  Tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm: năm 2008, khối doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,6 triệu việc làm mới tạo được của cả nước. tính đến 2010, lĩnh vực FDI đang sử dụng 1,9 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu việc làm gián tiếp khác

- Góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt sau khi Vn gia nhập WTO. Tính đến hết tháng 4 năm 2011 đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta.

- Với tình hình chính trị ổn định, vị thế quốc tế của VN đang ngày càng được nâng cao cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong năm 2010 của lãnh đạo cấp cao, đảng và nhà nước ta sẽ tiếp tục củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta trong thời gian tới

3.2. Hạn chế.

- FDI của VN chưa thật ổn định. Biểu hiện là sau làn sóng đầu tư 1990 – 1996, từ 1997, vốn FDI vào VN đã chứng lại và có xu hướng giảm sút chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á (bởi các đầu đầu tư FDI vào VN chủ yếu là các nước Châu Á) và do bản thân môi trường đầu tư chậm cải thiện, sức cạnh tranh kém hơn so với các nước khác. Những năm gần đây, FDI đã tăng trở lại và năm 2006 đánh dấu làn sóng đầu tư mới  vào VN.

- Cơ cấu vốn đầu tư nhìn chung còn chưa hợp lí. Thực tế cho thấy trong những năm qua FDI chủ yếu được đầu tư tập trung  vào 1 số ngành truyền thống như khai thác tài nguyên (dầu khí, than...), khách sạn, chế tạo máy, may mặc, giày dép... trong khi đó những lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư như nông lâm thủy sản, xây dựng kết cấu hạ tầng  lại chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư.

- Quy mô FDI của Vn còn chưa tương xứng với tiềm năng của 1 đất nước có dân số khá đông, tài nguyên tương đối phong phú và lao động giá rẻ.

- Chủ đầu tư chủ yếu là các nước Châu á, chưa thu hút được nhiều các chủ đầu tư lớn từ tây âu và hoa kì

III. Phương hướng tiếp tục đổi mới chính sách thu hút FDI ở VN.

- Thống nhất quan điểm về FDI, coi FDI là 1 bộ phận chiến lược lâu dài có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế.

- Tiếp tục giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo môi trường ổn định cho đầu tư.

- Các công tác quy hoạch phát triển vùng, lãnh thổ, ngành phải đi trước 1 bước làm cơ sở để có chiến lược thu hút vốn đầu tư.

- Bằng mọi nguồn vốn, tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, khắc phục tình trạng lạc hậu quá xa so với khu vực và thế giới.

- Tiếp tục cải cách hành chính, cải tiến thủ tục đầu tư và chế độ quản lí đầu tư FDI

- Khuyến khích cả FDI lẫn đầu tư trong nước trong các lĩnh vực mới như ý tế, giáo dục, giải trí, bảo hiểm, viễn thông, ngân hàng...

- Sửa đổi các điều kiện khuyến khích đầu tư cụ thể sao cho đủ mức kích thích đầu tư, thực hiện Luật Đầu tư thống nhất 2005.

- Phát triển nguồn nhân lực (cả nhóm công nhân có tay nghề và nhóm cán bộ quản lí trình độ cao)

- Khuyến khích cả chiều FDI ra nước ngoài.
  
Đối với VN, việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH - HĐH.

No comments:

Post a Comment