02/03/2014
Bài tập học kỳ Luật Dân sự 2 - Hậu quả pháp ý của hợp đồng dân sự vô hiệu
Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu

Theo Bộ luật dân sự, khi giao dịch dân sự vô hiệu hậu quả pháp lý như sau (Điều 410,137):

- Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập;

- Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận;  nếu  không  hoàn  trả  được  bằng  hiện  vật  thì  phải  hoàn  trả  bằng thành tiền;

- Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường;

1.  Chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự.

Hợp  đồng  dân  sự  vô  hiệu  không  làm  phát  sinh,  thay  đổi,  chấm  dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Sự vô hiệu của hợp đồng chính cũng làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính.

Tuy  nhiên, nếu  chỉ  có  hợp  đồng phụ  vô  hiệu, hợp  đồng  chính vẫn  có hiệu lực pháp luật và không bị chấ, dứt thực hiện, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

2.  Xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu. 

Thứ nhất, về hậu quả các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả  cho  nhau  những  gì  đã  nhận,  trước  tiên  hoàn  trả  bằng  hiện  vật, nếu  không hoàn trả được bằng hiện vật thì tính thành tiền để trả.

Thực tế ở nước ta cho thấy, việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận chưa thực sự đảm bảo được lợi ích của các chủ thể. Điển hình đối với những giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất. Ví dụ: A chuyển nhượng cho B một diện tích đất ở, khi hợp đồng bị tuyên là vô hiệu, B phải trả đất cho A, A phải trả tiền cho B. Thực tế cho thấy rằng, nguyên đơn hầu hết là bên chuyển nhượng.

Đối với bên chuyển nhượng, vệc lấy lại đất là thoả đáng. Nhưng với bên được chuyển nhượng, việc phải trả lại đất cho bên bán là một tổn thất rất lớn với họ. Cho dù được nhận lại số tiền đã bỏ ra trước đây, họ không bao giờ mua được diện tích đất như vậy nữa vì những năm qua giá trị quyền sử dụng đất ở nước ta tăng nhanh chóng mặt. Hơn nữa, tỉ lệ lạm phát lại cao. Trong trường hợp bên chuyển  nhượng  có  lỗi  trong  việc  xác  lập  giao  dịch  này,  bên  nhận  chuyển nhượng được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, khoản bồi thường cũng không bao giờ bù đắp được  mất mát thực tế của họ do giao dịch dân sự bị tuyên vô hiệu.

- Việc xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu càng trở nên phức tạp hơn trong trường hợp bên nhận tài sản đã cải tạo, sửa chữa tài sản đó hay nói cách khác làm tăng giá trị của tài sản. Nếu bên chuyển giao tài sản phản đối hoặc cơ quan có thẩm quyền không cho phép nhưng bên nhận tài sản vẫn làm tăng giá trị tài sản, bên nhận tài sản phải chịu phần tăng giá trị này khi hoàn trả tài sản. Tuy nhiên, nếu bên nhận tài sản không có lỗi thì giải quyết thế nào nếu bên đã giao tài sản không chịu nhận tài sản mới hoặc có nhận nhưng không thanh toán phần giá trị tăng thêm? Không có quy định về vấn đề này. Ví dụ: Sau khi được A chuyển nhượng đất, B đã bỏ 3 tỷ đồng để xây dựng một biệt thự trên đất đó. Sau 20 năm, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa A và B bị Toà án có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. Chắc chắn rằng, việc phải trả lại đất cho A là một tổn thất tài sản rất lớn với B, gây xáo trộn cuộc sống của B. Nhưng điều đáng đáng bàn hơn cả là giải quyết như thế nào khi A không muốn nhận khu biệt thự trên đất đó mà chỉ muốn nhận lại đất? Trong thực tế, một số Toà án địa phương đã yêu cầu mỗi bên chịu một nửa giá trị tài sản phát sinh trên đất. Theo chúng tôi, giải quyết như vậy cũng chưa thoả đáng.

Bài làm cần nêu được:

- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự;

- Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu;

- Quy định về hợp đồng dân sự và hợp đồng dân sự vô hiệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ;

- Xác định hợp đồng dân sự vô hiệu (Người tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự; Mục đích và nội dung của hợp đồng không trái pháp luật, đạo đức xã hội; Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; Hình thức của hợp đồng phải phù hợp với qui định của pháp luật);

- Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu (Dựa vào tính chất của hợp đồng dân sự; Dựa vào hiệu lực của hợp đồng; Dựa vào điều kiện có hiệu lực);

- Các căn cứ luật định về hợp đồng dân sự vô hiệu (Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội; Hợp đồng vô hiệu do giả tạo; Hợp đồng vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa; Hợp đồng vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; Hợp đồng vô hiệu do vi phạm các quy định bắt buộc về hình thức; Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được);

- Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu (Chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự; Xử lý hậu quả của hợp đồng dân sự vô hiệu);

- Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng dân sự vô hiệu (Điều kiện xác định người thứ ba ngay tình khi hợp đồng vô hiệu; Giải quyết hậu quả pháp lý)

Thông tin đăng ký học bổng tiếng Anh khóa cơ bản - Quỹ học bổng văn phòng luật sư LOSEBY dành cho sinh viên chuyên ngành Luật: link.


Like và share nếu bạn thấy hữu ích nhé!

No comments:

Post a Comment