06/05/2014
Bài tập học kỳ Dân sự 1 - Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu
Hợp đồng dân sự là một mảng quan hệ pháp luật vô cùng quan trọng, là một  trong  những  chế  định  pháp  lí  cổ  xưa  nhất,  xuất  hiện  sớm  nhất  trong  nội dung luật dân sự. Hợp đồng dân sự là sự khái quát một cách toàn diện các hình thức  giao  lưu  dân  sự  phong  phú  của  con  người,  là  một  trong  những  phương thức hữu hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Từ những năm đầu của thời kì đổi mới một loạt các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng đã ra đời như: Pháp lệnh hợp  đồng  kinh tế  (1989);  Pháp lệnh hợp đồng dân  sự  (1991) và  trong 2 pháp lệnh về chuyển giao công nghệ và sở hữu trí tuệ cũng có phần quy định về vấn đề hợp đồng. Đến khi Bộ luật dân sự 1995 ra đời và được sửa đổi, bổ sung tại Bộ luật dân sự 2005 thì hợp đồng dân sự đã được xem xét, quy định một cách đầy  đủ,  toàn  diện  hơn.  Bộ  luật  dân  sự  2005  được  Quốc  hội  thông  qua  ngày 14/6/2005,  có  hiệu  lực  ngày  01/01/2006  tạo  ra  một  hành  lang  pháp  lí  quan trọng  cho  giao  lưu  dân  sự,  thể  hiện  một  bước  tiến  cao  hơn  trong  tư  duy  lập pháp, hành pháp và tư pháp của những nhà làm luật. Hiện nay Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội. Hơn nữa, từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), nền kinh tế Việt Nam đã từng bước hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, quá trình này đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức. Trong đó, các tranh chấp về hợp đồng dân sự ngày một gia tăng và mức độ phức tạp ngày càng cao đòi hỏi pháp luật về hợp đồng dân sự phải hoàn thiện hơn để giải quyết một cách triệt để. Khó khăn trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự là do các bên không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Để giải quyết được các tranh chấp đó một câu hỏi đặt ra: “Liệu có tồn tại hợp đồng hay không?” và “Hợp đồng có hiệu lực hay không?” để từ đó xác định các bên có quyền và nghĩa vụ gì. Vì vậy, những quy định về hợp đồng dân sự vô hiệu có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ giao lưu dân sự của nền kinh tế thị trường, góp phần nâng cao ý thức cuả các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng, giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng cũng như bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng và tạo nên sự bình đẳng trong giao lưu dân sự.

BÀI LÀM

I- Khái  niệm,  đặc  điểm  của  hợp  đồng  dân  sự,  hợp đồng dân sự vô hiệu

1.  Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dân sự

1.1-  Khái niệm

Khái niệm về hợp đồng dân sự phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

Link

No comments:

Post a Comment