Bài 4 : CHÚ Ý
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý:
1. Định nghĩa chú ý :
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.
2. Vai trò của chú ý :
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý: Có 3 loại chú ý:
1. Chú ý không chủ định:
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như :
Độ mới lạ của kích thích.
Cường độ kích thích.
Độ hấp dẫn của kích thích.
Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu.
2. Chú ý có chủ định :
Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
3. Chú ý sau chủ định :
Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người.
III. CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý:
1. Sức tập trung của chú ý : Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó và không để ý đến mọi chuyện khác. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
2. Cường độ của chú ý : Là sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện hoạt động.
3. Sự bền vững của chú ý : Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý có liên quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân.
4.Sự di chuyển chú ý : Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
5. Sự phân phối chú ý : Là khả năng chú ý đồng thời tới một số đối tượng với mức độ rõ ràng như nhau.
I. KHÁI NIỆM VỀ CHÚ Ý:
1. Định nghĩa chú ý :
Chú ý là sự tập trung vào một hay một nhóm đối tượng, sự vật nào đó để định hướng hoạt động, bảo đảm điều kiện thần kinh – tâm lý cần thiết cho hoạt động tiến hành có kết quả.
2. Vai trò của chú ý :
Chú ý là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động. Do tính chọn lọc của chú ý, nên nó giúp cho hoạt động tâm lý ở người tập trung vào đối tượng này mà bỏ qua hoặc xao lãng đối tượng khác. Nhờ vậy, hoạt động tâm lý có ý thức hơn, các hoạt động tập trung hơn, kết quả hoạt động sẽ cao hơn.
II. PHÂN LOẠI CHÚ Ý: Có 3 loại chú ý:
1. Chú ý không chủ định:
Là loại chú ý không có mục đích đặt ra trước, không cần sự nỗ lực của bản thân. Chú ý không chủ định chủ yếu do tác động bên ngoài gây ra, phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích như :
Độ mới lạ của kích thích.
Cường độ kích thích.
Độ hấp dẫn của kích thích.
Loại kích thích này thường nhẹ nhàng, ít căng thẳng nhưng kém bền vững, khó duy trì lâu.
2. Chú ý có chủ định :
Là loại chú ý có mục đích định trước và phải có sự nỗ lực của bản thân. Do đã xác định mục đích của hoạt động nên chủ thể vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động, vẫn tiến hành hoạt động không phụ thuộc vào các đặc điểm của kích thích.
3. Chú ý sau chủ định :
Là chú ý lúc đầu do mục đích định trước, về sao do hứng thú với hoạt động mà chú ý có chủ định đã phát triển đến mức chủ thể không cần nỗ lực ý chí vẫn tập trung vào đối tượng hoạt động.
Loại chú ý này giúp cho hoạt động của con người giảm được căng thẳng thần kinh, giảm được tiêu hao năng lượng. Nó bộc lộ ở trạng thái say sưa công việc của con người.
III. CÁC THUỘC TÍNH CỦA CHÚ Ý:
1. Sức tập trung của chú ý : Là khả năng chú ý đến một phạm vi đối tượng tương đối hẹp, cần thiết cho hoạt động lúc đó và không để ý đến mọi chuyện khác. Số lượng các đối tượng mà chú ý hướng tới gọi là khối lượng chú ý.
2. Cường độ của chú ý : Là sự tiêu hao năng lượng thần kinh để thực hiện hoạt động.
3. Sự bền vững của chú ý : Là khả năng duy trì lâu dài chú ý vào một hoặc một số đối tượng. Ngược với tính bền vững của chú ý là sự phân tán chú ý. Tính bền vững của chú ý có liên quan mật thiết với những điều kiện khách quan của hoạt động và những đặc điểm của mỗi cá nhân.
4.Sự di chuyển chú ý : Là khả năng chuyển chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác.
5. Sự phân phối chú ý : Là khả năng chú ý đồng thời tới một số đối tượng với mức độ rõ ràng như nhau.
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
No comments:
Post a Comment