BÀI 6: NHẬN THỨC CẢM TÍNH
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên bao gồm cảm giác và tri giác.
I. ĐỊNH NGHĨA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Cảm giác:
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
2. Tri giác:
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Đặc điểm của cảm giác:
Là quá trình tâm lý, cảm giác có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng.
Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
Cảm giác xảy ra khi sự ,vật hiện tượng trực tiếp tác động lên giác quan.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội.
2. Đặc điểm của tri giác:
Tri giác là sự phản ánh thế giới một cách trọn vẹn, chỉnh thể.
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở các cảm giác, nhưng tri giác không phải là sự cộng lại đơn giản của các cảm giác tạo thành, mà là sự tổng hợp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình tri giác có sự tham gia của vốn sống, kinh nghiệm, tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức năng tâm lý khác.
III. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Các loại cảm giác:
Có nhiều cách phân loại cảm giác, dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu phân loại dựa trên vị trí của nguồn kích thích nằm bên ngoài hay bên trong cơ thể ta có hai nhóm cảm giác: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong.
Cảm giác bên ngoài do những kích thích bên ngoài gây nên: cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da.
Cảm giác bên trong gồm: cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng.
2. Các loại tri giác:
Có nhiều cách phân loại tri giác:
Dựa trên bộ máy phân tích giữ vai trò chính, trực tiếp nhất tham gia vào quá trình tri giác, có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác sờ mó…
Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của sự vật hiện tượng trong thế giới, có các loại tri giác: tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng, tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng, tri giác sự chuyển động.
IV. VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người.
Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường.
Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Trong giáo dục trẻ tuổi mầm non, cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này nhận thức thế giới chủ yếu thông qua cảm giác và tri giác. Ở lứa tuổi này nhận thức cảm tính chiếm ưu thế. Những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp được xem như là một trong những cơ sở của nguyên tắc trực quan trong giáo dục trẻ mầm non.
V. TÍNH NHẠY CẢM VÀ NĂNG LỰC QUAN SÁT:
Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người. Tính nhạy cảm của con người không như nhau.
Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trước hết là các đặc điểm cấu tạo và chức năng của các giác quan, kiểu loại thần kinh… Song, năng lực cảm giác của con người không hoàn toàn bẩm sinh mà được hình thành phát và triển trong hoạt động, phụ thuộc vào việc rèn luyện và giáo dục. Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều phẩm chất tâm lý của nhân cách: nhu cầu, hứng thú, khả năng chú ý, xu hướng, vốn kinh nghiệm… năng lực cảm giác là nhân tố chủ yếu của năng lực quan sát.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát của mỗi người một khác. Đó là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác. Năng lực quan sát được hình thành trong cuộc sống, do hoạt động, do luyện tập tích cực và có phương pháp.
Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên bao gồm cảm giác và tri giác.
I. ĐỊNH NGHĨA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Cảm giác:
Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
2. Tri giác:
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan.
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Đặc điểm của cảm giác:
Là quá trình tâm lý, cảm giác có mở đầu, diễn biến, kết thúc một cách rõ ràng.
Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật hiện tượng thông qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.
Cảm giác xảy ra khi sự ,vật hiện tượng trực tiếp tác động lên giác quan.
Cảm giác của con người mang bản chất xã hội.
2. Đặc điểm của tri giác:
Tri giác là sự phản ánh thế giới một cách trọn vẹn, chỉnh thể.
Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở các cảm giác, nhưng tri giác không phải là sự cộng lại đơn giản của các cảm giác tạo thành, mà là sự tổng hợp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.
Trong quá trình tri giác có sự tham gia của vốn sống, kinh nghiệm, tư duy, ngôn ngữ và nhiều chức năng tâm lý khác.
III. PHÂN LOẠI CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
1. Các loại cảm giác:
Có nhiều cách phân loại cảm giác, dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Nếu phân loại dựa trên vị trí của nguồn kích thích nằm bên ngoài hay bên trong cơ thể ta có hai nhóm cảm giác: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong.
Cảm giác bên ngoài do những kích thích bên ngoài gây nên: cảm giác nhìn, cảm giác nghe, cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da.
Cảm giác bên trong gồm: cảm giác cơ thể, cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng.
2. Các loại tri giác:
Có nhiều cách phân loại tri giác:
Dựa trên bộ máy phân tích giữ vai trò chính, trực tiếp nhất tham gia vào quá trình tri giác, có thể chia thành: tri giác nhìn, tri giác nghe, tri giác ngửi, tri giác sờ mó…
Dựa vào sự phản ánh những hình thức tồn tại khác nhau của sự vật hiện tượng trong thế giới, có các loại tri giác: tri giác các thuộc tính không gian của đối tượng, tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng, tri giác sự chuyển động.
IV. VAI TRÒ CỦA CẢM GIÁC VÀ TRI GIÁC:
Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác có vai trò nhất định trong hoạt động nhận thức và toàn bộ đời sống con người.
Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó mà cơ thể có khả năng định hướng và thích nghi với môi trường.
Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cao hơn.
Tri giác giúp con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn, giúp con người điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động của mình trong thế giới, giúp con người phản ánh thế giới có lựa chọn và có tính ý nghĩa.
Trong giáo dục trẻ tuổi mầm non, cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng. Trẻ em ở lứa tuổi này nhận thức thế giới chủ yếu thông qua cảm giác và tri giác. Ở lứa tuổi này nhận thức cảm tính chiếm ưu thế. Những tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp được xem như là một trong những cơ sở của nguyên tắc trực quan trong giáo dục trẻ mầm non.
V. TÍNH NHẠY CẢM VÀ NĂNG LỰC QUAN SÁT:
Tính nhạy cảm là năng lực cảm giác nhạy bén, tinh vi, chính xác của con người. Tính nhạy cảm của con người không như nhau.
Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố, trước hết là các đặc điểm cấu tạo và chức năng của các giác quan, kiểu loại thần kinh… Song, năng lực cảm giác của con người không hoàn toàn bẩm sinh mà được hình thành phát và triển trong hoạt động, phụ thuộc vào việc rèn luyện và giáo dục. Năng lực cảm giác chịu sự chi phối bởi nhiều phẩm chất tâm lý của nhân cách: nhu cầu, hứng thú, khả năng chú ý, xu hướng, vốn kinh nghiệm… năng lực cảm giác là nhân tố chủ yếu của năng lực quan sát.
Quan sát là loại tri giác có chủ định, diễn ra tương đối độc lập và lâu dài, nhằm phản ánh đầy đủ, rõ rệt các sự vật hiện tượng và những biến đổi của chúng. Năng lực quan sát của mỗi người một khác. Đó là khả năng tri giác nhanh chóng và chính xác. Năng lực quan sát được hình thành trong cuộc sống, do hoạt động, do luyện tập tích cực và có phương pháp.
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
No comments:
Post a Comment