Đề số 8: Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến nay.
MỞ ĐẦU
Kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích các nhà đầu tư là công chúng và các doanh nghiệp.Có thể nói, thị trường chứng khoán là chỉ báo quan trọng của kinh tếvĩ mô, nó tác động đến ổn định kinh tế vĩ mô. Đến lượt nó, ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tác động đến thị trường chứng khoán. Lịch sử phát triển thăng trầm và nhiều biến động của thị trường chứng khoán trong những năm qua đã chứng minh rằng – thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế vĩ mô của mỗi đất nước, để từ đó nhà nước có các chính sách điều hành nền kinh tế phù hợp. Tuy nhiên, là hoạt động kinh doanh, các chủ thể khi tham gia vào “mạng lưới” của nó sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định.
Với đề tài được giao cho bài tập học kỳ: “Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán: Phân loại, nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2013 đến nay”, sau đây là phần trình bày của em về nội dung bài tập được giao.
NỘI DUNG.
I. Khái quát chung về kinh doanh chứng khoán.
1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh chứng khoán
- Khái niệm:
Trong pháp luật thực định ở các nước, tùy thuộc vào quan điểm tiếp cận của các nhà làm luật nên khái niệm kinh doanh chứng khoán được định nghĩa không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ: Trong pháp luật chứng khoán của một số nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia… hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm các hành vi môi giới chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư và danh mục đầu tư chúng khoán; trong khi đó, Luật chứng khoán Trung Quốc hoàn toàn không đưa ra định nghĩa chính thức nào về kinh doanh chứng khoán mà chỉ có các quy định về giao dịch chứng khoán ( )
Ở Việt Nam, “Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán , bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán”(2)
Về cơ bản, cách định nghĩa này khá tương đồng với khái niệm kinh doanh chứng khoán trong pháp luật với các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước ở khu vực Châu Á và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…
- Đặc điểm:
Xét về phương diện lý thuyết, hoạt động kinh doanh chứng khoán gồm các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là nghề thương mại đặc thù, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư công chúng và các doanh nghiệp.
Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh chứng khoán là các chứng khoán – giá trị động sản và các dịch vụ về chứng khoán.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh chứng khoán phải tuân thủ một số nguyên tắc đặc thù của thị trường chứng khoán như: nguyên tắc công bằng, công khai và minh bạch để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Việc thể chế hóa bằng pháp luật những nguyên tắc này là những đảm bảo pháp lý cho sự vận hành an toàn, hiệu quả của thị trường chứng khoán đồng thời bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp cho các nhà đầu tư tham gia thị trường.
2. Vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Một cách khái quát, vai trò của hoạt động kinh doanh chứng khoán được thể hiện chủ yếu ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất, kinh doanh chứng khoán là phương tiện để thiết lập kênh dẫn vốn trực tiếp giữa các nhà đầu tư là công chúng với Chính phủ và doanh nghiệp.
- Thứ hai, kinh doanh chứng khoán giúp cho dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán vận hành nhanh hơn, hiệu quả hơn thông qua các nghiệp vụ chính như môi giới chính khoán, bảo lãnh phát hành, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư hay tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Thứ ba, kinh doanh chứng khoán là chất xúc tác, thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động thông qua đòn bẩy lợi ích kinh tế của các nhà kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp.
Vai trò và tác động của hoạt động kinh doanh chứng khoán đối với hoạt động kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là không thể phủ nhận. Bởi đặc thù của thị trường chúng khoán cũng như vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh chứng khoán nên quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam rất quan trọng.
II. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán và nguyên nhân phát sinh các rủi ro trong hoạt động kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Rủi ro trong kinh doanh chứng khoán là khả năng xảy ra những việc bất lợi cho xác chủ thể kinh doanh chứng khoán khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.
Thứ nhất, căn cứ vào tính có hệ thống của thị trường chứng khoán nói chung, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán có thể được phân thành “rủi ro có hệ thống” và “rủi ro phi hệ thống”
- Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán. Rủi ro hệ thống được chia thành ba loại: Rủi ro thị trường, Rủi ro lãi suất, Rủi ro sức mua.
- Rủi ro phi hệ thống là phần rủi ro mà các chủ thể kinh doanh có thể loại bỏ được trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh.
Thứ hai, căn cứ vào các nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán phân thành các loại: rủi ro môi giới chứng khoán, rủi ro trong bảo lãnh phát hành chứng khoán, rủi ro trong hoạt động tự doanh chứng khoán, rủi ro trong tư vấn đầu tư chứng khoán, rủi ro trong lưu ký chứng khoán và rủi ro trong quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
2. Nguyên nhân của các rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Các nguyên nhân này thể hiện như sau:
Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan
- Chính sách nhà nước
Các cơ quan chính phủ có thể ban hành nhiều loại chính sách khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà đầu tư, ví dụ như: mức thuế cho lợi nhuận từ đầu tư, các quy định về việc được mua bán chứng khoán,... Các chính sách đó có thể khiến các nhà đầu tư không thể thực hiện được các chiến lược ban đầu đã dự định. Đặc biệt là khi chính sách đột ngột thay đổi, nhà đầu tư có thể bị mắc kẹt nếu không mau chóng thay đổi để phù hợp với chuẩn mới theo quy định pháp luật.
Ví dụ: Năm 2010, Thông tư số 19/2010 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung cho thông tư số 13/2010 quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn của tổ chức tín dụng được ban hành. Hai thông tư này là văn pháp lý có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2010 khi được xem là tác nhân gây lo lắng về khả năng thoái vốn ồ ạt của các ngân hàng, giảm hoạt động cho vay của đầu tư chứng khoán… nhằm đảm bảo vốn an toàn tối thiểu theo chuẩn mới. - Thứ hai, thông tin được công khai, minh bạch.
Sự bất đối xứng giữa thông tin được công khai và thực tế tình hình doanh nghiệp là vấn đề nổi cộm trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, rất khó khăn để biết được tình trạng kinh doanh thực thật sự của doanh nghiệp, bởi các thông tin trên báo cáo tài chính thường thiếu tin cậy. Ngoài ra, sự minh bạch trong việc công khai thông tin cũng không được tiến hành trượt để và hiệu quả dẫn tới hoạt đồng kinh doanh trên thị trường này cũng không minh bạch.
Ví dụ:vụ viêc Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS) “sập sàn” được đăng ngày 12/1/2007 trên báo Tiền Phong. Đây thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của Công ty giảm tương ứng từ 728.000 đồng/cổ phiếu xuống còn 190.000 đồng/cổ phiếu. Sự thua thiệt thuộc về các nhà đầu tư cá nhân, không có nguồn tin nội bộ, khi muốn mua thì không thể tìm được nguồn mua do các nhà đầu tư lớn đã thâu tóm toàn bộ, khi muốn bán thì cũng không thể bán được do thị trường bão hòa.
- Thứ ba,lừa đảo trên thị trường.
Hiện tượng lừa đảo trên các thị trường chứng khoán tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như: trò Ponzi (hút tiền của các nhà đầu tư mới để trả cho các nhà đầu tư cũ và một phần bỏ túi, chứ doanh nghiệp không tạo lợi nhuận thật sự); lũng đoạn giá chứng khoán trên thị trường; cò mồi kích động các nhà đầu tư mua bán bằng các tin đồn, phân tích giả, v.v...
Trong tất cả các vụ lừa đảo như vậy, người bị thiệt hại là các nhà đầu tư. Một khi các nhà đầu tư đã bị lừa đảo mất tiền thì có rất ít khả năng đòi lại được số tiền bị mất đó.
- Tình hình chính trị trong và ngoài nước.
Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ, sau cuộc họp báo của Chính phủ về hành động khiêu khích của Trung Quốc tại Hoàng Sa vào cuối ngày 7/5, thị trường chứng khoán đã có phiên điều chỉnh mạnh nhất kể từ năm 2001. Chỉ số VN-Index đã giảm tới 5,9% hôm 8.5. Các cổ phiếu với yếu tố cơ bản tốt như Vinamilk (VNM) đã ghi nhận mức giảm lớn nhất trong một ngày khi rớt 6,7%. Dược Hậu Giang (DHG) cũng có mức giảm kỷ lục 6,5%.
Dữ liệu lịch sử của các thị trường chứng khoán trên thế giới cho thấy rủi ro chính trị liên quan đến ổn định chính phủ và các xung đột trong và ngoài nước là một nguyên nhân quan trọng khiến thị trường chứng khoán giảm điểm. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này thường chỉ xảy ra trong ngắn hạn ( )
Thứ hai, nguyên nhân chủ quan.
- Khả năng quản lý
Việc quản lý danh mục đầu tư nói chung và quản lý rủi ro nói riêng đòi hỏi nhiều công sức,kiến thức, kinh nghiệm ... Khi quyết định đầu tư vào bất kỳ chứng khoán nào, người đầu tư cũng phải thu thập thông tin, phân tích, quyết định đầu tư, theo dõi và xử lý,... Một người riêng lẻ có thể không đủ khả năng để làm tất cả những việc đó một cách hiệu quả, dễ dẫn đến nhiều sai lầm gây thiệt hại, đồng thời bỏ lỡ nhiều cơ hội đầu tư tốt.
- Ước lượng sai giá trị
Những người khác nhau có thể đưa ra các ước lượng chênh nhau đến vài lần, trong đó có những người quá lạc quan và những người quá bi quan.Nếu lạc quan quá, ước lượng giá trị cao quá so với giá trị thực, thì có thể dễ dấn đến mua cổ phiếu đắt hơn so với giá trị thực, và nếu sau đó giá cổ phiếu giảm về giá trị thực thì thua lỗ.
Ví dụ:Vào khoảng thời gian tháng 3-4/2011, thị trường chứng khoán nằm trong bối cảnh chịu đựng nhiều thông tin xấu về kinh tế vĩ mô như chỉ số lạm phát và giá một số mặt hàng thiết yếu tăng liên tục. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng trở nên khó khăn.Có đến 1/3 số công ty chứng khoán báo lỗ. Trong khi đó, nhiều phiên giao dịch nối tiếp nhau với thanh khoản lên xuống thất thường vẫn không phát ra một tín hiệu rõ ràng nào về xu hướng thị trường. Nhứ vậy, đây là giai đoạn mua vào mang tính đánh cược rất cao và quá rủi ro đối với nhà đầu tư. Hệ quả của sự rủi ro đó đã đến vào tuần đầu tháng 5/2011, khi cả hai sàn chứng khoán đồng loạt lao dốc mạnh, tạo nên hiệu ứng “tuần lễ kinh hoàng”. Niềm tin đánh cược với thị trường đã bị đổ vỡ hoàn toàn. - Rủi ro về tâm lý
Nhà đầu tư Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng rất lớn của “tâm lý bầy đàn.” Nhà đầu tư có thể rất dễ bị kích động theo xu hướng chung của thị trường, mua lúc đáng lẽ không nên mua, bán lúc đáng lẽ không nên bán, mua bán quá nhiều, v.v... Khi “bong bóng” thị trường chứng khoán hình thành là lúc rủi ro lên cao, thì các nhà đầu tư lại tranh nhau mua vào theo tâm lý bầy đàn, để rồi sau đó thua lỗ thảm hại khi thị trường đi xuống. Ngược lại, khi thị trường ở mức thấp, rất rẻ so với giá trị thực, là cơ hội hấp dẫn, thì nhà đầu tư lại sợ không dám mua vào.Tâm lý này không chỉ ảnh hưởng tới các nhà đầu tư nhỏ lẻ, mà còn ảnh hưởng đến các quỹ đầu tư và doanh nghiệp lớn.
III. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay.
1. Tình hình thị trường chứng khoán và các chính sách phát triển thị trường chứng khoán của nhà nước từ năm 2013 đến nay.
Thứ nhất, về tình hình thị trường chứng khoán.
TTCK Việt Nam bắt đầu từ những tháng cuối năm 2012 – đầu năm 2013 đã có những diễn biến khả quan.
Diễn biến chỉ số giá thị trường: Tính đến ngày cuối của năm 31/12/2013, chỉ số VN - Index đứng ở 505 điểm, tăng 23%; HN - Index đứng ở mức 67 điểm, tăng 15% so với cuối năm 2012. TTCK Việt Nam được đánh giá là một trong trong số 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất và có mức tăng cao so với các thị trường trên thế giới.
Mức vốn hóa thị trường: Mức vốn hóa vào khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP.
Giá trị giao dịch: Việc kéo dài thời gian giao dịch, áp dụng lệnh thị trường, nới biên độ giao dịch, điều chỉnh tỷ lệ giao dịch ký quỹ từ 40/60 lên 50/50 cũng đã hỗ trợ giúp tăng thanh khoản thị trường. Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, tuy nhiên, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ (TPCP), bình quân mỗi phiên đạt 1.257 tỷ đồng/ phiên, tăng 90%, (riêng cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012).
Hoạt động niêm yết và huy động vốn: Tính chung đến cuối năm 2013, trên 2 sàn có 683 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết với tổng giá trị niêm yết theo mệnh giá là 361 nghìn tỷ đồng, tăng 6,8% so với năm 2012.
Về niêm yết trái phiếu: có tổng cộng 517 mã trái phiếu niêm yết trên 2 sàn với giá trị niêm yết là 521 nghìn tỷ đồng, tăng 28% so với cuối năm 2012.
Tổng giá trị huy động vốn ước đạt 179 nghìn tỷ đồng, tăng 13%; trong đó cổ phiếu và cổ phần hóa là 17,5 nghìn tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Quy mô huy động vốn qua phát hành riêng lẻ cũng tăng mạnh, đạt khoảng trên 24 nghìn tỷ đồng (gấp 5 lần so với cả năm 2012).Vốn huy động qua TPCP đạt 162 nghìn tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2012.
Hoạt động của các công ty niêm yết: Trong 6 tháng đầu năm 2013, các doanh nghiệp nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh sụt giảm cả về doanh thu và lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2012 (số công ty có lỗ lũy kế vẫn chiếm tỷ lệ 21%, tăng so với mức 17% cùng kỳ năm trước; tổng doanh thu giảm 1,2%; lợi nhuận sau thuế giảm 6%). Trong quý III/2013 thì tổng doanh thu toàn thị trường tăng khoảng 4,4%, hàng tồn kho giảm 4,5%, chi phí tài chính giảm 24,3% nhưng tổng lợi nhuận sau thuế vẫn giảm hơn 5% so với quý II/2013.
Nếu tính 9 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 thì tổng doanh thu của các công ty niêm yết tăng khoảng 17 nghìn tỷ đồng (2,9%), tổng lợi nhuận sau thuế tăng 19,1 %; chi phí tài chính giảm 12%; tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng 8,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ công ty có lỗ lũy kế ở mức 20%, vẫn tương đương năm 2012; hàng tồn kho tăng 3,6% so vơi cùng kỳ năm 2012. Điều này cho thấy các công ty làm ăn có lãi thì tiếp tục có kết quả khả quan, còn các công ty đã bị lỗ thì tiếp tục lỗ nhiều hơn. Nếu so với các doanh nghiệp chưa niêm yết, các công ty niêm yết vẫn có khả năng lợi nhuận cao hơn.
Hoạt động đầu tư: số lượng tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng lên. Trong 7 tháng đầu năm, dòng vốn nước ngoài vào thuần đạt 175 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm ngoái và có hiện tượng rút ra khỏi thị trường trong tháng 8 và tháng 9. Tính từ đầu năm, dòng vốn nước ngoài ra thuần là 15 triệu USD, tuy nhiên, tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển đến nay đạt 4,4 tỷ USD, tăng 54% so với cùng kỳ năm ngoái và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỷ USD so với cuối năm 2012.
(Theo số liệu được tổng hợp và phân tích bởi “Tapchitaichinh.vn”)
Thị trường chứng khoán Việt Nam 3 tháng đầu năm 2012 có nhiều khởi sắc. Đó là kết quả của một số thông tin tốt từ chính sách vĩ mô, lãi suất giảm và các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn… Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” của thị trường chứng khoán đặc biệt trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam từ năm 2013 trở lại đây và xem xét lịch sử thăng trầm của thị trường chứng khoán ở nhiều nước phát triển trên thế giới, các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam hoàn toàn vẫn có thể phải đối mặt với những rủi ro.
3. Các quy định pháp luật nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trên cơ sở tình hình, chính sách phát triển thị trường chứng khoán từ năm 2013 đến nay.
a. Điều kiện đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán.
a1, Công ty chứng khoán.
Theo pháp luật hiện hành, cá nhân muốn kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam phải thành lập công ty chứng khoán dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần và phải được UBCKNN cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
Pháp luật Việt Nam có quy định cụ thể điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán như sau (Điều 62 Luật chứng khoán):
Thứ nhất, có trụ sở, có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang thiết bị (Khoản 1 Điều 3 Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 27/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007).
Thứ hai, có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán có quy định mức vốn pháp định cụ thể như sau: Môi giới chứng khoán: 25 tỉ VNĐ; Tự doanh chứng khoán: 100 tỉ VNĐ; Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỉ VNĐ; Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỉ VNĐ). Như vậy, mức vốn pháp định được xác định cho từng nghiệp vụ kinh doanh. Trong trường hợp công ti xin cấp giấy phép cho nhiều loại nghiệp vụ kinh doanh thì vốn pháp định là tổng số vốn pháp định theo từng loại nghiệp vụ kinh doanh mà công ty được cấp phép.
Thứ ba, giám đốc hoặc tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và có tối thiểu ba người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh.
Ngoài ra, Luật chứng khoán còn quy định cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lạp là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị tòa án cấm hành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập công ty chứng khoán.
a2, Qũy đầu tư chứng khoán
Thành lập quỹ đại chúng: Theo Luật chứng khoán , trước khi tiến hành đăng kí thành lập quỹ đại chung, công ty quản lí quỹ phải đăng kí chào bán và hoàn tất việc chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng, kể cả việc chuyển toàn bộ tiền huy động được từ đợt phát hành chứng chỉ quỹ vào tài khoản phong tỏa mở tại ngân hàng giám sát. Để được đăng kí thành lập quỹ, kết quả đợt chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. Một là số lượng nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp) tham gia góp vốn vào quỹ và tổng giá trị chứng chỉ quỹ đã bán đều phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Hai là, tỉ lệ giữa giá trị chứng chỉ quỹ đã bán và mức vốn dự kiến huy động cũng phải đạt đến mực tối thiểu theo quy định của pháp luật. Hai là tỉ lệ giữa giá trị chứng chỉ quỹ đã bán và mức vốn dự kiến huy động cũng phải đạt mức tối thiểu được quy định trong điều lệ quỹ và ghi nhận trong bản cáo bạch. - Thành lập quỹ thành viên: chủ thể lập quỹ thành viên phải báo cáo với ủy ban chứng khoán về việc lập quỹ và chỉ cần được Ủy ban chứng khoán thông báo bằng văn bản đã xác nhận việc lập quỹ là quỹ được phép hoạt động.
Quỹ thành viên được phép thành lập khi đáp ứng đủ bốn điều kiện sau: (1) Mức vốn góp vào quỹ phải đạt mức tối thiểu luật định; (2) Các thành viên góp vốn phải là pháp nhân và phải đạt số lượng tối đa luật định; (3) Việc quản lí quỹ phải được ủy thác cho một công ty quản lí quỹ; và (4)Tài sản của quỹ phải được lưu kí tại ngân hàng độc lập với công ty quản lí quỹ.
b. Hoạt động thanh tra giám sát của UBCKNN.
Hoạt động thanh tra giám sát của UBCKNN. Hiện nay, vị trí pháp lí của UBCKNN đã chính thức được ghi nhận tại Điều 8 Luật chứng khoán năm 2006 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số63/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2007 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN thuộc Bộ tài chính. Và một trong những nhiệm vụ của UBCKNN là thanh tra, kiểm tra và giám sát các đối tượng tham gia hoạt động trên thị trường chứng khoán và xử lí các vi phạm về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Hoạt động thanh tra chứng khoán được xem là một trong những nội dung quản lí nhà nước quan trọng nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Đối tượng thanh tra, giám sát bao gồm: công ty chứng khoán, công ty quản lí quỹ đầu tư chứng khoán,...Phạm vi thanh tra, giám sát bao gồm: hoạt động phát hành chứng khoán, hoạt động niêm yết chứng khoán, hoạt động giao dịch chứng khoán, hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán; hoạt động công bố thông tin. Đây là hoạt động quan trọng nhằm kịp thời phát hiện những sai phạm trên thị trường chứng khoán nói chung và hoạt động kinh doanh chứng khoán nói riêng, góp phần đảm bảo sự ổn định của thị trường, bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia kinh doanh chứng khoán.
c. Các quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán.
c1, Xử lí hành chính.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định 58/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định hai hình thức xử phạt vi phạm hành chính mà tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu là phạt cảnh cáo và phạt tiền.
- Phạt tiền: Cơ sở để tính mức phạt là khoản thu phi pháp, khoản huy động bất hợp pháp. Mức phạt cụ thể đối với mỗi hành vi thường được tính là mức trung bình của khung hình phạt tiền tương ứng với hành vi đó, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể thấp hơn nhưng không được giảm thấp hơn mức tối thiểu của khung hình phạt, nếu có tình tiết tăng nặng thì mức phạt tiền có thể tăng cao hơn nhưng không quá mức tối đa của khung hình phạt. - Cảnh cáo là hình phạt chủ yếu với những hành vi vi phạm lần đầu, nhỏ, ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và gây thiệt hại không lớn cho các chủ thể khác.
Ngoài hình phạt chính thì tùy tính chất, mức độ vi phạm các chủ thể có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính. Các hình phạt bổ sung thường hay được áp dụng là tước có thời hạn hoặc không có thời hạn quyền sử dụng các loại giấy phép liên quan đến chứng khoán, giấy phép phát hành chứng khoán, giấy phép niêm yết chứng khoán, giấy phép đăng kí hoạt động kinh doanh chứng khoán… Hơn nữa các chủ thể vi phạm còn có thể bị áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả nhất định như hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch không đúng sự thật; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra…
c.2. Xử lý hình sự.
Tuy Bộ luật hình sự Việt Nam chưa quy định các tội danh trong lĩnh vực chứng khoán nhưng để đảm bảo nguyên tắc mọi hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đều bị áp dụng các hình phạt hình sự được pháp luật quy định, việc xử lý hình sự đối với chủ thể thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán được căn cứ trên cơ sở một số tội danh có các yếu tố cấu thành mang tính tương đồng.
Tăng cướng công tác thanh tra, giám sát. Mục tiêu chính của công tác thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán không phải chỉ là để phát hiện, xử lí những người vi phạm pháp luật chứng khoán, mà quan trọng là nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi này, đảm bảo thị trường hoạt động bình ổn, có hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới cần chú trọng phát triển đội ngũ làm công tác thanh tra, giám sát; nâng cao thẩm quyền, tạo vị trí, vai trò “độc lập” của thanh tra trong việc thực hiện nhiêm vụ. Đồng thời, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành có liên quan trong việc xử lí vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Thực tế hiện nay, thẩm quyền của cơ quan quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam là khá hạn chế. Để đảm bảo khả năng điều tra, xửlí các hành vi giao dịch nội gián và thao túng trên thị trường, em cho rằng cần mở rộng thẩm quyền cho Ủy ban Chứng khoán nhà nước, theo đó Ủy ban phải có quyền chất vấn những người mà xét thấy có thông tin liên quan về các trường hợp bị nghi ngờ có hành vi lạm dụng thị trường. Hơn nữa, Ủy ban chứng khoán phải có quyền tìm kiếm bằng chứng và nắm giữ tài liệu cần thiết cho việc điều tra về các trường hợp lạm dụng thị trường.Pháp luật cũng cần phải mở rộng thời hạn thanh tra, kiểm tra để cơ quan này có thể thực thi được nhiệm vụ.
2.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin, kĩ thuật.
Xây dựng một hệ thống quả lí, giám sát hiện đại, đủ năng lực xử lí thông tin cho phép theo dõi toàn bộ diễn biến các giao dịch trên thị trường, phát hiện và xử lí rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, phân loại nguyên nhân và các quy định pháp luật để hạn chế, phòng ngừa rủi chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán. Việc tuyên truyền, phổ biến và giáo dục ý thức pháp luật cho các chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức.
KẾT LUẬN
Từ các phân tích trên đây, ta có thể nhận thấy thị trường chứng khoán là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các rủi ro này có thể là rủi ro hệ thống như rủi ro chính sách, các chấn động của thị trường trong nước và thế giới; cũng có thể là các rủi ro không mang tính hệ thống như rủi ro về thông tin, rủi ro về lựa chọn đối nghich, rủi ro về đạo đức. Nguyên nhân của các rủi ro trên rất đa dạng như bản chất của thị trường chứng khoán, thông tin không cân xứng, trình độ của chủ thể hoạt động kinh doanh chứng khoán,...Nước ta là một nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế là rất lớn. Chính vì lí do đó, việc hạn chế các rủi ro trên thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh chứng khoán phát triển, đẩy mạnh tính thanh khoản là vô cùng cần thiết để các nhà đầu tư yên tâm khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, qua đó tăng hiệu quả huy động vốn. Đảm bảo sự phát triển của nền kinh tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật chứng khoán năm 2006 đã sửa đổi bổ sung năm 2010.
- Giáo trình Luật chứng khoán trường Đại học Luật Hà Nội
- “Báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán 6 tháng cuối năm 2013” – VCBS
- “Rủi ro trên thị trường chứng khoán Việt Nam – góc nhìn từ nhà đầu tư cá nhân” – Th.S trịnh Thị Phan Lan, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, khoa Tài chính – ngân hàng.
- Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán ở nước ta hiện nay - Thực trạng và giải pháp : Khoá luận tốt nghiệp / Nguyễn Hồng Đương; Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Kiều Giang . HN, 2009 .
- Website:
+ Tapchitaichinh.vn
+ http://vneconomy.vn/
+ http://www.vcbs.com.vn
Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!
Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
Cảm ơn bạn Nguyễn Trà My - K3507 - ĐH Luật HN đã chia sẻ tài liệu này!
No comments:
Post a Comment