03/09/2014
Tóm tắt giáo trình Luật Chứng Khoán - Vấn đề 3: Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán
Vấn đề 3: Pháp luật về tổ chức thị trường chứng khoán

I – Tổng quan về thị trường giao dịch chứng khoán

1. Khái niệm

Thị trường giao dịch chứng khoán là thị trường diễn ra việc mua, bán chứng khoán sau phát hành theo các quy định của pháp luật về chứng khoán.

2. Đặc điểm:

- Được tổ chức bởi các chủ thể đặc biệt là sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. ( Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán là các pháp nhận được thành lập theo các quy định của pháp luật để tiến hành các hoạt động nhằm giúp các giao dịch chứng khoán diễn ra một cách thuận lợi, nhanh chóng và trong khuôn khổ pháp luật).


- Hàng hóa được giao dịch tại thị trường giao dịch chứng khoán thông thường là loại hàng hóa có chất lượng cao. Đó là những loại chứng khoán đã được kiểm định và đủ điều kiện niêm yết và giao dịch. 
Các loại chứng khoán này phân theo hai cấp độ:

+ Chứng khoán được phép giao dịch ở thị trường giao dịch do sở giao dịch chứng khoán tổ chức có chất lượng cao nhất. Loại chứng khoán này thỏa mãn các điều kiện rất cao do sở ban hành. 

+ Chứng khoán được giao dịch tại thị trường giao dịch được tổ chức bởi trung tâm giao dịch chứng khoán có chất lượng thấp hơn. Là những loại chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch hoặc nhà phát hành không muốn giao dịch tại thị trường do sở giao dịch tổ chức.

- Các giao dịch trên thị trường giao dịch chứng khoán được thực hiện thông qua các trung gian chuyên nghiệp là các thành viên thị trường. Đây là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động tại thị trường giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư không được trực tiếp đặt lệnh mua, bán trực tiếp mà phải gián tiếp qua các trung gian là thành viên thị trường này.

- Các hoạt động trên thị trường giao dịch chứng khoán chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán,và của UBCKNN trên cơ sở pháp luật chứng khoán. Sở giao dịch chứng khoán và trung tâm giao dịch chứng khoán có trách nhiệm trực tiếp giám sát các hoạt động trên thị trường mình tổ chức. UBCKNN có trách nhiệm giám sát hoạt động của SGDCK, TTGDCKđể đảm bảo hoạt động đó đúng pháp luật.

3. Bản chất: 

- Góc độ kinh tế: Là tập hợp các hoạt động phân phối lại các nguồn vốn từ chủ thể này sang chủ thể khách, từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Thông qua hoạt động phân phối lại này mà các nguồn vốn được luận chuyển một cách nhanh chóng nhất. 

- Góc độ pháp lý: Là tập hợp các giao dịch mua, bán chứng khoán trên cơ sở pháp luật hiện hành. Các chủ thể trên thị trường thực hiện các giao dịch chuyển nhượng được pháp luật thừa nhận, thông qua đó đáp ứng các nhu cầu của bản thân mình.

4. Chức năng: 

- Phân phối lại những nguồn vốn giữa các nhà đầu tư. 
Trong quá trình đầu tư, nhà đầu tư cố gắng đầu tư vào lĩnh vực mang lại lợi nhuận cao nhất và rút khỏi những lĩnh vực mang lại ít lợi nhuận hoặc không mang lại lợi nhuận một cách nhanh nhất. 

- Xác định giá thị trường của chứng khoán.( chức năng quan trọng). 
Trên nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa được xác định dựa trên mối quan hệ cung cầu. Trên thị trường giao dịch chứng khoán diễn ra thường xuyên và có tính liên tục tuân theo quan hệ cung cầu, trên cơ sở đó giá thị trường của chứng khoán được xác định một cách chính xác nhất. 

Việc xác định giá thị trường của chứng khoán có ý nghĩa quan trọng:

+ Có ý nghĩa trong việc xác định chỉ số chứng khoán – kim chỉ nam cho nền kinh tế quốc gia. Dựa vào đó, các CQNN có thẩm quyền có thể nắm được khá rõ sự phát triển của nền kinh tế, thông qua đó để có những chính sách phù hợp.

+ Có ý nghĩa quan trọng đối với tổ chức phát hành khi muốn phát hành chứng khoán bổ sung bởi lẽ giá bán chứng khoán trong đợt phát hành bổ sung dựa trên giá thị trường tại thời điểm đó.

+ Có ý nghĩa quan trọng đối với những nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào chứng khoán, giúp họ đưa ra những quyết định đầu tư, không đầu tư kịp thời đúng đắn.

- Tạo tính thanh khoản cao cho các chứng khoán:
Tính thanh khoản là khả năng chuyển hóa thành tiền một cách nhanh chóng của các loại chứng khoán. Nhờ có thị trường giao dịch chứng khoán mà các chứng khoán được niêm yết và giao dịch ở đó có thể được mua đi, bán lại dễ dàng thông qua đó các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn để phục vụ nhu cầu bản thân hoặc chuyển hướng lĩnh vực đầu tư vào lĩnh vực khác một cách nhanh chóng. 

5. Các nguyên tắc hoạt động chứng khoán trên thị trường giao dịch chứng khoán:

- Tôn trọng quyền tự do mua, bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của các tổ chức, cá nhân. Theo đó, không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp vào hoạt động mua, bán chứng khoán, kinh doanh dịch vụ của các chủ thể trên thị trường giao dịch nếu các hoạt động này ko trái pháp luật.

- Các hoạt động diễn ra trên thị trường phải dựa trên sự công bằng, công khai và minh bạch. Thông tin là cơ sở để các nhà đầu tư xem xét và đưa ra quyết định đầu tư của mình. Theo đó, các nhà đầu tư phải được quyền tiếp cận thông tin thị trường ở mức độ như nhau, phải được công bố công khai và mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán trên thị trường giao dịch đều bị cơ quan chức năng xử lý.

- Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư. Các CQNN có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các quy định pháp luật liên quan và trực tiếp thực hiện các hành vi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong trường hợp cần thiết.

- Tự chịu trách nhiệm về rủi ro. Theo đó, một khi Nhà nước thừa nhận và tôn trọng quyền tự do trong hoạt động mua, bán và kinh doanh chứng khoán của các chủ thể thì những chủ thể này sẽ phải ý thức được và tự gánh chịu những rủi ro từ những hoạt động của thị trường.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật. Theo đó, tất cả hoạt động của các chủ thể thực hiện trong thị trường giao dịch phải được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật. 

II – Pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động của thị trường giao dịch tập trung:

1. Khái niệm: 

Thị trường giao dịch chứng khoán tập trung là thị trường giao dịch được tổ chức bởi sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán.

2. Sở giao dịch chứng khoán:

- Khái niệm: Là pháp nhân thành lập và hoạt động theo mô hình công ty TNHH hoặc CTCP. 

- Đặc điểm (khác so với các công ty KDCK khác):

+ Chỉ có Thủ tướng chính phủ mới có quyền ra quyết định thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức, hình thức sở hữ của SGDCK theo đề nghị của Bộ trưởng BTC.

+ Là công ty có hoạt động kinh doanh đặc thù – tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán tập trung – hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán. Nội dung hoạt động kinh doanh này gồm: quản lý việc niêm yết chứng khoán, cung cấp chỗ và thu phí thành viên giao dịch, cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho giao dịch …

+ Là công ty chịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành – pháp luật chứng khoán; chịu sự điều chỉnh của luật doanh nghiệp về các vấn đề tổ chức và phân chia lợi nhuận; chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật khác về các vấn đề có liên quan.

+ Là công ty chịu sự quản lý và giám sát của UBCKNN với tư cách là CQCLNN chuyên ngành. 

- Quyền và nghĩa vụ của SGDCK: (Điều 37 – LCK)

Quyền: 

+ Ban hành quy chế về niêm yết chứng khoán, ban hành các quy chế về thành viên và giao dịch, quy chế về công bố thông tin, quy chế về giám sát và hòa giải.

+ Được toàn quyền thực thi các quy chế mình đã ban hành. Quyền chấp thuận hoặc hủy bỏ niêm yết; tạm ngừng hoặc đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán; chấp thuận, hủy bỏ tư cách thành viên, quản lý, giám sát hoạt động giao dịch của các thành viên; giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, của thành viên; được quyền thực thi các quyền này trên cơ sở các quy chế của mình.

+ Giám sát hoạt động công bố thông tin của tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại SGDCK.

+ Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết.

+ Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.

+ Thu phí theo quy định của BTC.

Nghĩa vụ: 

+ Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

+ Bảo đảm hoạt động GDCK trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả.

+ Thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật.

+ Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi VPPL về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

+ Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho các nhà đầu tư.

+ Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp SGDCK gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.

- Cơ cấu tổ chức:

Hội đồng quản trị: 

+ Là cơ quan có quyền lực cao nhất tại SGDCK. Thường gồm đại diện các CTCK thành viên, 1 số đại diện ko phải thành viên như tổ chức niêm yết, giới chuyên môn, nhà kinh doanh, chuyên gia luật và các thành viên đại diện cho Chính phủ.

+ Chủ tịch HĐQT do các thành viên bầu, phải được BTC phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN.

+ Quyền hạn:
  1. Đình chỉ, rút giấy phép thành viên.
  2. Chấp thuận, đình chỉ và hủy bỏ niêm yết chứng khoán.
  3. Chấp nhận kế hoạch và ngân sách hàng năm của SDGCK.
  4. Ban hành và sửa đổi các quy chế hoạt động của SGDCK.
  5. Các thẩm quyền khác theo điều lệ.

Ban giám đốc:

+ Là cơ quan điều hành của SGDCK và chịu trách nhiệm trước HĐQT về hoạt động điều hành của mình.

+ Gồm GĐ, PGĐ. GĐ của SGDCK phải được BTC phê chuẩn theo đề nghị của HĐQT, sau khi có ý kiến của Chủ tịch UBCKNN.

+ Quyền hạn: theo điều lệ 

Ban kiểm soát: 

+ Là cơ quan giúp việc cho HĐQT để kiểm soát,  giám sát các hoạt động tại SGDCK trong đó có cả giám sát công việc điều hành của BGĐ.

+ Thành viên do HĐQT phê chuẩn và bổ nhiệm. BKS chỉ chịu trách nhiệm về công việc của mình trước HĐQT.

+ Quyền hạn: theo điều lệ

Các bộ phận giúp việc:

+ Chính là các phòng ban của SGDCK có trách nhiệm giúp GĐ điều hành công việc tại sở.

+ Thường gồm các phòng giao dịch, phòng niêm yết, phòng thành viên, phòng công nghệ thông tin, phòng kế toán, phòng nghiên cứu và phát triển, văn phòng.

Thành viên của SGDCK:

+ Điều kiện: 

  1. Các CTCK được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, được kinh doanh nghiệp vụ môi giớ I hoặc/ và tự doanh chứng khoán.
  2. Đáp ứng các điều kiện nhất định của SGDCK, phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy chế thành viên do SGDCK ban hành.

+ Quyền và nghĩa vụ: 

Quyền: 
  1. Quyền được sử dụng các trang thiết bị, hệ thống giao dịch SGDCK phục vụ cho HĐKD.
  2. Quyền được nhận các thông tin về thị trường GDCK.
  3. Được đề nghị SGDCK đứng ra làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp.
  4. Đề xuất ý kiến với SGDCK về các vấn đề có liên quan.
  5. Các quyền khác được SGDCK quy định trong quy chế thành viên giao dịch của SGDCK,

Nghĩa vụ: 
  1. Tuân thủ các nghĩa vụ của CTCK theo quy định của pháp luật.
  2. Chịu sự giám sát của SGDCK.
  3. Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định
  4. Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế công bố thông tin do SGDCK ban hành.
  5. Hỗ trợ các thành viên khác theo yêu cầu của SGDCK
  6. Các nghĩa vụ khác quy định tại quy chế thành viên giao dịch SGDCK.

3. Hoạt động cơ bản của SGDCK:

Hoạt động niêm yết:

+ Khái niệm: Là hoạt động của SGDCK nhằm xác định, kiểm tra và chấp thuận chứng khoán của một tổ chức phát hành đủ điều kiện đưa vào giao dịch tại SGDCK

+ Lợi ích:

  1. Uy tín của tổ chức phát hành được nâng lên: do không phải tổ chức phát hành nào cũng có thể được chấp thuận cho niêm yết chứng khoán của mình tại SGDCK bởi lẽ điều kiện để được niêm yết rất khó.
  2. Nâng cao tính thanh khoản cho chứng khoán.
  3. Giúp tổ chức phát hành xác định được chính xác giá thị trường chứng khoán. 
  4. Tổ chức phát hành được ưu đãi về thuế.
  5. Nâng cao uy tín của SGDCK, đồng thời làm cho khối lượng giao dịch tăng lên và nguồn thu số phí mà SGDCK thu được cũng tăng lên.
  6. Tạo nhiều cơ hội mối giới mua bán cho các nhà đầu tư tăng lên và doanh thu của các công ty từ hoạt động này cũng sẽ tăng lên.
  7. Phù hợp với định hướng phát triển thị trường chứng khoán của quốc gia.
  8. Giúp nhà đầu tư có thêm một loại chứng khoán có triển vọng tốt để lựa chọn và quyết định đầu tư.

+ Tiêu chuẩn niêm yết: (Khoản 1 – Điều 8 – Nghị định 14/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành LCK).

Các điều kiện định lượng:


- CTCP có VĐL đã góp tại thời điểm đăng kí niêm yết từ 80 tỉ VNĐ trở lên.

- HĐKD của 2 năm liền trước năm đăng kí niêm yết phải có lãi và không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết.

- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ.

- Cổ đông là thành viên HĐQT, BKS, GĐ hoặc TGĐ, PGĐ hoặc PTGĐ phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữ trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong vòng 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu nhà nước do các cá nhân nắm giữ.


Các điều kiện định tính:


- Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên HĐQT, BKS, GĐ, PGĐ, TGĐ, PTGĐ, kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan.

+  Thủ tục đăng ký: 

- Bước 1: Tổ chức đăng ký niêm yết lập bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định gửi đến SGDCK, có thể thuê các tổ chức tư vấn, tổ chức kiểm toán giúp hoàn thiện hồ sơ, phải chịu mọi trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của bộ hồ sơ.

- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày, SGDCK xem xét bộ hồ sơ đăng ký niêm yết, có quyền yêu cầu bổ sung nếu thấy chưa đầy đủ thông tin.
Trong thời gian này, các thành viên HĐQT, BKS, GĐ hoặc TGĐ, PGĐ hoặc PTGĐ, kế toán trưởng, cổ đông lớn không được chuyển nhượng những cổ phần mà mình nắm giữ.

- Bước 3: SGDCK quyết định chấp thuận/ ko chấp thuận. Nếu từ chối thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

+ Quản lý việc niêm yết:

- Là một phần trong hoạt động quản lý thị trường giao dịch tập trung của SGDCK, nhằm duy trì thị trường hoạt động công bằng và trật tự.

- Hai nội dung cơ bản của hoạt động quản lý niêm yết là thay đổi niêm yết và hủy bỏ niêm yết:
Thay đổi niêm yết là việc thay đổi một hoặt 1 số nội dung liên quan đên chứng khoán đang được niêm yết. Hậu quả là tổ chức niêm yết phải lập bộ hồ sơ thay đổi niêm yết gửi đến SGDCK.
Việc thay đổi niêm yết được tiến hành khi có một trong các sự kiện xảy ra:

  1. Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu.
  2. Tổ chức niêm yết bị tách, nhận sáp nhập.
  3. Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên SGDCK.

Hủy bỏ niêm yết là việc SGDCK chấm dứt việc niêm yết của một loại CK tại SGDCK. Hậu quả là chứng khoán của tổ chức niêm ết không còn tên trên hệ thống giao dịch tại SGDCK.
Tổ chức niêm yết có quyền niêm yết lại sau 12 tháng từ thời điểm niêm yết bị hủy bỏ nếu thỏa mãn các điều kiện của luật định.Chứng khoán bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

  1. Tổ chức niêm yết không còn đáp ứng được các quy định về điều kiện niêm yết trong vòng 1 năm.
  2. Tổ chức niêm yết bị ngừng hoặc ngừng các hoạt động SX,KD.
  3. Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận ĐKKD / giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành
  4. Cổ phiếu không có giao dịch tại SGDCK trong thời hạn 12 tháng.
  5. Kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục và tổng lỗ lũy kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính.
  6. Tổ chức niêm yết đề nghị hủy bỏ niêm yết.
  7. Các trường hợp khác.

Hoạt động giao dịch:

+ Khái niệm: Là hoạt động trung tổ chức sân chơi cho cá người chơi là thành viên, cung cấp thiết bị, hệ thống cần thiết phục vụ cho cuộc chơi, ban hành luật chơi để buộc người chơi tuân thủ.

+ Quy trình giao dịch tại SGDCK: 

- Bước 1: Nhận lệnh 

- Bước 2: Truyền lệnh đến SGDCK và nhập vào hệ thống. Các lệnh giao dịch được đại diện giao dịch nhập vào hệ thống giao dịch tại SGDCK để khớp lệnh theo nguyên tắc ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian, ưu tiên về khối lượng.

- Bước 3: Khớp lệnh: việc khớp lệnh có thể được thực hiện theo 1 trong các phương pháp khớp lệnh định kỳ/ liên tục.

- Bước 4: Xác nhận giao dịch hoàn thành. Kết quả thành công của giao dịch sẽ đc hiển thị trên bảng điện tử và đồng thời kết quả giao dịch bằng văn bản sẽ chuyển đến tay nhà đầu tư.

Hoạt động giám sát:

+ Nội dung giám sát:

- Giám sát việc tuân thủ các quy chế của SGDCK, các quy định của LCK và các quy định có liên quan.
- Điều tra các tin đồn có thể ảnh hưởng đến giá cả thị trường, xử lý tin đồn theo quy định của pháp luật.
- Điều tra, làm rõ, ngăn chặn và xử lý các hành vi bị cấm trong GDCK như giao dịch nội gián, thao túng thị trường.

+ Mục đích: nhằm tìm ra nguyên nhân của những biến động bất thường của thị trường; kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các hoạt động sai trái của các chủ thể trên thị trường, đảm bảo thị trường vận hành an toàn và 
hiệu quả.

+ Đối tượng giám sát: các GDCK, hoạt động của các tổ chức niêm yết, các CTCK thành viên.

+ Phương thức: hàng loạt các phương pháp phân tích, đối chiếu, thống kê.

Giám sát trực tiếp/ gián tiếp.

Hoạt động công bố thông tin:

+ Mục đích: cung cấp cho những chủ thể có liên quan những thông tin chính xác nhất về thị trường, giúp các nhà đầu tư có được những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn. đồng thời cảnh báo các chủ thể có thể liên quan về các giao dịch thực hiện tại sở.

+ Phương tiện công bố thông tin:

- Các phương tiện CBTT của UBCKNN: báo thường niên, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của UBCKNN.

- Các phương tiện CBTT của SGDCK: bản tin thị trường chứng khoán, trang thông tin điện tử của SGDCK …

- Phương tiện thông tin đại chúng

+ Nội dụng: (Điều 107 – LCK).

- Thông tin về GDCK tại SGDCK.

- Thông tin về tổ chức niêm yết: CTCK, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

- Thông tin giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán.

III – Thị trường giao dịch phi tập trung (OTC)

1. Đặc trưng: 

- Là thị trường có tổ chức

- Được tổ chức dưới hình thức phi tập trung (ko được thực hiện tại địa điểm xác định mà thông qua hệ thống trao đổi thông tin hoặc ở bất kì địa điểm nào thuận lợi cho việc thương lượng và xác lập giao dịch giữa bên mua và bên bán – khác TTCK TT)

- Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC là loại có chứng khoán có chất lượng ko cao như ở TTCKTT, thường là các loại chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty mới thành lập chưa đủ điều kiện niêm yết và giao dịch tại SGDCK.

- Có sự tham gia của các nhà tạo lập thị trường, bên cạnh các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán.

- Phương thức thỏa thuận

- Chịu sự điều chỉnh của LCK 

- Chịu sự quản lý và giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên ngành – UBCKNN là chủ yếu. 

2. Các quy định về niêm yết chứng khoán:

- Chủ thể đứng ra tổ chức thị trường giao dịch, trong đó có thị trường OTC, sẽ xây dựng quy chế về niêm yết chứng khoán và phải được UBCKNN phê chuẩn. Quy chế phải đảm bảo 2 yêu cầu:

+ Cho phép các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết tại thị trường giao dịch tập trung sẽ được niêm yết và giao dịch tại đây

+ Ngăn chặn các chứng khoán kém chất lượng được giao dịch tại thị trường này để đảm bảo sự lành mạnh của thị trường

3. Các quy định về thành viên giao dịch: 

- Gồm thành viên thông thường và thành viên tạo lập thị trường:

+ Thành viên thông thường: là người môi giới hoặc tự doanh chứng khoán, thực hiện giao dịch chứng khoán nhân danh khách hàng, vì quyền lợi của khách hàng hoặc nhân danh mình, vì quyền lợi của mình.

+ Thành viên tạo lập thị trường: duy trì thị trường và tính thanh khoản cho 1 hoặc 1 số loại chứng khoán nhất định. Họ năm giữ 1 lượng chứng khoán nhất định, liên tục đưa ra các mức giá mua, bán, đối với chứng khoán mà mình chịu trách nhiệm tạo lập, sẵn sàng mua, bán chứng khoán đó với mức giá cam kết.

- Điều kiện (Điều 62 – LCK): phải là CTCK

4. Các quy định về giao dịch: 

- Các giao dịch thực hiện thông qua hệ thống máy tính nối mạng

- Các quy định này do chính chủ thể tổ chức thị trường ban hành dưới hình thức quy chế trên cơ sở chấp thuận của UBCKNN.

- Nội dung: trình tự thủ tục, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán và các vấn đề khác.

5. Các quy định về chế độ công bố thông tin:

- Chủ thể tổ chức thị trường giao dịch OTC xây dựng và ban hành sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN.

- Nội dung: Thông tin tổ chức chứng khoán được niêm yết và giao dịch tại thị trường, thông tin bản thân các thành viên giao dịch, thông tin về các giao dịch được thực hiện.





Chúc các bạn học tập đạt kết quả tốt! ^.^

No comments:

Post a Comment