Vấn đề 6: Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
1.Sự cần thiết phải quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
-Một trong những đặc trưng cơ bản của thị trường chứng khoán là tính rủi ro cao. Xuất phát từ mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước , ở một mức độ nhất định có những can thiệp vào hoạt động của thị trường nhằm giảm thiểu và phòng tránh rủi ro.
- Sự can thiệp của Nhà nước là một trong những biện pháp cần thiết bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cá thể, khả năng phân tích thông tin, tìm hiểu thị trường còn hạn chế.
- Ngay từ khâu chào bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp, Nhà nước đã thể hiện sự quản lý ở một mức độ nhất định bằng những quy định về điều kiện chào bán ra công chúng.Nhà nước thông qua các quy định của pháp luật đặt ra các điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng với chế độ công bố thông tin rất chặt chẽ, nhằm đảm bảo chứng khoán giao dịch trên thị trường phải là những hàng hóa có chất lượng, tạo niềm tin cho công chúng đầu tư. Tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng phải được sự cho phép bằng văn bản của UBCKNN. Điều này xác nhận sự quản lý Nhà nước của UBCKNN đối với hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng.
- Thị trường chứng khoán là nơi tập trung nhiều đối tượng tham gia với nhiều mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau, các giao dịch chứng khoán được thực hiện rất lớn. Hơn nữa, do tính đặc thù của hàng hóa trên thị trường đó là sự tách rời giá trị thực của chứng khoán ra khỏi bản thân chứng khoán, đặc tính đó khiến cho thị trường chứng khoán cũng là môi trường dễ nảy sinh nhiều tiêu cực như lừa đảo, tung tin giả tạo, mua bán nội gián và các hoạt động kiếm lời không chính đáng khác… Khi các hiện tượng tiêu cực xảy ra có thể gây tác hại lớn đến sự phát triển của thị trường chứng khoán, gây tổn thất cho nhà đầu tư, tổn thất cho thị trường và toàn bộ nền kinh tế. Thị trường chứng khoán không thể phát huy được chức năng và vai trò to lớn của nó. Chính vì thế, quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán là nhu cầu tất yếu khách quan.
Như vậy, để nhằm thiết lập trật tự cho thị trường chứng khoán phòng và chống các hành vi lừa đảo, lũng đoạn thị trường hoặc hành vi khác gây thiệt hại cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, để đảm bảo tính hiệu quả, công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường tận dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế thì vấn đề quản lý việc điều hành và giám sát các hoạt động trên thị trường là cần thiết.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được hiểu là những thiết chế được thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán cùng với các hoạt động khác có liên quan.
Ở Việt Nam cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán được tổ chức theo trật tự như sau:
+ Chính Phủ: là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất, thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ Bộ tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán
+ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính, trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chịu trách nhiệm trước Bộ tài chính và Chính phủ về mọi hoạt động của thị trường.
2.1 Chính phủ
Chính phủ là cq hành pháp cao nhất, đứng đầu trong mọi lĩnh vực quản lý nhà nước trong đó có quản lý nhà nước về ck và ttck, một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm có tác động tới mọi hđ kinh tế. Với vai trò là người lãnh đạo điều hành, tổng hợp các qh kinh tế của quốc gia, Chính phủ thông qua hoạt động của ttck để nắm bắt những biến động kinh tế, từ đó đưa ra những csach phù hợp nhằm thúc đấy sự phát triển của thị trường ck nói riêng và tt tài chính nói chung. Như vậy là nhằm thực hiện quản lý đồng bộ các bộ phận của thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn ngắn hạn và thị trường vốn trung và dài hạn trong đó có ttck.
2.2. Bộ Tài Chính
Bộ tài chính thực hiện các hoạt động cơ bản sau:
+ Trình Chính phủ, thủ tướng chính phủ ban hành chiến lược quy hoạch, chính sách phát triển ttck
+ Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các vbqppl về ck và ttck
+ Chỉ đạo UBCKNN thực hiện chiến lược, quy hoạch, chính sách phát triển ttck và các chính sách, chế độ để quản lý và giám sát hoạt động về ck và ttck
Như vậy, BTC là cơ quan ql NN cấp bộ, có chức năng , vai trò quan trọng như cầu nối trung gian giữa cơ quan quản lý chuyên biệt là UBCKNN và cơ quan quản lý cấp cao nhất là CP.
Mối quan hệ giữa Bộ tài chính và UBCKNN trong hd quản lý NN về ck và ttck?
Bộ tài chính quản lý chứng khoán và ttck thông qua UBCKNN đồng thời cũng là cơ quan hành chính nhà nước cấp trên của UBCKNN, chỉ đạo UBCKNN trong việc thực hiện các chính sách cũng như quy định của Nhà nước về giám sát, quản lý ttck
Bộ tài chính chủ trì , phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.
UBCKNN là cơ quan trực thuộc BTC thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nn về ck và ttck, quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực ck và ttck theo quy định của pl.
2.3 UBCKNN
a) Vị trí pháp lý
Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên trách về chứng khoán và thị trường chứng khoán được thành lập theo nghị định của chính phủ số 75/1996/ NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 1996 và chính thức hoạt động vào ngày 25 tháng 8 năm 1997. Hiện nay Luật chứng khoán năm 2006 quy định những nội dung cơ bản về nhiệm vụ và quyền hạn của UBCKNN tại điều 8. Quyết định 161/2004/ QĐ- TTg ngày 7/9/2004 quy định về vị trí pháp lý , chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của UBCKNN nay được thay bằng quyết định 63/2007/ QĐ- TTg)
Việc ra đời của UBCKNN ở Việt Nam có những nét đặc thù do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của Việt Nam chi phối. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Chính phủ là cơ quan quản lý cao nhất về chứng khoán và thị trường chứng khoán thông qua các cơ quan chức năng là Bộ tài chính và UBCKNN. Trước khi ban hành Luật chứng khoán thì UBCKNN là cơ quan ngang bộ trực thuộc Chính phủ nhưng nay theo quy định tại điều 8 Luật chứng khoán thì UBCKNN là một đơn vị thuộc Bộ tài chính.
UBCKNN có vị trí là cơ quan thuộc Bộ tài chính, cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước ở trung ương. Mặc dù là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính nhưng về cơ cấu tổ chức, nó không giống với các cơ quan thuộc Bộ tài chính khác, nó không có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. UBCKNN là một chủ thể quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của nó có tính hành chính- mệnh lệnh, có tính độc lập tương đối so với các đơn vị khác thuộc Bộ tài chính.Theo quy định của pháp luật hiện hành: Bộ trưởng Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN.
b) Chức năng:
Chức năng của UBCKNN có những nét đặc thù để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của VN hiện nay. UBKNN có hai chức năng cơ bản là: tổ chức xây dựng thị trường ck và quản lý, giám sát sự vận hành của ttck. Thông qua hệ thống các quy chế, chế độ, thể lệ về ck và ttck điều hành bằng cách thành lập các cơ quan đơn vị hay các chức vụ điều hành thị trường; cấp và thu hồi các loại giấy phép có liên quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về ck và ttck
c) Nhiệm vụ, quyền hạn:
Điều 8 Luật chứng khoán và Điều 2 Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg quy định Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:
a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:
a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán;
b) Kế hoạch phát triển thị trường chứng khoán hàng năm.
3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
6. Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
7. Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu ký của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán; chấp thuận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới.
8. Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.
9. Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
10. Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lý chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng.
11. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
12. Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và Điều lệ hoạt động của hiệp hội; kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.
13. Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
14. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt
16. Quản lý kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và các nguồn kinh phí khác, tài sản được giao; thực hiện chế độ tự chủ về biên chế và kinh phí hoạt động theo quy định của cấp có thẩm quyền.
17. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.
2.4 Cơ quan quản lý ngành
Cơ quan quản lý ngành là các bộ, ban, ngành cùng phối kết hợp với Bộ tài chính và UBCKNN thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về chứng khoán và ttck: Các bộ, cơ quan ngang bộ; ủy ban nhân dân các cấp
Giải thích vì sao: Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán thường là cơ quan nằm trong bộ máy hành chính nhà nước?
Bởi vì: Thị trường chứng khoán là nơi tham gia của hàng triệu người đầu tư, hàng ngàn tổ chức phát hành trong quốc gia không giới hạn địa giới hành chính. Vì thế, để quản lý thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong toàn quốc không thể giao cho cơ quan thuộc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nào phụ trách được mà phải là một cơ quan ở trung ương.
Thứ hai, công việc chủ yếu là quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là giám sát, tổ chức thực hiện, bảo đảm thi hành pháp luật một cách thường xuyên, đây là công việc có tính chấp hành, điều hành thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý hành chính. Do đó, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường ck phải đc thiết kế trong bộ máy hành chính. Cơ quan này sẽ xử lý được các hvi vi phạm của các chủ thể tham gia theo thẩm quyền nhằm bảo đảm cho thị trường vận hành một cách an toàn và công bằng. Để cơ quan quản lý NN về ck và ttck thực hiện tốt nhiệm vụ thì cần phải thiết kế một mô hình thích hợp, đc trao thẩm quyền và bộ máy đủ để nó thực hiện đc tốt chức năng, nhiệm vụ đc giao.
Đối với các quốc gia, nền tảng kinh tế cũng như hoạt động của ttck vẫn đang trog giai đoạn phát triển đòi hỏi phải có những cơ quan quản lý thị trường mang tính quyền lực nhà nước để dễ dàng can thiệp bằng những biện pháp hành chính khi cần thiết.
Hoạt động thanh tra, giám sát của UBCKNN.
Thanh tra chứng khoán là thanh tra chuyên ngành về ck và ttck, chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Bộ tài chính.
Thanh tra ck gồm có: Chánh thanh tra, Phó thanh tra và các thanh tra viên. Hoạt động thanh tra chỉ được tiến hành khi cú quyết định của UBCKNN trên cơ sở:
+ Chương trình kế hoạch thanh tra đã được chủ tịch UBKNN phê duyệt;
+ Yêu cầu của chủ tịch UBCKNN;
+ Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về chứng khoán và ttck.
-Đối tượng thanh tra, giám sát bao gồm: tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức niêm yết chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, sở giao dịch chứng khoán, trung tâm lưu ký ck, cty ck, cty qly quỹ đầu tư ck, quỹ đầu tư ck, tổ chức đki, lưu ký thanh toán bù trừ ck, ngân hàng giám sát, người hành nghề kd ck, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hđ ck và ttck.
-Phạm vi thanh tra, giám sát bao gồm: hoạt động phát hành chứng khoán, hđ niêm yết ck, hđ giao dịch ck, hđ kd, cung cấp dvu ck, hđ công bố thông tin.
- Hình thức thanh tra:
+ Thanh tra định kỳ theo chương trình kế hoạch
+ Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về ck và ttck, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc do chủ tịch UBCK giao.
Nội dung qđinh thanh tra:
1. Căn cứ pháp lý để thanh tra;
2. Đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra;
3. Thời hạn tiến hành thanh tra;
4. Tên trưởng đoàn thanh tra và danh sách thành viên đoàn thành viên
Quyết định thanh tra sẽ đc gửi tới các đối tượng thanh tra, trừ trường hợp thanh tra đột xuất. Quyết định này cũng dc công bố trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày ra qđ thanh tra, việc công bố qđ thanh tra phải đc lập thành văn bản.
Thời hạn thanh tra: không quá 30 ngày, kể từ ngày công bố qđ thanh tra đến khi kết thúc việc thanh tra tại nơi đc thanh tra. Trong trường hợp cần thiết, người ra qđ thanh tra có thể gia hạn, việc gia hạn này chỉ đc một lần, thời gian gia hạn cũng ko vượt quá ba mươi ngày.
Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra:
+ Quyền: Giải trình những vđ có liên quan đến nd thanh tra; bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra; từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước ko lq đến nd thanh tra; khiếu nại với người ra qđ thanh tra về những hvi của trưởng đoàn thanh tra hoặc các thành viên trong đoàn khi có căn cứ cho rằng những hành vi đó trái pháp luật; yêu cầu bồi thường thiệt hại theo qđ của pl.
+ Nghĩa vụ: Chấp hành qđ thanh tra; cung cấp đầy đủ, kịp thời chính xác các thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của thanh tra và phải chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và trung thực của thông tin, tài liệu, dữ liệu điện tử đã cung cấp; chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử phạt của thanh tra và cơ quan có thẩm quyền; kí biên bản thanh tra.
Nhiệm vụ, quyền hạn của người ra quyết định thanh tra:
Có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đug nội dung, thời hạn ghi trong qđ thanh tra của đoàn thanh tra.
Có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp những tài liệu, thông tin liên quan đến nội dung thanh tra, yêu cầu người có thẩm quyền phong tỏa tài khoản tiền, tài khoản ck khi thấy cần thiết ngăn chặn hvi vi phạm hoặc xác minh tình tiết làm chứng cứ cminh kết luận điều tra.
Có thẩm quyền ban hành qđ xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý, đơn đục việc thực hiện qđ xử lý về thanh tra đồng thời giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến trách nhiệm của đoàn thanh tra và kết luận về nd thanh tra.
Có nhiệm vụ chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm pháp luật sang cơ quan điều tra trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm.
Kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra là việc xác định tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm nếu có cùng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã đc áp dụng, kiến nghị về các biện pháp đã đc xử lý.
Trong quá trình thanh tra, người ra qđ thanh tra có quyền yêu cầu trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra báo cáo, yêu cầu đối tượng thanh tra giải trình để làm rõ thêm những vấn đề cần thiết phục vụ cho việc ra kết luận thanh tra.
Bình luận những ưu, nhược điểm về địa vị pháp lý của UBCKNN.
1.Vị trí pháp lý
1.1 Ưu điểm:
Đưa ra những ưu điểm thì dựa trên sự So sánh với thời kỳ UBCKNN đã từng là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ (1997- 3/2004)
Trong thời kỳ UBCKNN trực thuộc Chính phủ (đến 3/2004), thị trường chứng khoán (TTCK) còn nhỏ bé chỉ bằng 1/5 bây giờ, hàng hoá nghèo nàn, nhà đầu tư thì mất niềm tin; vị thế của UBCKNN hết sức yếu ớt; mặc dù đã thiết lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM nhưng hoạt động của Trung tâm này chưa thể hiện là hoạt động của TTCK, doanh nghiệp ra niêm yết thì vẫn khó huy động vốn, tiến trình cổ phần hoá gặp khó khăn về thu hút vốn cổ phần....
Nhưng từ khi quyết định chuyển UBCKNN về trực thuộc Bộ Tài chính như hiện nay chính là một quyết định khiến thay đổi thị trường chứng khoán. Nhiều giải pháp quan trọng cho sự phát triển TTCK đã ra đời nhanh chóng, như tăng cường nhiều hàng hoá sơ cấp và thứ cấp cho TTCK, quy mô TTCK hiện nay đã gấp 5 lần trước kia ; tăng cường xúc tiến đầu tư nước ngoài, qua việc mở rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài từ 20% lên 49%. Bộ Tài chính cũng đã chỉ đạo nhiều đơn vị trong Bộ ban hành nhiều chính sách liên quan đến phát triển thị trường chứng khoán như chính sách tạo hàng, chính sách về Thuế, kế toán....liên quan đến TTCK.
1.2 Nhược điểm
+ UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính nên có cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành cồng kềnh, nhiều tầng nấc, khiến cho việc đưa ra những quyết định quan trọng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bị hạn chế, không theo kịp với diễn biến thị trường.
+ Địa vị pháp lý của UBCKNN bị thu hẹp khi nó chỉ tương đương với một vụ chức năng thuộc Bộ tài chính. Do vậy, UBCKNN cũng bị hạn chế về thẩm quyền cũng như những nội dung hoạt động cụ thể.
+Ảnh hưởng đến vai trì quản lý thị trường chứng khoán, và chức năng đảm bảo sự phát triển của thị trường chứng khoán một cách lành mạnh.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang chứng kiến tình trạng làm giá, thao túng giá trên thị trường chứng khoán trong thời gian qua. Việc này làm thị trường phát triển thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến niềm tin của các nhà đầu tư với thị trường. Để thị trường phát triển lành mạnh, thì cần xây dựng những quy định xử lý ngăn chặn hiệu quả việc làm giá. Tuy nhiên, vị thế của UBCKNN lại không cho phép nó được thực hiện hiệu quả chức năng này.
2 Đánh giá về nhiệm vụ, quyền hạn
2.1 Ưu điểm
UBCKNN đã thực hiện tốt chức năng của mình vừa là người tạo lập thị trường cũng đồng thời là người quản lý, giám sát tình hình của thị trường chứng khoán. Việc cấp chứng chỉ hoạt động kinh doanh chứng khoán, cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán hay tiến hành các cuộc thanh tra, tiến hành xử phạt vi phạm là những minh chứng cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này.
Việc quy định cho UBCKNN có thẩm quyền trong việc soạn thảo các dự thảo liên quan tới chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng giúp cho UBCKNN có cơ sở để ban hành thông tư, quyết định điều chỉnh kịp thời những vấn đề của thị trường chứng khoán phát sinh. Ví dụ như ngày 19/11/2010 UBCKNN ra Quyết định số 965/QĐ-UBCK ngày 19/11/2010 đình chỉ có thời hạn đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 652/UBCK-GCN do UBCKNN cấp ngày 25/8/2010
- Trong lĩnh vực thanh tra, UBCKNN có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra phát hiện các hành vi vi phạm. Trên thực tế, thẩm quyền này được sử dụng khá nhiều. Điều này chứng tỏ vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán ở nước ta còn nhiều và mặt khác cũng chứng tỏ các cá nhân có thẩm quyền đã vận dụng thẩm quyền này trong hoạt động quản lý, giám sát thị trường chứng khoán; phần nào góp phần làm cho thị trường chứng khoán công bằng và minh bạch hơn
Như vậy, việc quy định chi tiết các quyền hạn và nhiệm vụ của UBCKNN đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của UBCKNN trên thực tế, giúp cho cơ quan này hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.2 Về nhược điểm
Nếu như ở một số nước trên thế giới, UBCK có quyền điều tra, xác minh việc làm giá và có thể truy tố hình sự. Còn ở ta, thậm chí cả trong Dự thảo luật, UBCKNN vẫn không có thẩm quyền độc lập. UBCK chỉ có quyền thanh tra, mà không có quyền điều tra các nghi vấn sai phạm trên thị trường. Trong nhiều trường hợp kiểm tra, cơ quan quản lý phát hiện thấy dấu hiệu sai phạm, nhưng không thể kết luận được vỡ không có quyền điều tra để tìm hiểu ngọn ngành sự việc. Muốn xác minh được việc thông đồng làm giá thì phải xác định được nguồn vốn, hành vi nội gián, việc đặt lệnh… nhưng quyền này chưa được quy định, mọi quy định phải thông qua Bộ Tài chính.
III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA UBCKNN
Thứ nhất, cần tăng thêm một số quyền cho UBCKNN: như tăng quyền điều tra cho UBCKNN, họp bàn về dự thảo luật vừa qua, Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị bổ sung quy định về thẩm quyền của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) trong việc xác minh bằng chứng gian lận, giúp tăng cường phòng chống, phát hiện và xử lý các hành vi gian lận trên thị trường. Ví dụ: cần có thêm các quyền yêu cầu ngân hàng, cơ quan thuế cung cấp thông tin, quyền được xác minh tài khoản ngân hàng, yêu cầu cung cấp tư liệu... để chứng minh một giao dịch trên thị trường chứng khoán có thông đồng, nội gián, lũng đoạn hay không.
Thứ hai, cần có cơ chế phối hợp với các cơ quan, ngành có liên quan như ngành tư pháp. Cần thiết kế cơ chế sử dụng mối quan hệ giữa các cơ quan tư pháp và cơ quan hành chính để điều tra các vụ vi phạm trong thị trường chứng khoán. Khi ấy, có thể bổ sung thêm quyền cho thanh tra chứng khoán để phát hiện những căn cứ và quyền yêu cầu khởi tố, dựng sức ép của cơ quan tư pháp nếu các biện pháp của thanh tra chưa đủ.
Thứ ba , đưa địa vị pháp lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mang tính độc lập là một tất yếu của sự phát triển. Nhưng vấn đề có nên thay đổi vào thời điểm hiện tại thì cần phải xem xét một cách kĩ lưỡng. Bởi ngay lúc này tách UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính có thể đưa đến những kết quả không tốt cho nền kinh tế vĩ mô. Theo giải thích của các đại biểu thuộc Ủy ban kinh tế: , “Luật Chứng khoán là một luật quan trọng, chuyên sâu, có tác dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, do mới có hơn 3 năm thực hiện, thị trường chứng khoán mới phát triển, nên cũng khó đòi hỏi quá cao trong việc sửa đổi, bổ sung luật một cách đồng bộ….Những vấn đề cơ bản, lâu dài chưa nên "chạm" đến được như: địa vị pháp lý, vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước...”Nói cách khác, quan điểm này cho rằng địa vị pháp của UBCK là một vấn đề lớn, có ảnh hưởng chi phối rất nhiều nội dung khác của Luật, trong khi Luật Chứng khoán mới có hiệu lực thi hành hơn 3 năm, cần thêm thời gian để đánh giá một cách đầy đủ.
Do đó, khi đã xem xét kĩ lưỡng chưa có thể tách hoàn toàn UBCKNN ra khỏi Bộ tài chính, thì giải pháp trước mắt chính là: tạo điều kiện cho cơ quan có thẩm quyền là UBCKNN có các công cụ, chức năng để xác minh các bằng chứng gian lận, giả mạo gây lũng đoạn thị trường và kiếm lợi bất chính.
Thứ tư, cũng là hướng hoàn thiện chung đối với vấn đề dự thảo luật sửa đổi, bổ sung luật chứng khoán là: thực tế, chúng ta mới tiếp cận các vấn đề một cách riêng lẻ theo ngành, theo lĩnh vực trong khi các thị trường chứng khoán, ngân hàng, tiền tệ… có liên quan mật thiết với nhau. Vỡ vậy, khi sửa đổi Luật Chứng khoán phải đặt trong bối cảnh chung của thị trường tài chính trong nước và cả quốc tế để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tránh xung đột về mặt pháp lý.
Chúc các bạn học tập đạt kết quả tốt! ^.^
No comments:
Post a Comment