15/11/2013
Đề cương ôn tập luật Thương mại 1: Thương nhân và hoạt động thương mại
VẤN ĐỀ 1: THƯƠNG NHÂN & HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

1. Thương nhân

a. Khái niệm

Khoản 1 Điều 6 LTM 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
-> Đối tượng: thương nhân có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
-> Các thuộc tính cơ bản của thương nhân:
- Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại.
- Thương nhân phải thực hiện các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên.
- Thương nhân phải đăng kí kinh doanh.

b. Đặc điểm (dấu hiệu pháp lý) của thương nhân

- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại.
- Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình.
- Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên (hoạt động thương mại mang tính chất nghề nghiệp của thương nhân phải được hiểu là những hoạt động thường xuyên, liên tục được thương nhân thực hiện nhằm mang lại thu nhập chính cho thương nhân).
- Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại (năng lực hành vi thương mại là khả năng của cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại.
- Thương nhân phải có đăng kí kinh doanh (yêu cầu bắt buộc vs cá nhân, tổ chức muốn trở thành thương nhân).

c. Phân loại thương nhân

*) Thương nhân là cá nhân

- Thương nhân là cá nhân có nghĩa thương nhân đó là một con người cụ thể;
+  Có đầy đủ dấu hiệu pháp lý của thương nhân.
+ Có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện hoạt động thương mại.

- Thương nhân là cá nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại: tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại.

- Phải tiến hành đăng kí kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

*) Thương nhân là pháp nhân

- Một tổ chức chỉ được coi là thương nhân là pháp nhân khi nó hội tụ đủ các điều kiện của pháp nhân theo Điều 84 BLDS 2005, đồng thời có đủ các dấu hiệu của thương nhân (mục b).
- Thương nhân là pháp nhân gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty nhà nước, công ty hợp danh, HTX.
- Thương nhân là pháp nhân phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, số tài sản của pháp nhân.

*) Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình

- Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác của từ 3 cá nhân trở lên, có chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

- Hộ gia đình gồm nhiều thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong lĩnh vực sản xuất nông lâm ngư nghiệp hoặt một số lĩnh vực sxkd khác do pháp luật qui định. Chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản chung ko đủ các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng.

- Tổ hợp tác, hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đăng ký thương mại thì trở thành thương nhân.

- Trong tổ chức và hoạt động của thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình cần chú ý một số điểm cơ bản:
+ Tổ trưởng hay chủ hộ là đại diện của THT, HGD và có thể ủy quyền cho thành viên khác làm đại diện.
+ THT phải có ít nhất 3 tổ viên trở lên, 18 tuổi có NLHVDS đầy đủ
+ HGD có ít nhất 2 thành viên trở lên, ít nhất chủ hộ phái là người thành niên & có NLHVDS đầy đủ.
+ Giao dịch do tổ trưởng, chủ hộ xác lập thực hiện vì lợi ích chúng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ cho cá tổ, cả hộ.
+ Tài sản chung do các tổ viên, thành viên đóng góp, tạo lập hoặc được cho chung, tặng chung.
+ Chịu trách nhiệm = tài sản chung, nếu tài sản chung ko đủ thì các tổ viên, thành viên chịu trách nhiệm liên đới = tài sản riêng.

=> Trách nhiệm hữu hạn là loại trách nhiệm tài sản được giới hạn bởi phạm vi vốn đầu tư vào kinh doanh.
=> Trách nhiệm vô hạn là loại trách nhiệm tài sản mà theo đó người có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm thanh toán bằng toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của mình, ko phân biệt tài sản đó có cam kết đầu tư vào kinh doanh hay ko.

d. Quyền tự do kinh doanh của thương nhân

2. Hoạt động thương mại

a. Khái niệm

Theo Điều 3 LTM: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại & các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

-> Mục đích: kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận.
-> Cách thức thực hiện: thương xuyên, liên tục & mang tính nghề nghiệp.

b. Đặc điểm của hoạt động thương mại

- Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện & tính ổn định: hành vi dân sự ra đời sớm hơn và ổn định hơn hành vi thương mại.

- Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường & nhằm mục đích sinh lợi:
+ Thương mại phải được diễn ra trên thị trường & tuân theo các quy luật thị trường, vì mua bán là khâu quan trọng nhất, là thành tố của hành vi thương mại.
+ Thị trường nơi diễn ra hành vi thương mại phải là thị trường hợp pháp.

- Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp được thương nhân thực hiện:
+ Các hành vi này được chủ thể tiến hành thường xuyên, liên tục, thể hiện tính chuyên nghiệp cao và mang lại thu nhập chính cho chủ thể thực hiện hành vi.
+ Chủ thể thực hiện hành vi thương mại là thương nhân.

c. Các loại hành vi (hoạt động) thương mại:

- Hành vi thương mại thuần túy: do thương nhân thực hiện & có mục đích sinh lợi khi thực hiện hành vi đó.
- Hành vi thương mại phụ thuộc: mang bản chất dân sự ko nhằm mục đích sinh lợi nhưng do thương nhân thực hiện theo yêu cầu nghề nghiệp nên được coi là hành vi thương mại.
- Hành vi thương mại hỗn hợp: một bên chủ thể là thể là thương nhân thực hiện hành vi thương mại vs mục đích sinh lợi, một bên chủ thể ko phải thương nhân thực hiện hành vi vs mục đích dân sự.

3. Phân biệt thương nhân, doanh nghiệp và pháp nhân.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.

No comments:

Post a Comment