22/11/2014
Những điểm mới về đình công trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006 - Bài tập học kỳ Luật Lao động
Câu 1: Những điểm mới về đình công trong BLLĐ 2012 so với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ năm 2006.

So với Luật sửa đổi bổ sung BLLĐ 2006 thì Bộ luật Lao động 2012 có những điểm mới sau:

1.1. Các điểm mới về đình công và giải quyết đình công trong bộ luật 2012

- Điều 209 quy định: 

“1. Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của tập thể lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.


2.Việc đình công chỉ được tiến hành đối với các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích và sau thời hạn quy định tại khoản 3 điều 206 của Luật 2012”


- Điều 212: Về nội dung lấy ý kiến đình công:

+ Phạm vi tiến hành đình công

+ Yêu cầu của tập thể lao động.

- Điều 213: Về thông báo thời điểm bắt đầu đình công có điểm mới: 

“Khi có trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với phương án của ban chấp hành công đoàn đưa ra thì Ban chấp hành công đoàn ra quyết định đình công bằng văn bản” 

- Khoản 3 Điều 214: Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công, có điểm mới về quyền của người sử dụng lao động: 

“ b,Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;

   c, Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp”

- Điều 215: Về trường hợp những cuộc đình công bất hợp pháp có điểm mới:

“Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công”.

- Điều 216: Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc (bổ sung).

- Điều 217: Trường hợp cấm đóng cửa tạm thời nơi làm việc (bổ sung).

- Điều 220: Trường hợp không được đình công

“1. Không được đình công ở đơn vị sử dụng lao động hoạt động thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân mà việc đình công có thể đe dọa đến an ninh, quốc phòng, sức khỏe, trật tự công cộng theo danh mục do Chính phủ quy định”

- Điều 221: Quyết định hoãn, ngừng đình công (có điểm mới về thẩm quyền ra quyết định hoãn, ngừng đình công)

“Khi xét thấy cuôc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng co nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, Chỉ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công và giao cho cơ quan nhà nước, tổ chức có thẩm quyền giải quyết”.

- Điều 222: Xử lý cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục (bổ sung).

       1.2. Điểm mới về Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công

- Điều 225: Thẩm quyền xét tính hợp pháp của cuộc đình công có điểm mới:

“2. Tóa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết đinh về tính hợp pháp của cuộc đình công”.

- Điều 226: Thành phần hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công

“2. Hội đồng giải quyết khiếu nại đối với quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công gồm ba thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao chỉ định.

 3.Việc thay đổi thẩm phán là thành viên Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự”

- Điều 227: Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công (có sự sủa đổi)

“1. Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công và phân công một Thẩm phán chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu.

2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn yêu cầu, thẩm phán được phân công chủ trì việc giải quyết đơn yêu cầu phải ra quyết định đưa việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công ra xem xét. Quyết định mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải được gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động và cơ quan, tổ chức liên quan.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công phải mở phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công”.

- Điều 228: Đình chỉ việc xét tính hợp pháp của cuộc đình công (bổ sung thêm khoản 3): “3. Người có đơn yêu cầu đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt”

- Điều 229: Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công, Luật 2012 bổ sung thêm Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

- Điều 232: Quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công có quy định bổ sung: “Quyết định của Tòa án về tính hợp pháp của cuộc đình công phải được công bố công khai tại tòa và gửi ngay cho Ban chấp hành công đoàn và người sử dụng lao động, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Tập thể lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thi hành quyết đinh của tòa án nhưng có quyền khiếu nai theo thủ tục do Bộ luật này quy định”.

- Điều 234: Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công có một số thay đổi về thời gian.

“1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định về tính hợp pháp của cuộc đình công, Ban chấp hành công đoàn, người sử dụng lao động có quyền gửi đơn khiếu nại lên Tòa án nhân dân tối cao”

Như vậy, Bộ luật lao động 2012 đã có những điểm mới, sửa đổi và bổ sung một số điều về đình công. Các quy định mới trong Bộ luật 2012 về thủ tục, trình tự, hay sự tham gia của các cơ quan giải quyết đình công đã có phần rõ ràng và chi tiết, cụ thể hơn. Điều đó có thể làm cho trong tương lai, các cuộc đình công sẽ được giải quyết một cách triệt để nhất và đạt được những kết quả nhất định.

No comments:

Post a Comment