22/11/2014
Tình huống người lao động phải thử việc 3 tháng và phải ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 lần - Bài tập học kỳ Luật Lao động
II. Giải quyết tình huống

1.Bình luận vấn đề thử việc và việc giao kết hợp đồng lao động của công ty Hoàng Hà đối với Hải?

a) Bình luận về vấn đề thử việc của công ty Hoàng Hà đối với Hải

Về vấn đề thử việc pháp luật lao động có quy định như sau:

Điều 32 BLLĐ quy định :


“Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về việc làm thử, thời gian thử việc, về quyền, nghĩa vụ của hai bên. Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc ít nhất phải bằng 70% mức lương cấp bậc của công việc đó. Thời gian làm việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao và không được quá 30 ngày đối với lao động khác.


Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận làm thử mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu làm thử không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải nhận người lao động vào làm việc chính thức như đã thỏa thuận”.

Điều 7 Nghị định số 44/2003 hướng dẫn thi hành điều 32 BLLĐ:

“1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên. 

2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức”.

Đối chiếu với các quy định trên thì thời gian thử việc của Hải tại công ty Hoàng Hà là trái pháp luật lao động. Hải được nhận vào làm việc tai công ty Hoàng Hà với thời gian thử việc là 3 tháng, theo quy định trên thì thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với lao động chuyên môn kỹ thuật cao, không được quá 30 ngày đối với lao động khác. Ở tình huống trên không nói rõ Hải vào công ty Hoàng Hà làm công việc gì nhưng dù là công việc gì thì thời gian tối đa mà Hải phải thử việc không quá 60 ngày. Vì vậy, vấn đề thử việc của công ty Hoàng Hà là trái với quy định của pháp luật

b) Bình luận việc giao kết hợp đồng lao động của công ty Hoàng Hà đối với Hải

Việc giao kết hợp đồng lao động giữa Hải và công ty Hoàng Hà là không đúng với quy định của pháp luật.

Theo Khoản 2 Điều 27 BLLĐ: “ Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hét hạn, hai bên phải ký hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới, hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm một thời hạn, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn”.

Ở tình huống trên giữa Hải và công ty Hoàng Hà đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 lần: lần 1 từ 01/7/2008 – 30/6/2009; lần 2 từ 01/7/2009 – 30/6/2010; lần 3 từ 01/7/2010 – 30/6/2011. Theo khoản 2 Điều 27 BLLĐ và khoản 4 Điều 4 Nghị định 44/2003 thì giữa Hải và công ty Hoàng Hà chỉ được ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 2 lần mà ở đây Hải và công ty Hoàng Hà lại ký hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 lần. Như vậy việc giao kết hợp đồng lao động giữa Hải và công ty Hoàng Hà là trái với quy định của pháp luật. Theo đó, hợp đồng lao động giữa Hải và công ty Hoàng Hà ký làn thứ ba trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

2. Tư vấn cho công ty Hoàng Hà để có thể chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hải và giải quyết quyền lợi cho Hải đúng pháp luật?

a) Tư vấn cho công ty Hoàng Hà để có thể chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hải.

Công ty Hoàng Hà có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Hải. Bởi vì, căn cứ vào điểm a Khoản 1 Điều 38 BLLĐ: “Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây: người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng”. Căn cứ vào Khoản 1 Điều 12 Nghị định 44/2003, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 38 của BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung được quy định như sau: “ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động là không hoàn thành định mức lao động hoặc nhiệm vụ được giao do yếu tố chủ quan và bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản ít nhất hai lần trong một tháng, mà sau đó vẫn không khắc phục. Mức độ không hoàn thành công việc được ghi trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động thể hoặc nội quy lao động của đơn vị”.

Ở trong tình huống trên, Tháng 09/2010 Hải bị nhắc nhở bằng văn bản 2 lần về việc không thực hiện đúng tiến độ công việc, tiếp theo đó đến tháng 10/2010 Hải vẫn tiếp tục mắc phải lỗi cũ. Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 44 thì việc chấm dứt hợp đồng lao động giữa công ty Hoàng Hà với Hải thuộc trường hợp chấm dứt tại điểm a Khoản 1 Điều 38 BLLĐ. Như vậy, công ty Hoàng Hà hoàn toàn có quyền đơn phuơng chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hải.

Về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động:

Căn cứ vào Khoản 2, Khoản 3 Điều 38 BLLĐ:

“2. Trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Sau 30 ngày, kể từ ngày báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động, Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và người lao động có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao dộng theo trình tự do pháp luật quy định.

3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đông lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:

a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thòi hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 3 ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng”.

Theo đó, trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì công ty Hoàng Hà phải trao đổi nhất trí với Ban Chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp hai bên không nhất trí được, công ty Hoàng Hà phải báo cho sở lao động – thương binh và xã hội. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho sở lao động – thương binh và xã hội, công ty Hoàng Hà có quyền ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động với Hải và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

Ngoài ra, trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Hải thì công ty Hoàng Hà phải báo trước cho Hải ít nhất là 45 ngày vì hợp đồng lao động giữa Hải và công ty Hoàng Hà là hợp đồng lao động không xác định thời hạn (theo giải thích ở phần 1).

b) Giải quyết quyền lợi cho Hải

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 42 BLLĐ: “ Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 14 Nghị định 44/2003/NĐ-CP: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tai Khoản 1 Điều 42 của BLLĐ trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của BLLĐ; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung”.

Công ty Hoàng Hà đã chấm dứt hợp đồng lao động đối với Hải theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 38 nên phải trả trợ cấp thôi việc và cộng với phụ cấp lương (nếu có) cho Hải.

Theo Mục 3, Phần III, thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH thì cách tính trợ cấp thôi việc là:

Tiền trợ cấp thôi việc = Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp x tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc x ½

Trong đó:

-Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp là số năm người lao động làm việc tại doanh nghiệp được làm tròn theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP: Từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 06 tháng làm việc; từ đủ 06 tháng đến 12 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

- Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ.

Ngoài ra, theo quy định của điểm d khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP thì thời gian thử việc cũng được tính vào thời gian làm việc cho NLĐ.

Căn cứ theo Điều 43 BLLĐ thì “ trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày… Người sử dụng lao động ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động vào sổ lao động và có trách nhiệm trả lại sổ cho người lao động. Ngoài các quy định trong sổ lao động người sử dụng lao động không được nhận xét thêm điều gì trở ngại cho người lao động tìm việc làm mới”.

Theo đó, công ty Hoàng Hà có trách nhiệm thanh toán tiền lương và trả lại các giấy tờ cho Hải.

3. Nếu bị chấm dứt hợp đồng lao động và không đồng ý với quyết định đó thì Hải có thể yêu cầu tổ chức, cơ quan nào giải quyết?

Nếu bị chấm dứt hợp đồng lao động và Hải không đồng ý với quyết định đó thì lúc này giữa Hải và công ty Hoàng Hà phát sinh tranh chấp lao động cá nhân.

Theo khoản 1 Điều 157 BLLĐ quy định về tranh chấp lao động “Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động”.

Ở đây, giữa Hải và công ty Hoàng Hà đã phát sinh tranh chấp liên quan đến việc công ty Hoàng Hà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với Hải.

Căn cứ vào Điều 165 BLLĐ thì:

“Cơ quan tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:

1.Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;

2.Tòa án nhân dân”

Theo đó, nếu bị chấm dứt hợp đồng lao động và không đồng ý với quyết định đó thì Hải có thể yêu cầu: hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 166 BLLĐ: “Tòa án nhân dân giải quyết những tranh chấp lao động cá nhân sau đây mà không bắt buộc phải qua hòa giải tại cơ sở:

a)Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng…”

Trường hợp của Hải bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nên Hải có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân giải quyết mà không nhất thiết phải qua hòa giải tại hội đồng hòa giải cơ sở hoặc hòa giải viên lao động..

No comments:

Post a Comment