23/11/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự– Module 2: Biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự: đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh, tín chấp
CÂU HỎI TỔNG HỢP:

1. Hãy nhận diện sinh viên các trường cao đẳng, đại học vay ưu đãi tại ngân hàng chính sách xã hội là loại giao dịch có bảo đảm hay không có bảo đảm?

2. So sánh chủ thể của các biện pháp bảo lãnh, ký quĩ và tín chấp;

3. So sánh đối tượng của các biện pháp ký quĩ, ký cược, đặt cọc với các biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Nêu và phân tích các điều kiện đối với chủ thể của tín chấp;

5. Xác định và so sánh hậu quả pháp lý khi người có nghĩa vụ (bên bảo đảm) vi phạm nghĩa vụ trong các biện pháp thế chấp, đặt cọc, ký cược;

6. Xác định các trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ, nhưng bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;

7. Phân biệt trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ mà không xác định cụ thể tài sản bảo đảm với trường hợp bên bảo lãnh bảo đảm nghĩa vụ có xác định cụ thể tài sản bảo đảm;


8. Xác định quyền và nghĩa vụ giữa bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh trong quan hệ bảo lãnh;

9. Xác định trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ với tư cách là bên bảo đảm khi họ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm;

 KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI? TẠI SAO?

1. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa vụ;

2. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm;

3. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của biện pháp cầm cố, thế chấp;

4. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;

5. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo đảm bằng biện pháp tín chấp;

6. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ dân sự;

7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa vụ có chủ thể là các tổ chức;

8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ là thành viên của một tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở;

9. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị – xã hội;

10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình;

11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;

13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật qui định khác;

14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh nghĩa vụ liên đới giữa họ;

15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên 
quan hệ đặt cọc vi phạm nghĩa vụ.

No comments:

Post a Comment