19/05/2014
Một số câu hỏi trắc nghiệm và bán trắc nghiệm Luật Tố tụng Hình sự
1. Việc giải quyết vụ án hình sự phải trải qua 7 giai đoạn tố tụng hình sự?
Sai. Khi xét xử sơ thẩm mà các bên không kháng cáo, kháng nghị thì không cần phải xét xử phúc thẩm, hay giám đốc thẩm, tái thẩm.

2. Trong mọi trường hợp bào chữa bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Bộ luật TTHS, khi không có người bào chữa thì toà án hoãn phiên toà?
Sai. Những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS mà bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền từ chối người bào chữa và phiên tòa vẫn làm việc.

3. Một trong các bên của quan hệ pháp luật TTHS bắt buộc phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Đúng. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở đây là những cơ quan tiến hành tố tụng mang tính quyền lực nhà nước.

4. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước là quan hệ pháp luật tố tụng hình sự?
Sai. Quan hệ pháp luật mang tính quyền lực nhà nước còn thể hiện ở tố tụng dân sự và tố tụng hành chính.

5. Phương pháp phối hợp-chế ước chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng?
 Sai. Phương pháp phối hợp chế ước là các phương pháp điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động của mình các chủ thể này phối hợp và chế ước lẫn nhau. Ngoài việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn điều chỉnh các mối quan hệ xã hội khác như hợp đồng dân sự…

6. Xác định nhận định nào sau đây là đúng:
a. Quan hệ pháp luật TTHS luôn mang tính quyền lực nhà nước.
b. Quan hệ pháp luật hình sự luôn mang tính quyền lực nhà nước.
c. Quan hệ pháp luật hành chính luôn mang tính quyền lực nhà nước.
d. Mọi quan hệ pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước.
e. Nhận định a, b và c là đúng

7. Nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc sau đây là nguyên tắc đặc thù của luật TTHS.
a. Nguyên tắc xét xử công khai.
b. Nguyên tắc hai cấp xét xử.
c. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước toà.
d. Nguyên tắc suy đoán vô tội.
e. Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội.
f. Nguyên tắc xác định sự thật vụ án.
g. Nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục.
h. Chỉ có nguyên tắc d, e

8. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi có tội phạm xảy ra.
b. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi xác định được dấu hiệu tội phạm.
c. Quan hệ pháp luật TTHS phát sinh khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
d. Tất cả đều đúng.

9. Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a. Trong quá trình giải quyết vụ án HS, chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng mới có nghĩa vụ phối hợp và chế ước lẫn nhau?
Sai. Trong quá trình giải quyết vụ án ngoài cơ quan tiến hành tố tụng còn có các chủ thể khác như hội thẩm nhân dân… cũng phối hợp và chế ước lẫn nhau.

b. Tất cả những người có quyền giải quyết vụ án HS đều là những người tiến hành tố tụng?
Sai. Chỉ những người đại diện cho cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự nhằm giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

c. Tất cả những người tham gia tố tụng đều có quyền và lợi ích trong vụ án đều có quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng?
Sai. Chỉ những người được quy định tại Điều 43 BLTTHS mới có quyền thay đổi người tiến hành tố tụng.

10. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tội phạm xâm hại?
b. Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra?
c. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra?

11. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Khai báo là quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo.
b. Khai báo là nghĩa vụ của bị can, bị cáo?
c. Khai báo là quyền của bị can, bị cáo?

12. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự?
b. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ?
c. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo?
d. Người bào chữa là người bảo vệ quyền lợi cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo?
e. Tất cả các nhận định trên là đúng?

13. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án?
b. Người làm chứng là người trực tiếp biết tình tiết của vụ án và được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
c. Người làm chứng là người biết tình tiết của vụ án và được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền mời làm chứng?
d. Nhận định b, c là nhận định đúng?
e. Tất cả các nhận định trên đều đúng?

14. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án hoặc Chánh án toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
b. Việc thay đổi thẩm phán do hội đồng xét xử quyết định.
c. Việc thay đổi thẩm phán do Chánh án toà án, Chánh án toà án cấp trên trực tiếp hoặc hội đồng xét xử quyết định.

15. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi Điều tra viên do Viện trưởng viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
b. Việc thay đổi Điều tra viên do thủ trưởng cơ quan điều tra quyết định.
c. Nhận định a, b đều sai

16. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng viện kiểm sát hoặc Viện trưởng viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
b. Việc thay đổi Kiểm sát viên do Chánh án toà án quyết định.
c. Việc thay đổi kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định.
d. Chỉ có nhận định a, c là đúng.

17. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người thân thích của bị can, bị cáo không được bào chữa cho bị can, bị cáo.
b. Người thân thích của người bị hại không được bào chữa cho bị can, bị cáo.
c. Người biết được tình tiết của vụ án không được bào chữa cho bị can, bị cáo.
d. Tất cả nhận định trên là sai.

18. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Thẩm phán không được xét xử vụ án nếu họ có mối quan hệ thân thích với Điều tra viên đã điều tra vụ án đó.
b. Hội thẩm không được xét xử vụ án nếu họ có mối quan hệ thân thích với kiểm sát viên giữ quyền công tố trong vụ án đó.
c. Người bào chữa cho bị can, bị cáo không được bảo vệ quyền lợi cho bị đơn dân sự trong vụ án đó.
d. Người bào chữa có quyền kháng cáo bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án sơ thẩm.
e. Chỉ có nhận định a, b là đúng.

19. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Người tiến hành tố tụng trong một vụ án là Điều tra viên, kiểm sát viên, Thẩm phán, hội thẩm và thư ký toà án.
b. Người tiến hành tố tụng là thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra. điều tra viên, viện trưởng viện kiểm sát, phó viện trưởng viện kiểm sát, kiểm sát viên, Chánh án, Phó chánh án toà án, thẩm phán, hội thẩm và thư ký toà án.
c. A và b đều đúng.

20. Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a. Mọi sự vật tồn tại khách quan mà có liên quan đến vụ án hình sự thì sẽ được coi là chứng cứ.
Sai. Chứng cứ phải là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục của bộ luật tố tụng hình sự quy định mới được xem là chứng cứ.

b. Tất cả những người tiến hành tố tụng đều là những người có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự.
Sai. Thư ký tòa án không có nghĩa vụ chứng minh vụ án hình sự.

c. Kết luận giám định là phương tiện chứng minh có thể thay thế được.
Đúng. Kết luận giám định là phương tiện chứng minh (còn gọi là chứng cứ), nếu kết luận giám định chưa rõ hoặc chưa đầy đủ thì có thể giám định bổ sung hoặc giám định lại theo thủ tục chung.

21. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Cơ sở lý luận của chứng cứ trong TTHS Việt Nam là Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Triết học Mác Lênin.
b. Cơ sở lý luận của chứng cứ trong TTHS Việt Nam là lý luận nhận thức của Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
c. Nhận định a, b đều đúng.

22. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Đối tượng chứng minh trong vụ án HS là hành vi phạm tội.
b. Đối tượng chứng minh trong vụ án HS là tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm.
c. Đối tượng chứng minh trong vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm.
d. Tất cả nhận định trên là sai.

23. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về người tham gia và người tiến hành tố tụng.
b. Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về bị cán, bị cáo.
c. Nghĩa vụ chứng minh vụ án HS thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.

24. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Thẩm quyền đánh giá chứng cứ thuộc về những cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng.
b. Thẩm quyền đánh giá chứng cứ thuộc về Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán và hội thẩm.
c. Các nhận định trên đều đúng.

25. Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo?
Đúng. Biện pháp ngăn chặn là để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội cũng như để đảm bảo cho việc thi hành án.

b. Lệnh bắt người của cơ quan điều tra trong mọi trường hợp phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp?
Đúng. Trong mọi trường hợp, việc bắt khẩn cấp phải được báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp bằng văn bản kèm theo tài liệu liên quan để xét phê chuẩn.

c. Người chưa thành niên chỉ bị tạm giam khi họ phạm tội rất nghiêm trọng?
Sai. Theo điều 303 BLTTHS thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể chỉ bị tạm giam khi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể chỉ bị tạm giam khi phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

d. Biện pháp tạm giam không được áp dụng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu?
Sai.  Nếu bị can, bị cáo là phụ nữ đang mang thai, người già yếu mà bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã, đã áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vẫn tiếp tục phạm tội hoặc các tội xâm phạm an ninh tổ quốc mà có đủ căn cứ cho rằng không tạm giam sẽ gây nguy hại cho quốc gia. Tất cả các trường hợp trên đều có thể áp dụng biện pháp tạm giam theo điều 88 BLTTHS.

e. Biện pháp bão lãnh chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng.
Sai. Ngoài việc căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội phải xét tới nhân thân của bị can, bị cáo và do cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc toà án nhân dân có thể quyết định việc cho họ được bảo lãnh.

26. Nhận định nào sau đây là đúng:
a. Biện pháp ngăn chặn chỉ được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án HS.
b. Biện pháp ngăn chặn là biện pháp mang tính chất lựa chọn khi áp dụng.
c. Biện pháp ngăn chặn được áp dụng không phụ thuộc vào ý chí của người bị áp dụng.
Các nhận định trên là đúng.

27. Nhận định sau đây là đúng hay sai? tại sao?
a. Cơ quan, tổ chức bị xâm phạm được xem là người bị thiệt hại?
Sai. Là cơ quan tổ chức bị thịêt hại, còn người bị thiệt hại là cá nhân bị thiệt hại về thể chất, tinh thần hoặc tài sản do tội phạm gây ra.

b. Luật sư là người bào chữa?
Sai. Chỉ những luật sư tham gia tố tụng và đứng về bên bị cáo mới là người bào chữa.

c. Người bào chữa là luật sư?
Sai. Còn có bào chữa viên nhân dân và người đại diện hợp pháp.

Xem đáp án tại file pdf.

No comments:

Post a Comment