Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc không chỉ gắn chặt với lợi ích thiết thực của doanh nghiệp mà còn đi liền với các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại bảo hiểm này chưa thực sự phát triển và đạt được kết quả như mong muốn. Trước những biến đổi không ngừng của thị trường bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trước những hạn chế lớn còn tồn đọng, cần có sự quan tâm, đầu tư hơn nữa đối với loại hình bảo hiểm này.
I. Khái quát chung
1. Quá trình phát triển
Hiệp hội Bảo hiểm cháy ra đời đầu tiên ở Đức năm 1951. Ngày nay, nghiệp vụ bảo hiểm cháy được tiến hành ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển.
Ở nước ta trước năm 1945 đã có một công ty bảo hiểm của pháp hoạt động. tuy nhiên do cơ chế bao cấp, nhà nước ta đứng ra bù đắp mọi thiệt hại nhằm đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp khi họ không may gặp rủi do. Vì vậy bảo hiểm nói chung, bảo hiểm cháy nói riêng không có điều kiện phát triển. Phải đến khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với cơ chế hạch toán kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, về thiệt hại kinh doanh, cùng vớ quyết định số 06/TCQĐ ngày 17/11/1989 của bộ tài chính theo quy tắc và biểu phí Bảo Hiểm cháy thì nghiệp vụ này mới chính thức được công ty bảo hiểm việt nam triển khai và phát triển.
Sau một thời gian thực hiện để phù hợp với tình hình thực tế, Bộ Tài Chính ban hành kèm theo một số quyết định khác đối với nghiệp vụ bảo hiểm cháy - quyết định 142/TCQĐ về quy tắc biểu phí mới, quyết định 212/TCQĐ ngày 12/4/1993 thay thế biểu phí 142 và mới nhất là quyết định 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/04/2007 về quy tắc và biểu phí bảo hiểm cháy bắt buộc. việc chính phủ ban hành nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định về chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo cơ sở pháp lý để các công ty bảo hiểm khác triển khai nghiệp vụ cháy.
2. Sự cần thiết và ý nghĩa của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc: TC "2. Sự cần thiết và ý nghĩa của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc:"
Theo số liệu thống kê mà Tổng cục thống kê công bố vào tháng 7 năm 2002, đến năm 1995 bình quân mỗi Km2 có 6,2 cơ sở kinh tế, năm 2002 là 8,8 cơ sở; đến nay con số này có thề là 11 cơ sở. Vì vậy, cháy nổ xảy ra sẽ là thảm họa chung của cả xã hội, không còn là vấn đề riêng của mỗi cá nhân doanh nghiệp. Thực hiện bảo hiểm cháy nổ bắt buộc xuất phát từ mục đích bảo hiểm vệ lợi ích công cộng và an toàn cho xã hội.
Thực hiện quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với nhà nước, với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng:
Thứ nhất, đối với nhà nước và xã hội thực hiện cháy nổ bắt buộc tạo ra những lợi ích sau:
- Quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gián tiếp nâng cao tinh thần trách nhiệm phòng cháy chữa cháy trong xã hội. Trước khi tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, cơ sở và doanh nghiệp buộc phải sở hữu giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Do vậy, đây là cơ hội để chấn chỉnh và thực hiện nghiêm túc một lần nữa công tác PCCC.
- Tăng thu ngân sách: Do doanh nghiệp bảo hiểm tăng doanh thu từ chi phí bảo hiểm cháy nổ, lợi nhuận tăng, kết quả là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp nhiều hơn.
- Bảo hộ ngành kinh tế bảo hiểm trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, tại Luật kinh doanh bảo hiểm bắt buộc phải xin phê duyệt của cơ quan quản lý là Bộ Tài chính. Luật cũng quy định các doanh nghiệp bảo hiểm và môi giới bảo hiểm nước ngoài được phép bán sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm nói chung, chứ không nói rõ là trong lĩnh vực nào. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có doanh nghiệp bảo hiểm nào trong khối này ( có vốn đầu tư nước ngoài ) được phép bán bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, rõ rang qui định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đã tạo ra lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước. Nó tạo ra sự giới hạn sân chơi cho các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài trước thị trường bảo hiểm cháy nổ đầy hấp dẫn. Đây sẽ là bước đệm để tăng cường hơn nữa nội lực của các doanh nghiệp, tạo ra vị thế vững chắc cho các doanh nghiệp trước thời điểm hiệp đinh thương mại Việt- Mỹ và các cam kết quốc tế, cam kết WTO về lĩnh vực bảo hiểm chính thức được dỡ bỏ.
- Giảm chi ngân sách cho hoạt động chi PCCC. Để PCCC hàng năm, ngân sách nhà nước dành cho công tác này là khá lớn. Số tiền đó được chi cho các hoạt động như tuyên truyền, quảng bá về sự cần thiết của PCCC, hoặc tài trợ cho cơ quan PCCC thực hiện các dự án xây dựng các công trình như bể chứa nước ngầm, tăng cường trạm bơm công cộng…; tăng cường trang thiết bị cho lực lượng PCCC; đầu tư cho giáo dục tại các trường đại học và cao đẳng về PCCC… Doanh nghiệp bảo hiểm khi thực hiện bảo hiểm cháy nổ cho các đối tượng có nguy cơ cháy nổ, vì lợi ích của chính mình cũng sẽ thực hiện những biện pháp trên, phần nào đó đã giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Ngoài ra với nghĩa vụ phải trích một quỹ khá lớn cho các khoản chi PCCC, như vậy ngân sách dành cho công tác PCCC có thể cắt giảm…
- Giảm nguy cơ cháy nổ, từ đó gián tiếp bảo hiểm vệ môi trường sống: Do nhà bảo hiểm có những chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn về quản trị rủi ro, nên khi tham gia bảo hiểm, các cơ sở và doanh nghiệp sẽ nhận được những ý kiến hữu ích nhất cho công tác PCCC. Để xảy ra tình trạng cháy sẽ gây tác hại không lường tới chủ doanh nghiệp, xã hội, và công ty bảo hiểm (do bồi thường). Do đó, vì ích lợi của chính mình, doanh nghiệp bảo hiểm luôn luôn phải chủ động trong công tác PCCC tại các cơ sở. Biện pháp mà các doanh nghiệp áp dụng ngoài tư vấn còn có cử cán bộ thường xuyên xuống cơ sở thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động… Hạn chế được số vụ cháy, nổ tức là hạn chế lượng khí độc hại CO2 thải ra môi trường, như vậy đã góp phần giảm bớt sự ô nhiễm.
- Sự bắt buộc sẽ tạo ra một xã hội an toàn hơn, bởi tất cả các cơ sở doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, khi bị tổn thất sẽ nhanh chóng nhận được tiền bồi thường đầy đủ, từ đó khôi phục nhanh chóng hoạt động của chính mình. Nếu không có bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, sẽ có rất nhiều người không nhận thức hết sự nghiêm trọng của vấn đề…
Thứ hai đối với doanh nghiệp và cơ sở: Thực tế cho thấy, Không chỉ doanh nghiệp bảo hiểm cần tới sự tham gia bảo hiểm của doanh nghiệp, cơ sở mà chính những đối tượng này, để tránh bọ phạt hành chính, tước giấy phép hoạt động… sẽ phải tìm tới các doanh nghiệp bảo hiểm… Như vậy, khách hàng tăng, trong khi chi phí cho khai thác có thể không tăng hoặc tăng không nhiều, , tốc độ thu phí lớn hơn tốc độ tăng chi phí trong kinh doanh - sự bắt buộc tạo ra lợi thế hơn hẳn các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước với doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài..
- Tạo ra động lực mạnh hơn khi tham gia bảo hiểm. Vì bắt buộc, doanh nghiệp để tránh những phiền phức nhất định, sẽ đặt biệt chú ý đến việc tham gia bảo hiểm cháy nổ. Không có sự bắt buộc, chủ doanh nghiệp có thể vì những lý do khác nhau trì hoãn việc mua bảo hiểm …
- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho công tác thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm cháy nổ, từ đó tạo ra sự minh bạch hơn nữa trong thực hiện bảo hiểm cháy nổ… Trước khi có nghị định 130/NĐ-CP, nghiệp vụ này đã được qui định bắt buộc tại Luật PCCC và Luật bảo hiểm, song các quy định và chế tài trong áp dụng còn rất sơ sài. Hiệu quả áp dụng không cao, do vậy sau văn bản quy phạm pháp luật này, hệ thống các văn bản về cháy nổ, bảo hiểm cháy nổ đã đầy đủ hơn, góp phần bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho người tham gia. Có đầy đủ cơ sở cho khiếu kiện hơn…
- Tạo điều kiện cho DN được tiếp cần với tất cả những tác dụng của bảo hiểm cháy, như đã trình bày…
3. Văn bản pháp lý điều chỉnh TC "3. Văn bản pháp lý điều chỉnh"
Để thực hiện chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc (BHCNBB), đã có các văn bản pháp luật như:
- Luật kinh doanh bảo hiểm (Điều 8 ) số 24/2000/QH10 ngày 09/12/2000
- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- Thông tư liên tịch số 41/2007/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
- Quyết định số 28/2007/QĐ-BTC ngày 24/4/2007 ban hành Quy tắc và Biểu phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc .
- Nghị định 46/2012/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 quy định chế độ BH cháy, nổ bắt buộc.
- Luật phòng cháy và chữa cháy 2001 : Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ
“Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tham gia bảo hiểm cháy, nổ.”
II. Nội dung cơ bản của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc
1. Đối tượng bảo hiểm
Điều 8, Luật kinh doanh bảo hiểm có ghi rõ: “ …Bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng đối với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội”. Theo quy định này thì chỉ những thiệt hại gây hậu quả cho lợi ích của người khác hoặc của xã hội mới thuộc phạm vi bảo hiểm bắt buộc. Do đó loại bảo hiểm này chủ yếu là bảo hiểm trách nhiệm dân sự. Thực hiện bắt buộc loại bảo hiểm này giúp giải quyết tốt các tranh chấp khi xảy ra tai nạn làm thiệt hại cho người khác hoặc của Nhà nước. Nó đáp ứng được nhu cầu hội nhập khi văn hóa khiếu nại sẽ là phương pháp chủ yếu giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Theo Điều 9 luật phòng cháy và chữa cháy, “ Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó”
Sau đó, với quy định trong nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ , thì các doanh nghiệp, cơ sở có nguy cơ cháy nổ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm cháy… Đối tượng phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc được quy định tại điều 5: “1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ quy định tại Phụ lục 1 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy phải mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó.
Vì sao lại có quy định này khi mà đối tượng của bảo hiểm cháy nổ là tài sản riêng của một số cá nhân, đơn vị, và nếu họ không gây thiệt hại cho ai khác ngoài bản thân thì họ không phát sinh trách nhiệm gì với xã hội? Trên thực tế các nước chủ yếu áp dụng bảo hiểm cháy nổ dưới dạng tự nguyện, nhưng đối với những cơ sở kinh tế trọng điểm, tập trung như nhà máy điện, lọc dầu, ciment… thường áp dụng bảo hiểm bắt buộc. Bởi chẳng may gặp rủi ro và xảy ra tổn thất lớn sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế quốc dân. Do đó tham gia bảo hiểm cháy nổ như một hình thức đảm bảo an toàn xã hội. Hiện nay, các quốc gia duy trì qui trình bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại khu vực Châu Á là Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc. Ở Hong Kong, Đài Loan, Philipin, Singapore không bắt buộc. Tại Việt Nam, tất cả các cơ sở được coi là có nguy cơ cháy nổ, như đã quy định tại Nghị định 35/NĐ-CP của Chính Phủ về PCCC, đều là đối tượng tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Những đối tượng này tập trung vào bắt buộc nhóm lớn :
- Nhóm có sản xuất, chế biến, vận chuyển, tang trữ, xuất nhập khí, chất nổ, khí đốt, xăng dầu…
- Nhóm nhà máy điện, trạm biến áp từ 110KV trở lên.
- Nhóm địa điểm công cộng, tập trung dân cư cao…( chợ, trung tâm thương mại, nhà tập thể, chung cư, rạp hát, rạp chiếu phim, nhà ga…).
Như vậy đối tượng của bảo hiểm cháy nổ không chỉ là những cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao mà có khả năng gây thiệt hại mang tính thảm hoạ đối với xã hội. chính từ đặc điểm này đã giải thích phần nào về ý nghĩa của sự bắt buộc trong bảo hiểm cháy nổ. cháy sảy ra tại cơ sở sản xuất vật liệu cháy nổ, tại các cơ sở chế biến dầu mỏ, hay kho vật liệu nổ…đều có khả năng cháy rộng và cháy lớn rất cao. Hơn nữa, do các cơ sở trên có vai trò quan trọng hàng đầu với các ngành kinh tế, nên dủi do xảy ra đối với sự trì trệ không chỉ riêng của nghành đó mà còn có ảnh hưởng tới các ngành khác liên quan.
2. Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm là giới hạn các rủi ro được bảo hiểm và giới hạn trách nhiệm bảo hiểm của Công ty bảo hiểm.
Trong bảo hiểm cháy nổ, phạm vi bảo hiểm thường bao gồm:
Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm, Những chi phí cần thiết và hợp lý để hạn chế bớt tổn thất tài sản được bảo hiểm trong và sau khi cháy, những chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi cháy.
Đơn bảo hiểm bồi thường cho thiệt hại của tài sản được bảo hiểm do hai rủi ro được bảo hiểm là Cháy và Nổ ( được định nghĩa trong Quy tắc bảo hiểm hiểm cháy nổ bắt buộc đính kèm ) gây ra.
“Cháy” Là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác. Còn “Nổ” Là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do một trong những nguyên nhân quy định tại khoản 1, Điều 16 nghị định 220/2010.( Phụ lục )
3. Phí bảo hiểm
Biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc quy định tại Phụ lục 3, ban hành kèm theo thông tư 220/2010/TT – BTC ban hành ngày 30/12/2010 của Bộ tài chính. ( Phụ lục 2). Theo đó, Đối với các tài sản được bảo hiểm tại một địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị dưới 30 triệu Đô la Mỹ, trên cơ sở phí bảo hiểm quy định, căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thoả thuận điều chỉnh tăng, giảm phí bảo hiểm với biên độ là 25% tính trên mức phí quy định tại Phụ lục 3.
Còn đối với mỗi tài sản được bảo hiểm tại một địa điểm có tổng số tiền bảo hiểm có giá trị từ 30 triệu Đô la Mỹ trở lên trong một đơn bảo hiểm, phí bảo hiểm sẽ do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận trên cơ sở được các nhà tái bảo hiểm chấp thuận.
4. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo Thông tư số 41/2007/TTLT - BTC - BCA, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ đã thu được để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC.
“1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có trách nhiệm trích 5% tổng số phí bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã thu được để đóng góp kinh phí cho các hoạt động PCCC.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12 hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chuyển số tiền đóng góp kinh phí hoạt động PCCC vào Tài khoản tạm giữ của Bộ Công an mở tại Kho bạc nhà nước Trung ương và báo cáo tình hình thực hiện theo Phụ lục 3 kèm theo Thông tư này và gửi về Bộ Tài chính.”
Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc với bên mua bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm đã được Cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc có Biên bản kết luận cơ sở đủ điều kiện về PCCC. Định kỳ hàng quý, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm lập báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc gửi về Bộ Tài chính.
III. Thực trạng thực hiện chế độ BHCNBB và phương hướng hoàn thiện
1.Thực tế thực hiện chế độ BHCNBB và đánh giá của nhóm
“Thống kê của Hiệp hội BH Việt Nam cho thấy, tính đến hết quý III/2012, BH cháy nổ và mọi rủi ro tài sản đạt doanh thu 1.624 tỉ đồng, tăng 18,5%3 so với cùng kỳ năm trước. Số tiền giải quyết bồi thường tại lĩnh vực này là 516 tỷ đồng, chiếm 32 % doanh thu toàn thị trường. Tại lĩnh vực BHCNBB, doanh thu đạt 366 tỷ đồng, chiếm khoảng 10-20% doanh thu toàn ngành”.�. Có thể thấy, nhu cầu BHCN ngày một tăng theo đà tăng trưởng của đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư tư nhân. Các văn bản hướng dẫn của bộ tài chính, các bộ ban ngành trong lĩnh vực có hiệu lực thành đã có tác động nhất định đối với ý thức phòng cháy chữa cháy và tham gia BHCNBB của người dân và các tổ chức.
Tiềm năng của hoạt động kinh doanh BHCN là rất lớn. Thống kê của Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cho thấy, năm 2012 đã xảy ra gần 1400 vụ cháy, khiến hàng trăm người chết và bị thương, thiệt hại ước tính gần 900 tỷ đồng. Nhưng sau nhiều năm thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc, kết quả đạt được không như mong đợi. Có thể thấy những hạn chế cơ bản như sau:
Thứ nhất, số lượng tổ chức, doanh nghiệp và tư nhân tham gia BHCNBB còn rất hạn chế, nhiều doanh nghiệp né tránh hoặc tham gia mang tính chất đối phó.
Theo thống kê từ Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy có khoảng 30.256 cơ sở có nguy cơ cháy nổ thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc nhưng mới chỉ có khoảng 15,7 % cơ sở thực hiện còn số còn lại không mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc hoặc nếu có mua thì là mua bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt – một loại bảo hiểm tự nguyện.
Vào năm 2009, cả nước có khoảng 30% số doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định của nghị định 130/2006/ NĐ-CP. Trong khi đó, từ năm 2002 đến 2006, toàn quốc xảy ra 11.975 vụ cháy, nổ, thiệt hại ước tính là 1.710 tỷ đồng. Như vậy, rõ ràng rằng số doanh nghiệp thuộc đối tượng của bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của nghị định 130 là khá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế. Ngoài ra, trong số những doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc thì chỉ có 15,7% số doanh nghiệp thực hiện (tính đến năm 2009). Như vậy, về mặt thực tế, số lượng doanh nghiệp tham gia vào bảo hiểm cháy nổ bắt buộc là quá ít.
Tại một địa phương phát triển kinh tế như Hải Phòng, heo Thượng tá Phạm Viết Dũng, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hải Phòng cho biết, vào thời điểm năm 2012, trên địa bàn thành phố có tới trên 1.400 cơ sở thuộc diện phải mua bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, mới chỉ có chưa đầy 10% trong số đó tham gia.
Thứ hai, Trong thực tế các doanh nghiệp bảo hiểm gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận động thuyết phục khách hàng tham gia BHCNBB.
Ngoài ý thức tham gia BHCNBB của các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như những khó khăn trong việc trích lập nguồn đóng phí BHCNBB của các tổ chức, doanh nghiệp hành chính sự nghiệp, sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra không mấy mặn mà trong việc tham gia bảo hiểm.
Theo một số chuyên gia trong ngành, tỷ trọng của bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro tài sản ở các doanh nghiệp bảo hiểm chiếm khoảng 10 - 20% doanh thu. Cùng với lý do chủ quan là khách hàng doanh nghiệp chưa quan tâm thì điều kiện khách quan thời gian qua như kinh tế khó khăn, vay vốn kinh doanh còn khó, khiến doanh nghiệp không thiết tha với việc mua loại bảo hiểm này. Chính vì thế, nhiều công ty bảo hiểm đặt mục tiêu tăng trưởng cao cho nghiệp vụ này đều không thực hiện được, thậm chí tăng trưởng âm.
Theo ý kiến từ nhiều đơn vị kinh doanh bảo hiểm, dù là bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, nhưng nhiều doanh nghiệp cũng không mua, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Thực tế, chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm khá lỏng lẻo và không phải lúc nào cơ quan chức năng cũng có thể kiểm tra xem doanh nghiệp có mua bảo hiểm hay không. Phần lớn DN đối phó bằng cách sắm bình cứu hỏa mini, gọi là đủ biện pháp PCCC. Thực tế, không ít doanh nghiệp chọn cách mua ghép vào tài sản kỹ thuật, chứ không mua riêng bảo hiểm cháy nổ để giảm chi phí. Dù sao, bảo hiểm cháy nổ tự nguyện vẫn dễ bán hơn, vì phí linh hoạt và phạm vi bảo hiểm rủi ro rộng hơn và phần lớn bảo hiểm cháy nổ bán cho doanh nghiệp, đối tượng khách hàng là cá nhân thì hầu như rất ít.
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó trưởng ban thường trực Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM cho biết, chỉ riêng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp đã có hơn 1.000 DN sản xuất nhiều mặt hàng dễ gây cháy nổ như dệt may, cơ khí, điện tử, hóa chất…, xác suất xảy ra rủi ro là rất lớn. Nguy cơ luôn thường trực và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, Nhiều doanh nghiệp xem nhẹ công tác PCCC, xem đây là chuyện may rủi nên chưa có sự đầu tư đúng mức.
Trên cả nước, đã từng có những vụ cháy lớn như vụ cháy chợ lớn Quy Nhơn vào tháng 12/2006. Nhưng việc tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa thực sự có hiệu quả tại các chợ hiện nay. Vụ cháy chợ Quảng Ngãi vào tháng 2 năm 2012 là một minh họa lớn cho vấn đề tham gia của doanh nghiệp, người dân trong bảo hiểm cháy nổ. “Theo thống kê sơ bộ của cơ quan chức năng, vụ cháy chợ Quảng Ngãi đã gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của hàng trăm tiểu thương với tổng số tiền khoảng 200 tỉ đồng, chưa kể tài sản cố định là khung chợ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì cả đơn vị quản lý chợ và phần lớn tiểu thương đều trắng tay vì không mua bảo hiểm hỏa hoạn.
Lý do của sự thờ ơ được những người bị thiệt hại đưa ra là họ không mua theo tâm lí đám đông và do sự không đề phòng việc có thể sẽ xảy ra hỏa hoạn. Có tiểu thương thì cho rằng, rất muốn mua bảo hiểm nhưng cũng chẳng có ai bán – như vậy là công tác truyền bá bảo hiểm đến người dân còn thấp.
Thứ ba, mặc dù biểu phí và hoa hồng bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện, BHCNBB được Bộ Tài chính quy định thống nhất, nhưng nhiều doanh nghiệp bảo hiểm vẫn cố tình hạ phí trái với quy định, đồng thời mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng hoa hồng dành cho khách hàng. Điều này khiến nhiều khách hàng so sánh và gây sức ép đối với doanh nghiệp bảo hiểm, gây tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ trên thị trường.
Hơn nữa, 2 năm qua, tại Việt Nam cũng đã xảy ra nhiều vụ tổn thất tài sản lớn do cháy nổ… Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm cho thấy, trong những năm qua, Việt Nam không bị tác động bởi các tổn thất thảm họa lớn như bão, lụt, nhưng năm 2011 vẫn là năm thị trường bảo hiểm tài sản chịu rất nhiều tổn thất do cháy lớn. Trong hàng trăm vụ tổn thất do cháy, chỉ 13 vụ lớn đã có số ước dự phòng bồi thường gần 1.459 tỷ đồng. Số tiền này so với tổng phí thu được là xấp xỉ 100%. Phần lớn các tổn thất của thị trường đều phát sinh từ các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may và da giầy, nhựa, gỗ…
Rủi ro cao, nhưng vì thị trường cạnh tranh khốc liệt để giành giật thị phần, nên nhiều doanh nghiệp vẫn sẵn sàng hạ phí. Tình trạng hạ phí phổ biến khiến tỷ lệ phí trung bình của nhóm hàng này thậm chí xuống thấp hơn 0,1%. Đây rõ ràng là một nghịch lý.
Thứ tư, cơ quan cảnh sát PCCC tại hầu hết các địa phương còn lúng túng, bởi chưa rõ các điều kiện cụ thể nào cần cấp giấy chứng nhận an toàn PCCC. Đại diện Sở Cảnh sát PCCC Hải Phòng cho rằng, việc cấp giấy chứng nhận an toàn PCCC cần phải thực hiện đúng pháp luật, đúng chuyên ngành. Theo quy định cũ tại mục 7 và mục 8 Phần II Thông tư liên tịch số 41, giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC là một trong những điều kiện mà người dân và DN phải có nếu muốn kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu, gas… Tuy nhiên những chồng chéo và thiếu rõ ràng trong các Nghị định và Thông tư hướng dẫn của Chính phủ đã gây không ít phiền hà, lãng phí thời gian cho các chủ cơ sở kinh doanh.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 35/2003 và Nghị định số 130/2006. Theo đó: “Trước khi đưa vào hoạt động, người đứng đầu cơ sở hoặc chủ phương tiện phải có văn bản thông báo cam kết với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.” Tuy bước đầu đã có sự hướng dẫn, dù vậy các điều kiện cụ thể để được cấp giấy chứng nhận này vẫn chưa thực sự rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực thi BHCNBB theo quy định tại Nghị định 130 của Chính phủ.
Từ kẽ hở này, nhiều doanh nghiệp đã lấy lý do không có chứng nhận phòng cháy chữa cháy để tạo cớ cạnh tranh bán bảo hiểm tự nguyện thấp hơn bảo hiểm bắt buộc. Các doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận đủ điều kiện tham gia do cục phòng cháy chữa cháy bộ công an cấp thì không mặn mà trong việc hoàn thiện để đủ điều kiện tham gia. Dù rõ ràng, nếu các doanh nghiệp bảo hiểm tuân thủ việc chào phí theo đúng biểu phí của Thông tư 220/2010/TT-BTC thì tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ sẽ giảm đi rất nhiều.
Thứ năm, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho biết, các công ty bảo hiểm Việt Nam cũng gián tiếp bị các nhà tái bảo hiểm siết chặt các điều kiện nhận bảo hiểm như: hạn chế nhận bảo hiểm cho các ngành hàng như dệt may và da giầy, nhựa, gỗ, giấy bao bì, sơn… Thực tế, 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc những nhóm hàng trên đều thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc Trước diễn biến đến từ rủi ro thiên tai ở châu Á, trong đó có Việt Nam, các nhà tái báo hiểm sẽ nâng tỷ lệ phí từ 0,15 - 0,2%, tùy thuộc vào mức độ rủi ro cũ - mới của các ngành hàng này và áp dụng giới hạn bồi thường đối với tổn thất thảm họa với mức giới hạn từ vài chục tới hàng trăm triệu USD. “Với giới hạn bồi thường này, nếu xảy ra một trận lụt như ở Thái Lan những năm trước thì hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm tại Việt Nam sẽ phá sản”, Hiệp hội Bảo hiểm cảnh báo. Thực tế, ngay từ cuối năm 2011, những nhà tái bảo hiểm hàng đầu thế giới đã gửi thông điệp thông báo về việc sẽ tăng mức phí tái bảo hiểm và thắt chặt điều kiện bảo hiểm đối với khách hàng tại thị trường bảo hiểm Việt Nam, áp dụng từ năm 2012.
Với những diễn biến như vậy, để tồn tại và phát triển bền vững, các doanh nghiệp bảo hiểm phải có các giải pháp để tăng phí đối với các rủi ro kể trên, thậm chí không chấp nhận bảo hiểm cho những ngành hàng rủi ro quá cao. Hướng đi này không dễ dàng thực hiện khi tình trạng thị trường bảo hiểm đang trong cạnh tranh khốc liệt – song song với vấn đề hạ phí bảo hiểm phổ biến như ở Việt Nam hiện nay
Thứ 6, cơ chế thông tin, phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cơ quan Cảnh sát PCCC và cơ quan chức năng chưa rõ ràng cụ thể nên việc triển khai BHCNBB chưa triệt để và quyết liệt. Mức phạt vi phạm còn thấp. Trong các văn bản pháp luật đã nêu ra ở trên kể cả thông tư 220/2010/TT-BTC cũng chưa hề có quy định cụ thể nào về chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm của các đối tượng trên. Các quy định chỉ dừng lại ở mức “tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”. Chính vì những quy định chung chung vậy nên không có cơ chế xử lí đối với các đối tượng vi phạm đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc mà dùng các mánh khóe để lách luật, trốn tham gia loại bảo hiểm này.
Theo Điều 26 Nghị định 123/2005/NĐ-CP, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thì: “ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau:
“ 1. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc không có biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất cho đối tượng tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
2. Không bán hoặc không mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.”
Tuy nhiên, mức phạt này còn thấp.
Bên cạnh đó, Cơ chế thông tin, phối hợp kiểm tra giữa doanh nghiệp bảo hiểm với Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cơ quan chức năng chưa hoàn thiện nên việc triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc chưa triệt để và quyết liệt cũng dẫn tới việc thực hiện BHCNBB chưa hiệu quả.
Kinh tế khó khăn cũng là một trong số những nguyên nhân khiến cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không chịu bỏ tiền mua BH
Với những hạn chế như trên, việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc có những phát triển rất chậm.
3.2 Phương hướng hoàn thiện
Trước những biến đổi không ngừng của thị trường bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm cháy nổ bắt buộc, trước những hạn chế lớn còn tồn đọng, nhà nước cũng như Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đã có nhiều đề xuất để cải thiện tình hình.
Để tạo sân chơi lành mạnh và khuyến khích các DNBH khai thác phát triển mạnh hơn nghiệp vụ BH còn nhiều tiềm năng này, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 220/2010/TT-BT thay thế Quyết định 28/2007/QĐ-BTC, có những thay đổi linh hoạt về mức phí…Ngoài ra, quy định căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng bảo hiểm, DNBH và bên mua BH có thể thỏa thuận điều chỉnh tăng, giảm phí BH với biên độ là 25% tính trên mức phí quy định… cũng tạo chủ động cho DNBH không phải điều chỉnh nhiều lần so với quy định trước đó mà chỉ cần một lần đàm phán duy nhất với khách hàng. Nhìn chung biểu phí đã giảm khá nhiều, trung bình khoảng 50%, điều này cũng có tác động kích thích tới việc khai thác sản phẩm này. Bên cạnh đó còn có thông tư mới được ban hành như …2012
AVI đề nghị, đến hết 31/12/2013, bắt buộc phải chào phí tuân thủ theo đúng biểu phí quy định. Khi đó, bất kỳ DNBH nào vi phạm quy định của Bộ Tài chính về việc áp dụng biểu phí, Hiệp hội BH sẽ báo cáo Bộ Tài chính để xử phạt nghiêm theo quy định của pháp luật.
Tuy vậy, vẫn cần có nhiều thay đổi hơn nữa để phát triển lĩnh vực BHCNBB ở Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, cần sửa đổi quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ bắt buộc phù hợp với Quy tắc điều khoản bảo hiểm cháy nổ và các rủi ro đặc biệt, để thuận tiện cho việc mở rộng rủi ro bảo hiểm ngoài rủi ro cháy nổ bắt buộc và thuận lợi cho tái bảo hiểm. Từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn cũng như thành lập các tổ kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ BHCNBB theo quy định của Chính phủ.
Với vai trò là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trên mọi phương diện và cả về doanh thu phí BHCNBB, Bảo hiểm Bảo Việt có đủ trình độ và nên là đầu mối chuyển tải các văn bản quy phạm pháp luật về BHCNBB sang tiếng Anh để trình Bộ Tài chính ban hành.
Một điểm nữa cần phải bổ sung trong quá trình hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đó là chế tài đối với doanh nghiệp bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm khi vi phạm các quy định của pháp luật. Theo ý kiến của nhóm, cần phải quy định những chế tài cụ thể để xử phạt đối với các đối tượng vi phạm. Mức xử phạt nên dựa vào giá trị của cơ sở cần tham gia bảo hiểm chứ không nên quy định ở một mức cụ thê vì giá trị của mỗi công trình cần mua bảo hiểm là không giống nhau.
Thứ hai, Về phía các Doanh nghiệp bảo hiểm, cần rà soát lại mẫu đơn bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm nhất, là quy định về đóng phí, thời hạn hiệu lực, rủi ro bảo hiểm, rủi ro mở rộng, loại trừ bảo hiểm, khấu trừ, các định nghĩa. Đồng thời, xây dựng quy trình khai thác gắn liền đánh giá rủi ro với tính phí bảo hiểm, quy trình giám định và giải quyết bồi thường...
Thứ ba, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao ý thức của cơ quan, tổ chức doanh nghiệp và nhân dân trong việc tham gia BHCNBB; Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đều phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo đúng quy định của pháp luật về BHCNBB.
Các cơ quan chức năng cần thực hiện thêm một số các biện pháp nữa như đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật qua những phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân cũng như những đối tượng tham gia vào loại hình bảo hiểm này hiểu về các quy định pháp luật.
Thứ tư, xây dựng cơ chế thông tin giữa doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan chức năng;
Thứ năm, Bộ Tài chính và Bộ Công an cần tổ chức công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện chế độ BHCNBB của tất cả các tổ chức, doanh nghiệp thuộc diện phải mua BHCNBB cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm. Đồng thời đưa ra hình thức xử phạt và mức phạt rõ ràng, đủ sức răn đe đối với những trường hợp vi phạm.
Đồng thời với việc triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác PCCC của các cơ sở có nguy cơ cháy nổ cao và các cơ sở thuộc diện phải tham gia BHCNBB.
Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan trong việc rà soát lại các văn bản hướng dẫn thực hiện Chế độ BHCNBB, cần xác định chi tiết hơn nữa tài sản phải mua BHCNBB cùng các cơ chế tài chính thích hợp, tổ chức các hoạt động tuyên truyền; cần xây dựng mẫu đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận về an toàn PCCC thống nhất và có tính pháp lý cao… Có như vậy việc thực thi chế độ BHCNBB mới được thuận tiện, đi vào đời sống xã hội và có tính khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định tại Nghị định 130 mua bảo hiểm cháy, nổ trên cơ sở tự nguyện và phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính và Bộ Công an cần thống nhất ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chế độ BHCNBB theo Nghị định 130 của Chính phủ tới UBND và Sở cảnh sát PCCC tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước.
C. KẾT LUẬN
Thực hiện quy định bảo hiểm cháy nổ bắt buộc sẽ mang lại rất nhiều lợi ích đối với nhà nước, với doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng: với nhà nước thì giúp nâng cao tinh thần phòng cháy chữa cháy trong toàn xã hội, tăng thu ngân sách, bảo hộ kinh tế bảo hiểm trước tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, giảm chi ngân sách cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giảm nguy cơ cháy nổ từ đó gián tiếp bảo vệ môi trường…. Cần có nhiều biện pháp, hướng đi mới để phát huy ý nghĩa thiết thực của loại hình bảo hiểm này
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Kinh doanh bảo hiểm
2. http://luattaichinh.wordpress.com
3. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn
4. http://www.baohiem.pro.vn/forum
No comments:
Post a Comment