A: MỞ ĐẦU
Quy chế pháp lí của đảo và các công trình nhân tạo là nội dung quan trọng được đề cậptrong UNCLOS. Việc thống nhất tiêu chí xác định đảo, cũng như dành cho nó quy chế pháp lí rõ ràng trong UNCLOS được xem là một trong những thành công của cácquốc gia trong quá trình pháp điển hoá quy phạm của luật biển quốc tế. Cũng bởi vậy, trong bài tập cuối kỳ này em chọn đề tài: “ phân tích quy chế pháp lý của đảo và các công trình nhân tạo theo UNCLOS 1982”
B: NỘI DUNG
I: PHÂN TÍCH QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA ĐẢO THEO UNCLOS 1982
Điều 121 UNCLOS:“1. Đảo là một vùng đất hình thành tự nhiên, có nước bao bọc xung quanh, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước.
2. Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnhhải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạchđịnh theo đúng các quy định của Công ước ápdụng cho các lãnh thổ đất liền khác.
3. Những đảo đá nào không thích hợpcho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng thì không có vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa”.
Dựa trên quy định tại khoản 1 Điều 121 UNCLOS, chỉ được coi là “đảo” nếu thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn sau:
Thứ nhất, là một vùng đất hình thành tự nhiên
Thứ hai, có nước bao bọc xung quanh
Thứ ba, khi thuỷ triều lên vùng đất này vẫn ở trên mặt nước
Cũng theo quy định của UNCLOS (quyđịnh về đảo tại Điều 121)- Dựa vào khả năng thích hợp cho cuộc sống con người hay cho đời sống kinh tế riêng, đảo, quần đảo cũng có thể được chia thành hai nhóm: đảo, thích hợp cho con người đến ở hoặc cho đời sống kinh tế riêng và đảo, không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho đời sống kinh tế riêng. Theo quy định của UNCLOS, vùng biển của hai nhóm đảo, quần đảo này rấtkhác nhau. Nhóm thứ nhất có đầy đủ các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền như lãnh thổ đất liền của quốc gia “Với điều kiện phải tuân thủ khoản 3, lãnhhải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của một hòn đảo được hoạchđịnh theo đúng các quy định của Công ước ápdụng cho các lãnh thổ đất liền khác.” Chế độ pháp lý này đã làm tăng thêm vai trò của các đảo. Đảo Cook rộng 243 kilomet vuông có quyền nhận 352 240 kilomet vuông vùng đặc quyền kinh tế.Đảo Naru rộng 21kilomet vuông có quyền yêu sách vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 323 750 kilomet vuông.
Trong khi đó, nhóm thứ hai lại không cóvùng biển thuộc quyền chủ quyền là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Việc xác định thế nào là đảo, thích hợp cho con người đến ở hoặc cho đời sống kinh tế riêng khá phức tạp cả về lí luận và thực tiễn. Thuật ngữ: “Những đảo đá nào không thích hợp cho con người đến ở hoặc cho một đời sống kinh tế riêng” là một thuật ngữ hết sức mập mờ, không cho một sự giải thích chính xác, một đảo đá có khả năng đã có người đến ở nhưng sau khi khai thác hết tài nguyên học có thể ra đi. Một đảo đá không thích hợp cho con người đến ở ngày hôm nay sẽ trở thành một đảo đá có người đến ở ngày mai nhờ những cố gắng của con người. Một đảo đá thích hợp cho con người đến ở có nhất thiết phải có người ở không? Sự chiếm đóng thường xuyên các đảo nhỏ liệu có tạo ra một đời sống mới cho con người đến ở không? Chính UNCLOS cũng chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn để xác định mức độ thích hợp của đảo, đối với cuộc sống của con người cũng như cho đời sống kinh tế riêng.
2: QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NHÂN TẠO THEO QUY ĐỊNH CỦA UNCLOS 1982
Các công trình nhân tạo nhìn chung không được coi là đảo vì chúng rõ ràng không phải là các vùng đất được hình thành một cách tự nhiên. Cả Công ước 1958 về Lãnh hải và Công ước Luật biển 1982 đều không ghi nhận quy chế đảo cho các công trình thuộc loại này. Điều 5.4 của Công ước 1958 về Thềm lục địa qui định chế độ pháp lý của các công trình này như sau: "Các công trình và thiết bị này thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển, nhưng không có qui chế như các đảo, không có lãnh hải riêng và sự có mặt của chúng không ảnh hưởng đến việc xác định biên giới lãnh hải của quốc gia ven biển" Vấn đề quy chế của các công trình nhân tạo trên biển được quy định rất rõ ràng trong Công ước Luật biển 1982.
- Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển có đặc quyền tiến hành xây dựng, cho phép và quy định việc xây dựng, khác thác và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công có mặt của chúng không có ảnh hưởng đến việc hoạch định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế hoặc thềm lục địa (Điều 60.8).
- Quốc gia ven biển có quyền tài phán đặc biệt đối với các thiết bị và công trình đó, kể cả quyền ban hành các luật và qui định về hải quan, thuế khoá, y tế, an ninh và nhập cư (Điều 60.2).
Công ước 1982 cũng đã đề cập đến cách thức xây dựng các công trình này. Việc xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình phải được thông báo theo đúng thủ tục; phải duy trì các phương tiện thường trực để báo hiệu sự có mặt của các đảo; khi không dùng đến nữa cần được tháo dỡ để bảo đảm an toàn hàng hải, có tính đến những quy phạm quốc tế đã được chấp nhận chung do tổ chức quốc tế có thẩm quyền đặt ra (Điều 60.3).
Công ước 1982 cho phép quốc gia ven biển khi cần có thể lập ra xung quanh các đảo nhân tạo, các thiết bị hoặc công trình những khu vực an toàn với kích thước hợp lý; trong các khu vực này, quốc gia ven biển có thể áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo đảm an toàn hàng hải, cũng như an toàn của các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình (Điều 60.4). Tất cả các tàu thuyền phải tôn trọng các khu vực an toàn và tuân theo các quy phạm quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến hàng hải trong khu vực gần các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình (Điều 60.6).
C: KẾT BÀI
Tóm lại, quy chế pháp lí của đảo, và các công trình nhân tạo là nội dung quan trọng được đề cập trong UNCLOS. Sự hiện diện của đảo, có ảnh hưởng nhất định đến việc xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia,thậm chí trong một số trường hợp nó còn đóng vai trò quyết định trong quá trình phân định biển giữa các quốc gia có vùng biển chồng lấn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quy chế pháp lý đảo, quần đảo theo công ước của Liên Hợp Quốc về luật biển 1982 – thạc sỹ Nguyễn Kim Ngân.
- Quy chế pháp lý quốc tế chung về biển, đảo và những vấn đề cần áp dụng đối với Hoàng Sa, Trường Sa - PGS.TS Nguyễn Bá Diến
- Giáo trình : Luật biên quốc tế hiện đại
- Công ươc Luật biển 1982
No comments:
Post a Comment