12/05/2014
Đáp án 69 câu hỏi ôn thi Luật Đất đai - Phần 2
Câu 11: Tại sao Nhà nước Việt Nam qui định mức sử dụng đất nông nghiệp đối với từng vùng? Hiện nay nhà nước ta khuyến khích phát triển kinh tế trang trại thì việc qui định hạn mức sử dụng đất có hạn chế gì không?


- Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp gồm: đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất sản xuất, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản, đất muối, đất trồng có phục vụ chăn nuôi, đất mặn nước để nuôi trồng thủy sản, đất hợp tác xã giao cho hộ gia đình làm kinh tế gia đình, đất nông nghiệp khác. Hạn mức sử dụng nông nghiệp là khoảng thời gian tối đa mà một hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được phép sử dụng một diện tích đất nông nghiệp nhất định vào mục đích nông nghiệp mà nhà nước giao.

- Luật đất đai 2003 quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp vì nhiều lý do khác nhau.

+ Thứ nhất, việc áp dụng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp có tác động tích cực đến đời sống kinh tế ở nông thôn, nó bảo đảm cho người nông dân có đất đai để sản xuất, thực hiện được chính sách của Đảng và nhà nước ta là người cày có ruộng".
+ Thứ hai, chính sách này vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội, thậm chí còn mang một số chính trị to lớn: Giải quyết hợp lý chính sách hạn mức, chúng ta vừa thúc đẩy được kinh tế nông thôn phát triển vừa bảo đảm được ổn định xã hội.
+ Thứ ba, nhằm đảm bảo sử dụng đất đai có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu, kinh tế, xã hội do nhà nước đề ra.
+ Thứ tư, đảm bảo cho người làm nông nghiệp có đất để sản xuất và nhằm khắc phục tình trạng chuyển đổi đất nông nghiệp, sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
+ Thứ năm, việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp còn xuất phát từ những nguyên nhân như tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp ở nông thôn, môi trường quan giữa ruộng đất - dân số - lao động trở nên hết sức căng thẳng. Đa số nông dân, thu nhập của họ chỉ đủ trang trải cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày, không có khả năng đầu tư thêm cho sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn và cũng không có khả năng đầu tư vào các lĩnh vực khác, bởi vậy việc áp dụng chính sách này là cần thiết.

- Trong điều kiện hiện nay, nhà nước ta đang khuyến khích phát triển trang trải những việc quy định hạn mức sử dụng đất nông nghiệp vẫn rất cần thíêt nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển, sản xuất, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đồng thời còn đảm bảo cho việc sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp do nhà nước đề ra.

Câu 12: Gia đình ông A là công chức Nhà nước, năm 1990 gia đình ông nhận chuyển nhượng một thửa đất trồng lúa diện tích 500m2 của một hộ gia đình nông dân ở ngoại thành Hà Nội, nhưng chưa sang tên chước bạ. năm 2004, diện tích đó được qui hoạch thành đất ở?

Hỏi: Gia đình ông A có được tiếp tục sử dụng đất trồng lúa hiện nay chuyển thành đất ở không? Tại sao?

Việc nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa của ông A chiếm ra vào năm 1999 và được điều chỉnh bởi Luật đất đai 1993 ông A chưa sang tên chước bạ tức là việc nhận chuyển nhượng của ông A chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép mà mới chỉ là hợp đồng thoả thuận giữa ông với người đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa của ông A là trái pháp luật, đến năm 2004, diện tích đất đó được quy hoạch thành đất ở (đang là thời điểm Luật đất đai năm 2003 đã có hiệu lực). Theo khoản 3 - Điều 103 Nghị định 181/2004 qui định: hộ gia đình, cá nhân, không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất chuyên trồng lúa nước đã được quy hoạch thành đất ở. Gia đình ông A là công chức  nhà nước tức là không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nên việc ông nhận chuyển nhượng là sai. Và ông không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở. Do đó gia đình ông A không được tiếp tục sử dụng diện tích đất ở đó.

Câu 13: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định trong Luật đất đai 1993, 1998, 2001, 2003 như thế nào? Trên thực tế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ có bất cập gì?

+ Luật đất đai 1993 quy định.

- Điều 73. Người sử dụng đất có những quyền sau đây
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất được giao
3. Được chuyển quyền sử dụng  đất theo quy định và pháp luật.
4. Hưởng các lợi ích cho công trình công cộng về bảo vệ, cải tạo đất mang lại.
5. Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo và bồi bổ đất.
6. Được nhà nước bảo vệ khi bị người khắc xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình, được bồi thường thiệt hại về đất đai bị thu hồi.
7. Được quyền góp đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật phù hợp với mục đích khi giao đất.
8. Được quyền khiếu nại, tố cáo về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

- Điều 79: Người sử dụng đất có những nghĩa vụ sau đây:
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới và các yêu cầu khác đã được quy định, khi giao đất.
2. Thực hiện các biện pháp để bảo vệ và làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
3. Tuân theo những quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
4. Nộp thuế sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo quy định pháp luật.
5. Nộp tiền sử dụng đất khi được giao đất theo quy định của pháp luật.
6. Đền bù cho người có đất bị thu hồi để giao cho mình.
7. Giao lại đất khi nhà nước cú quyết định thu hồi.

+ Luật đất đai 2003 quy định.

- Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất
1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
3. Hưởng các lợi thế do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
4. Được nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất, bồi bổ đất nông nghiệp.
5. Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.

- Điều 107. Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất.
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật.
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất có liên quan.
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
7. Giao lại đất khi nhà nước cú quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

+ Trên thực tế việc thực hiện quyền và nghĩa vụ có bất cập ở chỗ quyền được sử dụng vượt giới hạn mà pháp luật cho phép còn nghĩa vụ thì không được thực hiện đầy đủ. Bất cập nông nghiệp cho các nguyên nhân.

- Trình độ nhận thức về pháp luật đất đai của người dân còn kém.

- Do sự ảnh hưởng của sự phát triển của nền kinh tế thị trường.

- Do nội dung luật đất đai còn yếu và thiếu mang tính chung chung, khó hiểu.

Câu 14: Căn cứ để phân loại đất theo Luật đất đai năm 2003  là gì? Theo anh, chị cách phân loại như vậy đã phù hợp với điều kiện ở Việt Nam chưa.

- Điều 13 - Luật đất đai 2003 quy định.

Căn cứ vào mục đích sử dụng đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp
3. Nhóm đất chưa sử dụng

- Cách phân loại như vậy chưa thật sự phù hợp với điều kiện ở Việt Nam. Nước ta trong thời kỳ quá độ có sự đan xen, chuyển giao giữa cái.... và còn mới nên giữa các loạiđất có sự đan xen, ranh giới không rõ ràng. Do đó, chúng ta cần phân loại đất cụ thể hơn và sự phân biệt rõ ràng giữa các loại đất.

Câu 15: Vợ chồng ông A và bà C có 4 con, hai người con đã định cư ơ nước ngoài, hai người con ở trong nước cùng sử dụng chung với vợ chồng ông là 18.000m2, đất nông nghiệp. Mảnh đất trên do ông A đứng tên chủ hộ, năm 1996 ông A mất, bà C làm thủ tục sang tên bà là chủ hộ. Năm 1997, bà sang tên cho con trai lớn là anh T với diện tích là 7/500m2 đất, con trai thứ hai là K sử dụng chung với bà là 10.500m2. Năm 2002 bà C chuyển về ở với T và muốn lấy bớt một phần đất do anh K sử dụng cho anh T, nhưng anh K không đồng ý và đòi chia thừa kế quyền sử dụng đất, Bà C gửi đơn kiện lên Toà án.

Theo anh (chị) vụ việc trên sẽ được giải quyết như thế nào theo quy định của luật đất đai hiện hành?

Theo quy định của Luật đất đai 2003 nếu bà C đã sang tên làm thủ tục sang tên hợp pháp cho anh K có quyền sử dụng 10,500m2 mà anh K đã sử dụng ổn định lâu dài và không có tranh chấp với anh T thì bà C sẽ không có quyền đòi lại 10.500m2 mà bà và anh K sử dụng chung. Còn trong trường hợp mảnh đất ấy vẫn do bà đứng tên thì bà có toàn quyền đối với mảnh đất ấy và K sẽ không được quyền đòi chia thừa quyền kế quyền sử dụng đất.

Câu 16: Quy hoạch sử dụng đất là gì? Anh, chị có nhận xét gì về việc lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất hiện nay?

- Quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán phân bố đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn liền với kế hoạch sử dụng đất, bởi vì kế hoạch sử dụng đất là biện pháp để thực hiện quy hoạch. Quy hoạch sử dụng được lập cho thời hạn 10 năm phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Kỳ quy hoạch sử dụng đát trong phạm vi cả nước là 5 năm. Nguyên tắc lập quy hoạch phải công khai, dân chủ, cơ quan tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất phải tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong vùng quy hoạch. Việc lập quy hoạch còn phải tuân theo các nguyên tắc khác quy định tại điều 21 - luật Đất đai 2003 (tính phù hợp, tính khả thi, tính tiết kiệm, hiệu quả). Căn cứ để lập quy hoạch sử dụng bao gồm: chiến lược, quy hoạch tổng thể phát  triển kinh tế - xã hội quốc phòng an ninh của cả  nước, quy hoạch phát triển của các ngành và các địa phương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và nhu cầu của thị trường, hiện trạng sử dụng đất và nhu cầu sử dụng đất, định mức sử dụng đất, tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước. Về thẩm quyền sử dụng đất cho nước, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát của địa phương; UBND cấp huyện  thuộc tính lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đát mà địa phương mình, UBND xã không thuộc khu vực phát triển đô thị trong kỳ quy hoạch (xã thuộc khu vực nông thôn) thì tổ chức, thực hiện việc lập quy hoạch sử dụng đất trong địa phương mình. Về thẩm quyền, Quốc hội, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước do chính phủ trình; chính phủ xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp dưới, trực tiếp UBND cấp huyện xét quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã tại vùng nông thôn. Nội dung quy hoạch sử dụng đất gồm: điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và hiện trạng sử dụng đất, đánh giá tiềm năng đất đai, xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong quy hoạch, xác định diện tích các loại đất phân bố cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án, xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường, giải phóng tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.

Thực trạng quy hoạch đất đai đang là vấn đề nổi cộm ở nước ta. Bởi vì thực tế cho thấy việc quy hoạch sử dụng đất còn tràn lan (hiện trong cả nước có tới 9 viện quy hoạch chuyên trách, hàng năm công ty tư vấn vừa thiết kế công trình, vừa quy hoạch) chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi. Nhìn chung công tác quy hoạch mới chỉ dừng lại ở mục tiêu về giao thông, phân khu chức năng mà chưa có tính toán cao cho sử dụng đất có hiệu quả. Thời gian thực hiện quy hoạch còn chưa rõ hoặc bị kéo dài làm cho hiệu qủa quản lý thấp. Quy hoạch chi tiết cho quận, huyện, thị xã, xã, phường đến nay nhiều địa phương chưa làm. Do đó, công tác quy hoạch chưa trở thành công cụ quản lý thực sự có hiệu quả.

Câu 17: Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được qui hoạch trong Luật đất đai 2003 như thế nào? Anh, chị có nhận xét gì về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở địa phương mình?

- Điều 52 - Luật đất đai 2003 về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy hoạch.

1. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trong cương cấp giấy chứng nhận và quyền sử dụng đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.
2. UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở.
3. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quy hoạch tại khoản 1 điều này được uỷ quyền cho cơ quan quản lý đất đai cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận sử dụng đất.

- Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

a. Người xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nộp hồ sơ tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất,trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại nông thôn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì nộp hồ sơ tại UBND xã nơi có đất để chuyển cho văn phòng, đăng ký quyền sử dụng đất.
b. Hồ sơ  xin cấp giấy chứng nhận sử dụng đất gồm đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giấy tờ về: quyền sử dụng đất quy hoạch tại các khoản 1, 2 và 5 điều của Luật đất đai 2003 (nếu có), văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có).

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay nhìn chung là tiến độ chậm, năm 2001 mới khoảng 641.000 hộ trong tổng số 4.547.000 hộ sử dụng đất đô thị được cấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 14% tổng số. Qua thực tế đền bù giải phóng mặt bằng thì nhiều tình phía Nam trong tổng số 100% nhà đất được đền bù chỉ 30% là có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện nay, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Có rất nhiều người dân không muốn nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND cấp xã do số tiền thuế về đất đai mà họ phải nộp là quá lớn.

Câu 18: Ông A có diện tích đất ở là 250m2, năm 2000 ông chuyển nhượng diện tích đất trên cho người khác để vào Nam sinh sống, UBND xã yêu cầu ông A phải nộp 3 triệu đồng tiền lệ phí đất?

- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự  thoả thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà bộ luật DS và pháp luật về đất đai, theo đó bên chuyển quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho người được chuyển nhượng còn người được chuyển nhượng trả tiền cho người chuyển nhượng.

a.Việc UBND xã thu 3 triệu đồng của ông A là sai v ỡ chì có UBND huyện mới có thẩm quyền thu 3 triệu đồng của ông A.
b. Theo quy định của pháp luật đất đai, ông A phải nộp thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất bằng tỉ lệ phần trăm trên trị giá đất chuyển quyền sử dụng.
c. Một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được coi là hợp pháp khi có đủ các điều kiện.

+ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo mẫu do Bộ tài nguyên và môi trường ban hành, đối tượng của hợp pháp.

+ Chủ thể hợp đồng hợp pháp.

- Người chuyển nhượng có giấy chuyển nhượng quyền sử dụng đất và được phép chuyển nhượng.

- Người được chuyển nhượng có quyền chuyển nhượng.

Câu 19: Hãy trình bày và phân tích nội dung quản lý nhà nước về đất đai theo Luật đất đai 2003? theo anh, chị nội dung quản lý nào quan trọng nhất? Tại sao?

+ Điều 6 - Luật đát đai 2003 quy định nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:

a. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, nó là cơ sở pháp lý trong quy trình quản lý nhà nước về đất đai.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
Địa giới hành chính là sự phân định về ranh giới đất đai trên thực địa giữa các tỉnh, huyện, xã với nhau theo thẩm quyền quản lý. Hồ sơ địa giới hành chính là hồ sơ phục vụ quản lý, nhà nước đối với gia đình địa giới hành chính. Bản đồ hành chính là bản đồ thẻ hiện ranh giới các đơn vị hành chính và yếu tố địa lý, địa hình có liên quan đến mốc địa giới hành chính.
c. "Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất".
Các hoạt động khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất trên là những việc làm hết sức quan trọng, nó tạo cơ sở ban đầu cho công tác quản lý đất đai, đặc biệt trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất  và xác định giá đất. Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, đựoc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Bản đồ  hiện trạng sử dụng đất là bản đồ thể hiện sự phân bố các loại đất đai một thời điểm xác định được lập theo đơn vị hành chính.
d. "Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất"; quy hoạch sử dụng đất là sự tính toán phân bố đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Quy hoạch sử dụng đất bao giờ cũng gắn với kế hoạch sử dụng đất, bởi vì kế hoạch sử dụng đất là biên pháp để thực hiện quy hoạch.
e. "Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất".
Giao đất là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để chuyển giao trên thực tế đất và quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất. Thuê đất là nhà nước trực tiếp cho người có nhu cầu sử dụng đất được thuê đất có nhu cầu sử dụng đất  đựơc thuê đất theo thời hạn và theo mục đích mà nhà nước quy định. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng có thể chuyển mục đích sử dụng từ đất này sang đất khác. Thu hồi đất là việc nhà nước  ra quyết định hành chính để nhân dân xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật đất đai.
f. "Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất".
g. "Thống kê, kiểm kê đất đai".
h. "Quản lý tài chính về đất đai".
i. "Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản"
k. "Quản lý giám sát việc thực hiện và nghĩa vụ của người sử dụng đất"
l. "thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định  của pháp luật về đất đaivà xử lý vi phạm luật về đất".
m. "Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai"

* Nội dung: "Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất và tổ chức thực hiện các văn bản đó" là quan trọng nhất vì:

- Các văn bản pháp luật là nơi các đường lối chính sách đất đai của Đảng được quy phạm hoá, pháp luật là công cụ quan trọng nhất để quản lý nhà nước về đất đai và hoạt động ban hành văn bản pháp luật về đất đai không thể không chiếm vị trí quan trọng hàng đầu.

- Nó là cơ sở pháp lý trong quá trình quản lý nhà nước về đất đai và chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến các nội dung quản lý nhà nước về đất đai.

- Nó góp phần ổn định các quan hệ xã hội trong lĩnh vực đất đai.

Câu 20: Phân tích mối quan hệ giữa ngành luật đất đai và ngành luật dân sự? Cho ví dụ minh hoạ?

+ Luật ĐĐ: là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật đất dai do nhà nước ban hành nhằm đìeu chỉnh các quan hệ XH phát sinh, trong quá trình quản lý NN về ĐĐ và quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình sử dụng đất  của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhằm mục tiêu sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả. Luật dân sự: là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật điều kiện các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân.

+ Như vậy giữa hai ngành luật này có mối quan hệ đan xen với nhau.

- Chế định quyền sở hữu của hai ngành luật đều được hiến pháp và Bộ luật dân sự ghi nhận, song chế định và quyền sở hữu đối với đất đai lại là một quyền đặc biệt (chỉ nhà nứoc mới có) còn quyền sở hữu về tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự lại chuyển nhượng cho, tặng, một cách tự do (VD: người dân không có người huỷ hoại đất đai nhưng họ lại có quyền tiêu hủy các tài sản khác thuộc sở hữu của mình như xe máy, ô tô, đồ dùng gia đình...).

- Tài sản đất đai khi được NN cho phép chuyển quyền sử dụng từ chủ sử dụng đất này sang SD đất khác thì thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức hợp đồng được quy định trong Bộ luật dân sự, nhưng thi thực hiện các thủ tục chủ SD đất phải tuân theo các quy định của PL đất đai (VD: anh A muốn chuyển nhượng quyền SD cho anh B thì phải lập hồ sơ chuyển nhượng quyền SD đất theo thoả thuận mà 2 bên. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng giữa hai bên phải thực hiện đúng quy định mà PL đất đai về chuyền nhượng quyền SD đất).

- Hai ngành luật DS và luật Đất đai đều có chung phương pháp điều chỉnh là phương pháp  thoả thuận, song mức độ thoả thuận mà ngành luật đất đai áp dụng bị hạn chế bởi ý chí của NN - chủ sử dụng đất chỉ được thoả thuận trong phạm NN cho  phép. Tuy nhiên trên thực tế do sự vận động của nền kinh tế thị trường, một số quan hệ đất đai chuyển dần thành quan hệ dân sự do NN đang dân sự hoá các quan hệ pháp luật đất đai. (VD: hợp đồng chuyển quyền, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, tặng cho quyền sử dụng đất...).


Tham khảo thêm:

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!

No comments:

Post a Comment