01/03/2014
Đề cương ôn tập Luật Dân sự module 1 - Chương 2 - Quan hệ pháp luật Dân sự
Chương 2: Quan hệ pháp luật dân sự

1. KHÁI NIỆM QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

1.1.1 Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS được các qui phạm pháp luật DS tác động tới trên cơ sở chủ thể độc lập về tổ chức và tài sản, bình đẳng về địa vị pháp lí và các quyền, nghĩa vụ của chủ thể được đảm bảo thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước.

1.1.2 Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự

Quan hệ pháp luật DS mang đầy đủ các đặc điểm của một quan hệ pháp luật thông thường. Ngoài ra còn có đặc điểm riêng sau:

- Quan hệ pháp luật dân sự đa dạng về chủ thể tham gia. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” được phép tham gia quan hệ pháp luật và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó

- Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia quan hệ luôn quan tâm đến những lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định

- Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có thể do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định. Khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự tì địa vị pháp lí của chủ thể là có sự bình đẳng.

- Trách nhiệm pháp lí mà các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự phải gánh chịu liên quan đến tài sản.

1.2 Căn cứ  phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

1.2.1 Khái niệm căn cứ  phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

Sự kiện pháp lí trước hết được hiểu là những sự kiện xảy ra trong thực tế và được pháp luật qui định hậu quả pháp lí.

Sự kiện thực tế để làm phát sinh hậu quả pháp lý phải mang tính khách quan. Chỉ những sự kiện thực tế mà sự xuất hiện của nó có ảnh hưởng nhất định đối với đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội mới được pháp luật qui định hậu quả pháp lý.

Hậu quả pháp lý mà pháp luật qui định cho một sự kiện thực tế, có thể là làm phát sinh, có thể làm thay đổi nhưng cũng có thể là làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự. Một sự kiện thực tế có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ pháp luật dân sự khác nhau và ngược lại, một hậu quả pháp lý có thể là kết quả của nhiều sự kiện pháp lý.

Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự là những sự kiện pháp lý do pháp luật qui định mà khi xuất hiện các sự kiện pháp lý đó thì quan hệ pháp luật dân sự có thể được phát sinh, được thay đổi hoặc chấm dứt

1.2.2 Phân loại Căn cứ  phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự

1.2.2.1 Căn cứ vào hậu quả pháp lý

- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật qui định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm phát sinh một quan hệ pháp luật dân sự.

- Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật qui định mà khi xuất hiện những sự kiện đó làm thay đổi một quan hê dân sự nhất định.

- Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự: là những sự kiện thực tế do pháp luật qui định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì làm chấm dứt một quan hệ pháp luật dân sự

1.2.2.2 Căn cứ vào tính ý chí trong quan hệ pháp luật dân sự

- Sự kiện pháp lý phát sinh theo ý chí của chủ thể: chính là các hành vi pháp lý. Hành vi pháp lý là hành vi có ý thức của con người và được pháp luật qui định hậu quả pháp lý. Hành vi pháp lý được chia làm 2 loại:

+ Hành vi pháp lí hợp pháp: là hành vi có ý thức của con người, diễn ra phù hợp với qui định của pháp luật và theo qui định của pháp luật thì hậu quả pháp lý phát sinh. Hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi hợp pháp là hậu quả pháp lý mà các chủ thể luôn mong muốn, đó là các hậu quả pháp lý tích cực, có lợi cho các chủ thể.

+ Hành vi pháp lí bất hợp pháp: là hanh vi có ý thức của con người, diễn ra trái với qui định của pháp luật và theo qui định của pháp luật thì hậu quả pháp lý phát sinh. Hậu quả pháp lý được pháp luật qui định khi có hành vi bất hợp pháp là hậu quả pháp lý tiêu cực, bất lợi đối với chủ thể bị áp dụng.

* Lưu ý: đối với trường hượp hành vi của con người có thể đem lại những hậu quả nhất định, nhưng hành vi đó là hành vi không có ý thức của con người, con người thực hiện hành vi trong vô thức.

- Sự kiện pháp lý phát sinh theo ý chí của nhà nước: là những sự kiện xảy ra trong thực tế, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể nhưng theo qui định của pháp luật thì hậu quả pháp lý phát sinh, gồm các trường hợp:

+ Xử sự pháp lí: được thực hiện bởi hành vi của con người nhưng hành vi đó hướng tới một mục đích nhất định, tuy nhiên theo qui đinh của pháp luật thì hậu quả pháp lý phát sinh, hậu quả pháp ly này nằm ngoài ý thức của chủ thể

+ Sự biến pháp lý: sự xuất hiện và diễn biến của sự vật, hiện tượng hoàn toàn không phụ thuộc vào ý thức của con người, con người không kiểm soát được (ví dụ: mưa, bão …) hoặc sự xuất hiện, diễn biến của sự vật hiện tượng lúc đầu là do hành vi của con người nhưng  ngay sau đó con người không kiểm soát được (sự biến pháp lý tương đối).

+ Thời hạn: có điểm bắt đầu và điểm kết thúc, và khi kết thúc một thời hạn nhất định thì phát sinh hậu quả pháp lý theo qui định của pháp luật.

1.3 Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự
1.3.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Phạm vi chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng, bao gồm: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà nước CHXHCN Việt Nam. Các chủ thể này phải có tư cách chủ thể, được xác định bởi 2 yếu tố:

- Năng lực pháp luật dân sự
- Năng lực hành vi dân sự

Chủ thể của quan hệ pháp luật có thể có năng lực pháp luật mang tính tổng hợp (cá nhân) có thể có năng lực pháp luật mang tính chuyên biệt.

1.3.2 Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là những lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần nhất định mà chủ thể hướng tới.

1.3.2.1 Các lợi ích vật chất

Được thể hiện ở những dạng vật chất cụ thể như: tiền, vật, các giấy tờ có giá, quyền tài sản; lợi ích vật chất còn có thể được biểu hiện dưới dạng quyền của chủ thể trong một quan hệ pháp luật dân sự

1.3.2.2 Các lợi ích tinh thần

- Lợi ích tinh thần gắn với vật chất: đó chính là các lợi ích tinh thần mà chủ thể hướng tới trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả, quan hệ pháp luật về quyền liên quan, quan hệ pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp, quan hệ pháp luật về quyền đối với giống cây trồng.
- Lợi ích tinh thần không gắn với lợi ích vật chất: thể hiện ở các quyền nhân thân được pháp luật qui định cho chủ thể được hưởng các quyền nhân thân này.

1.3.3 Nội dung của các quan hệ pháp luật dân sự

Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự tạo thành nội dung của quan hệ pháp luật dân sự

1.3.3.1 Quyền dân sự

Là cách xử sự mà pháp luật cho phép một chủ thể nhất định được hưởng, thể hiện ở:

- Chủ thể được thực hiện những hành vi nhất định để thỏa mãn quyền do pháp luật qui định, chủ thể thực hiện quyền này trực tiếp hoặc gián tiếp
- Chủ thể được quyền không thực hiện những hành vi nhất định
- Chủ thể được quyền yêu cầu chủ thể khác phải thực hiện hành vi, không thực hiện hành vi vì lợi ích của mình hoặc vì lợi ích của người khác
- Chủ thể được quyền yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị tranh chấp, bị xâm phạm

1.3.3.2 Nghĩa vụ dân sự

Là cách xử sự mà pháp luật buộc một chủ thể nhất định phải thực hiện, thể hiện ở:

- Chủ thể phải thực hiện những hành vi nhất định
- Chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất định

* Lưu ý: Khi chủ thể có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ dân sự thì phải chịu hậu quả pháp lí bất lợi do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra. Hậu quả pháp lí bất lợi mà người có nghĩa vụ phải gánh chịu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình chính là nội dung của trách nhiệm dấn sự

1.4 Các loại quan hệ pháp luật dân sự (có 4 căn cứ phân loại)

1.4.1 Căn cứ vào nhóm quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của LDS

- Quan hệ pháp luật dân sự về tài sản: Là quan hệ pháp luật dân sự luôn gắn liền với tài sản, đó có thể là quan hệ có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể sang chủ thể khác, đó cũng có thể là quan hệ tài sản mà có sự xác định quyền của một chủ thể đối với tài sản.

- Quan hệ pháp luật dân sự về nhân thân: Là quan hệ pháp luật dân sự luôn gắn liền với lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thaanhf có thể liên quan đến tài sả hoặc không

=> Việc phân loại theo căn cứ trên nhằm xác định hậu quả pháp lí cho chủ thế khi có hành vi xâm phạm các quyền của chủ thể trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân

1.4.2 Căn cứ vào tính xác định của chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: là quan hệ pháp luật dân sự mà chủ thể có quyền luôn luôn được xác định, còn chủ thế có nghĩa vụ không được xác định cụ thế mà được hiểu là ngoài chủ thể mang quyền thì các chủ thể khác phai co nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ thể mang quyền. Thuộc về quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối là quan hệ pháp luật về sở hữu, quan hệ pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ pháp luật dân sự mà chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ luôn luôn được xác đinh cụ thể. Tương ứng với chủ thể mang quyền là chủ thể mang nghĩa vụ và ngược lại. Thuộc về quan hệ pháp luật dân sự tương đối là quan hệ pháp luật về nghĩa vụ và hợp đồng, quan hệ pháp luật về chuyển quyền sự dụng đất

=> Việc phân loại theo căn cứ trên có ý nghĩa trong việc xác định quyền của chủ thể cũng như xác định các hành vi xâm phạm quyền.

1.4.3 Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền để thỏa mãn quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

- Quan hệ pháp luật dân sự vật quyền: là  quan hệ pháp luật dân sự mà chủ thể mang quyền để thỏa mãn quyền của mình sẽ thực hiện hành vi để tác động vào đối tượng.

- Quan hệ pháp luật dân sự trái quyền: là quan hệ pháp luật dân sự mà chủ thể mang quyền thỏa mãn quyền của mình thông qua hành vi của người khác.

=>  Việc phân loại theo căn cứ trên có ý nghĩa trong việc xác định hậu quả pháp lý của hành vi xân phạm quyền của chủ thể

1.4.4 Căn cứ vào sự có đi có lại vệ lợi ích vật chất giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự

- Quan hệ pháp luật dân sự có sự đền bù: là quan hệ pháp luật dân sự mà tất cả các bên trong quan hệ pháp luật đều được hưởng những lợi ích nhất định.

- Quan hệ pháp luật dân sự không có đền bù là quan hệ pháp luật dân sự mà chỉ một bên trong quan hệ pháp luật dân sự được nhận một lợi ích vật chất từ phía chủ thể khác mà mình không phải hoàn lại một lợi ích vật chất tương ứng

2. CÁC LOẠI CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

2.1 Cá  nhân

Cá nhân là chủ thể thường xuyên, quan trọng, chủ yếu và phổ biến của quan hệ pháp luật dân sự. Có thể nói cá nhân tham gia vào tất cả  các quan hệ pháp luật dân sự, ngay cả các quan hệ pháp luật dân sự mà pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình tham gia thì cũng phải thông qua hành vi của cá nhân.

2.1.1 Năng lực chủ thể cuả cá nhân

2.1.1.1 Năng lực pháp luật dân sự

* Khái niệm và đặc điểm:

Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự. Khả năng đó chỉ có thể trở thành hiện thực thông qua năng lực hành vi dân sự của cá nhân.

Đặc điểm:

- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân do nhà nước qui định cho cá nhân trong các văn bản qui phạm pháp luật dân sự.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có tính lịch sử, phụ thuộc vào chế độ chính trị, bản chất nhà nước.
- Năng lực pháp luật của cá nhân là bình đẳng
- Năng lực pháp luật của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ trường hợp do pháp luật qui định.

* Hạn chế năng lực pháp luật dân sự đối với cá nhân: chỉ mang tính tạm thời, được áo dụng đối với một số chủ thể nhất định, trong một số giai đoạn nhất định và ở một số địa bàn nhất định.

* Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết

* Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân: là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ dân sự mà pháp luật qui định cho một cá nhân

- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.

2.1.1.2 Năng lực hành vi dân sự

* Khái niệm và đặc điểm:

Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự

Đặc điểm:

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân do nhà nước qui định dựa trên sự phát triển về độ tuổi cũng như khả năng nhân thức và làm chủ hành vi của cá nhân
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là không bình đẳng, cá nhân khác nhau có năng lực hành vi khác nhau do pháp luật qui định dựa trên độ tuổi, sự phát triển tâm lý, nhận thức
- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân chỉ có khi cá nhân đến một độ tuổi nhất định và có thể bị mất hoặc bị hạn chế khi còn sống

* Các mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân:

- Năng lực hành vi dân sự đầy đủ: cá nhân từ 18 tuổi trở lên, không bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, không bị tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ có toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự và có nghĩa vụ thực hiện các giao dịch dân sự mà mình xác lập. Ngoài ra nếu người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Năng lực hành vi dân sự một phần: là những người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi. Lưu ý:

+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm mục đích phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi. Nếu cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi tham gia các giao dịch dân sự mà có giá trị lớn, không được sự đồng ý của đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu.
+ Trường hợp người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi cso tài sản riêng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác

- Không có năng lực hành vi dân sự: là người chưa đủ 6 tuổi.

* Mất năng lực hành vi dân sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự

a. Mất năng lực hành vi dân sự.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định:    Tòa án nhân dân

Đối tượng bị áp dụng: Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (phải có kết luận của tổ chức giám định về việc cá nhân đó không nhận thức làm chủ được hành vi)

Người có quyền yêu cầu: Người có quyền, lợi ích liên quan

Người đại diện: Người đại diện (xác định theo quan hệ giám hộ) toàn quyền trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người mất năng lực hành vi dân sự

Tình trạng pháp lý: Đưa người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự về tình trạng pháp lí giống người chưa đủ 6 tuổi

b. Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định: Tòa án nhân dân

Đối tượng bị áp dụng: Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn dến phá tán tài sản của gia đình

Người có quyền yêu cầu: Người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan,

Người đại diện: Người đại diện, phạm vi đại diện do tòa án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày

Tình trạng pháp lý: Đưa người bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự về tình trạng pháp lí giống người từ đủ 6 tuổi đến dưới 15 tuổi.

2.1.2 Tuyên bố mất tích, tuyên bố chết

2.1.2.1 Thông báo tìm kiếm người vắng mặt và quản lý tài sản của người vắng mặt

Trước khi yêu cầu tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích, hoặc đã chết, những người có quyền và lợi ích liên quan có thể yêu cầu tòa án ra thông báo tìm người vắng mặt tại nơi cư trú theo qui định của pháp luật dân sự; Đồng thời yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản  của người vắng mặt.

Người quản lý tài sản của người vắng mặt được xác định như sau:

- Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý.
- Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý
- Đối với tà sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ haowcj chồng tiếp tục quản lý, nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con  đã thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý

Quyền, nghĩa vụ của người quản lý tài sản:

- Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình
- Bán ngay tài sản và hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng
- Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của tòa án
- Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và thông báo cho tòa án biết, nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại phải bồi thường

Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú có các quyền sau:

- Quản lý tài sản của người vắng mặt
- Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn của người vắng mặt
- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản

2.1.2.2 Tuyên bố mất tích

* Điều kiện của việc tuyên bố cá nhân mất tích:

- Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu tòa án tuyên bố cá nhân đó mất tích
- Đã áp dụng đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm người vắng mặt theo qui định của pháp luật tố tụng dân sự đối với người bị yêu cầu tuyên bố mất tích
- Thời gian biệt tích hai năm liền trở lên, khoảng thời gian này phải liên tục, không gián đoạn. Nếu gián đoạn phải được xác định lại từ đầu

* Hậu quả của việc tuyên bố cá nhân mất tích:

- Về tư cách chủ thể: Khi tòa án ra quyết định tuyên bố mất tích, tạm thời tư cách chủ thể của người đó bị dừng lại
- Quan hệ nhân thân: Các quan hệ nhân thân tạm dừng. Trường hợp vợ hoặc chồng của người tuyên bố mất tích xin ly hôn thì tòa án giải quyết cho li hôn
- Quan hệ tài sản: Tài sản của người bị tuyên bố mất tích sẽ do người đang quản lý tiếp tục quản lý

* Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố cá nhân mất tích và hậu quả của sự hủy bỏ:

- Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan tòa ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
- Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố mất tích được khôi phục lại tình trạng ban đầu
- Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý

2.1.2.3 Tuyên bố chết

* Điều kiện của việc tuyên bố một cá nhân là đã chết:

- Sau ba năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của tòa án có hiệu lực mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống
- Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống.
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau một năm kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt, vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
- Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. Cách tính thời gian biệt tích giống như tính thời gian biệt tích trong trường hợp tuyên bố mất tích
- Quyết định tuyên bố chết sẽ chấm dứt tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết, tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết căn cứ vào từng trường hợp cụ thể trên

* Hậu quả của quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết:

- Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố là đã chết: chấm dứt hoàn toàn
- Quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ về nhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết
- Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài sản của người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

* Quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một cá nhân là đã chết và hậu quả của sự hủy bỏ đó:

- Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó, tòa  hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết.
- Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố là đã chết được trở lại tình trạng ban đầu như khi họ còn sống
- Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết. Cần lưu ý:

+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được tòa án cho lý hôn thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. Nếu người bị tuyên bố là đã chết trở về, mà muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng đối với vợ hoặc chồng được tòa án cho ly hôn sẽ phải làm thủ tục đăng ký kết hôn theo qui định của pháp luật
+ Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật

- Quan hệ tài sản: Người bị tuyên bố là đã chết mà còn sống có quyền yêu cầu những người đã nhận tài sản thừa kế trả lại tài sản, giá trị tài sản hiện còn

2.1.3 Nơi cư trú của cá nhân

Cá nhân có quyền tự do cư trú theo qui định cuả pháp luật, nơi cư trú của cá nhân được xác định như sau:

- Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. “Nơi” ở đây được định là chỗ ở hợp pháp của cá nhân. Nơi cư trú của cá nhân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân căn cứ vào nơi thường xuyên sinh sống, thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống

Xác định nơi cư trú của cá nhân có ý nghĩa pháp lý sau đây:

- Nơi cư trú là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước với tư cách là công dân
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi cá nhân cư trú đăng ký và lưu trữ các giấy tờ về hộ tịch đối với cá nhân
- Nơi cư trú là nơi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền tống đoạt các giấy tờ có liên quan đến cá nhân
- Xác định địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ mà cá nhân tham gia trong trường hợp các bên trong quan hệ nghĩa vụ không thỏa thuận về địa điểm này và đối tượng của nghĩa vụ là động sản
- Nơi cư trú là căn cứ để tòa án ra quyết định tuyên bố một cá nhân là mất tích hoặc đã chết
- Nơi cư trú được xác định là địa điểm mở thừa kế khi cá nhân chết
- Nơi cư trú còn có ý nghĩa trong việc xác định thẩm quyền của tòa án trong giải quyết tranh chấp dân sự trong một số trường hợp nhất định

2.1.4 Giám hộ

2.1.4.1 Khái niệm, ý nghĩa giám hộ

Giám hộ là việc cá nhân, tổ chức (sau đây gọi chung là người giám hộ) được pháp luật qui định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự ( sau đây gọi chung là người được giám hộ)

2.1.4.2 Người được giám hộ

- Người chưa thành niên không còn cha mẹ, không xác định được cha mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu cha mẹ có yêu cầu. Người chưa thành niên dưới 15 tuổi bắt buộc phải có người giám hộ, người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không nhất thiết phải có người giám hộ
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Một người có thể giám hộ cho nhiều người, nhưng một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp giám hộ là cha, mẹ hoặc ông, bà.

2.1.4.3 Người giám hộ

* Người giám hộ là cá nhân, tổ chức:

- Xác định quan hệ giám hộ đương nhiên đối với cá nhân: là những người thân thiết, gần gũi nhất đối với cá nhân được xác định theo quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống tùy trường hợp cụ thể
- Xác định quan hệ giám hộ cử: Nếu không có người giám hộ đương nhiên thì cá nhân có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật có thể được cử để giám hộ cho người được giám hộ.

* Cá nhân có đủ các điều kiện sau có thể làm người giám hộ:

- Có đủ năng lực hành vi dân sựu
- Có tư cách đạo đức tốt, không phải là người đang truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác
- Có điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện việc giám hộ: về thời gian, vật chất, sức khỏe

2.1.4.4 Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ

* Nghĩa vụ:

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự
- Quản lý tài sản của người được giám hộ
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ
- Người được giám hộ dưới 15 tuổi thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc giáo dục người được giám hộ
- Người được giám hộ là người mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ có nghĩa vụ chăm sóc bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ

* Quyền:

- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ  dùng cho những nhu cầu cần thiết cảu người được giám hộ.
- Được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ
- Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

2.1.4.5 Thay đổi và chấm dứt việc giám hộ

* Thay đổi giám hộ:
- Khi người giám hộ không còn thỏa mãn các điều kiện do pháp luật qui định
- Khi  người khác có điều kiện tốt hơn đảm nhận việc giám hộ
- Việc thay đổi phải được lập thành văn bản

* Chấm dứt giám hộ:

- Giám hộ chấm dứt trong các trường hợp:

+ Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
+ Người được giám hộ chết
+ Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình
+ Người được giám hộ được nhận làm con nuôi

- Hậu quả của việc chấm dứt giám hộ:

+ Trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha mẹ của người được giám hộ
+ Trong trường hợp người được giám hộ chết thì thanh toán tài sản với người thừa kế của người được giám hộ

- Việc thanh toán tài sản được thực hiện với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.

- Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ mà do người giám hộ thực hiện sẽ chuyển cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc chuyển cho cha mẹ của người được giám hộ, hoặc chuyển cho người thừa kế của người được giám hộ.

2.2 Pháp nhân

2.2. Khái niệm và điều kiện của pháp nhân

2.2.1.1 Khái niệm pháp nhân

Khái niệm: Pháp nhân là một tổ chức thỏa mãn đầy đủ các điều kiện do pháp luật qui định, khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự sẽ có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quan hệ dân sự mà mình tham gia

2.2.1.2 Điều kiện của pháp nhân

* Điều kiện thứ nhất: Pháp nhân phải là một tổ chức và tổ chức đó phải được thành lập hợp pháp

- Pháp nhân có thể được thành lập hợp pháp theo qui định của pháp luật Việt Nam, theo trình tự mệnh lệnh, trình tự đăng kí, công nhận và trình tự cho phép
- Các tổ chức quốc tế được nhà nước Việt Nam công nhận

* Điều kiện thứ hai: Tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ

- Đối với pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì cơ cấu tổ chức của pháp nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định hoặc người có thẩm quyền của  cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định
- Đối với pháp nhân được thành lập theo trình tự khác thì cơ cấu tổ chức của pháp nhân sẽ do các pháp nhân đó quyết định trên cơ sở qui mô, lĩnh vực hoạt động

 Ý nghĩa:

+ Xác định nội dung hoạt động
+ Sự phối kết hợp giữa các bộ phận của pháp nhân còn là cơ sở để xác định quan hệ của pháp nhân với các chủ thể khác trong giao dịch dân sự
+ Cơ cấu tổ chức của pháp nhân khác nhau tùy từng loại hình pháp nhân

* Điều kiện thứ ba: Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

- Tính độc lập về tài sản được thể hiện: tài sản cảu pháp nhân là một khối thống nhất mà pháp nhân có quyền quyết định các nội dung liên quan đến tài sản đó nhưng đồng thời tài sản đó lại là sự tách biệt rõ ràng, độc lập với tài sản của cá nhân, tổ chức
- Tính độc lập về tài sản của cá nhân được hiểu là:

+ Đối với các cá nhân được thành lập theo sáng kiến của các thành viên, các thành viên góp vốn … thì tài sản của pháp nhân phải độc lập với tài sản của các thành viên của pháp nhân
+ Đối với pháp nhân hoạt động trong một số lĩnh vực về quản lý nhà nước, hoạt động lực lượng vũ trang .. thì tài sản của pháp nhân được ngân sách nhà nước cấp, do đó tài sản của pháp nhân này phải độc lập với tài sản của cơ quan cấp trên của pháp nhân, độc lập với các tổ chức, cá nhân khác ..

- Pháp nhân dũng tài sản của mình để chịu trách nhiệm dân sự cho các quan hệ mà pháp nhân tham gia  trách nhiệm dân sựu của pháp nhân là trách nhiệm dân sự hữu hạn ( một tổ chức mà phải chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì tổ chức đó không có tư cách pháp nhân)

* Điều kiện thứ tư: Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

- Khi tham gia các quan hệ pháp luật, pháp nhân độc lập trong việc hưởng quyền và độc lập trong việc gánh chịu các nghĩa vụ, tự chịu trách nhiệm trong các quan hệ mình tham gia. 
- Nhưng không phải pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ một cách độc lập có nghĩa là pháp nhân được quyền tham gia vào bất cứ quan hệ nào

 Tóm lại: Các điều kiện của pháp nhân là một thể thống nhất, một tổ chức muốn được coi là có tư cách pháp nhân phải thỏa mãn tất cả các điều kiện này, trên cơ sở đó pháp nhân mới có thể là chủ thể tham gia một quan hệ pháp luật cụ thể.

2.2.2 Năng lực chủ thể của pháp nhân

Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.

Năng lực pháp luật mới chỉ là khả năng để pháp nhân có thể có các quyền dân sự và các nghĩa vụ dân sự. Chỉ khi nào bằng hành vi của pháp nhân tham gia các quan  hệ pháp luật dân sự cụ thể phù hợp với mục đích, hoạt động của pháp nhân thì những khả năng pháp luật cho phép pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự mới thành hiện thực

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của pháp nhân xuất hiện đồng thời khi pháp nhân được thành lập.

Năng lực pháp luật của pháp nhân có tính chuyên biệt, các pháp nhân khác nhau có nội dung năng lực pháp luật dân sự khác nhau, điều đó phụ thuộc vào mục đích hoạt động của pháp nhân.

Năng lực pháp luật của pháp nhân phát sinh và chấm dứt tương ứng với thời điểm thành lập và chấm dứt pháp nhân

2.2.3 Hoạt động và trách nhiệm dân sự của pháp nhân

2.2.3.1 Một số yếu tố đảm bảo cho việc thành lập, tồn tại và hoạt động của pháp nhân

* Tên gọi của pháp nhân:

- Phải bằng tiếng Việt, thể hiện rõ loại hình tổ chức của pháp nhân và phân biệt với pháp nhân khác trong cùng một lĩnh vực hoạt động
- Pháp nhân có quyền và nghĩa vụ sử dụng tên gọi của mình trong giao dịch.
- Nếu pháp nhân thay đổi tên họ trong thời gian hoạt động phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

* Điều lệ của pháp luật:

- Điều lệ của pháp nhân là văn bản pháp lý ghi nhận những nội dung cơ bản liên quan đến hoạt động, điều hành của pháp nhân
- Những nội dung trong điều lệ của pháp nhân không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội
- Điều lệ của pháp nhân có những nội dung chủ yếu sau:

+ Tên gọi của pháp nhân
+ Mục đích và phạm vi hoạt động
+ Trụ sở
+ Vốn điều lệ
+ Cơ cấu tổ chức
+ Quyền và nghĩa vụ của các thành viên
+ Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ
+ Điều kiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể pháp nhân

* Cơ quan điều hành của pháp nhân

- Sau khi pháp nhân được thành lập, hoạt động của pháp nhân phải được duy trì thông qua một cơ quan đầu não của pháp nhân, đó chính là cơ quan điều hành
- Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được qui định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.

* Trụ sở của pháp nhân:

- Trụ sở của pháp nhân là nơi đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Pháp nhân bắt buộc phải có trụ sở, trụ sở chủ yếu của pháp nhân là yếu tố không thể thiếu, tạo thành tính hợp lệ của hồ sơ lập thành pháp nhân
- Nơi pháp nhân đặt trụ sở thông thường sẽ là nơi tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu pháp nhân là bị đơn. Địa chỉ liên lậc của pháp nhân là địa chỉ trụ sở của pháp nhân. Ngoài trụ sở của pháp nhân, pháp nhân có thể chọn nơi khác làm địa chỉ liên lạc.

* Văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân

- Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó.
- Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền
- Pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do văn phòng đại diện, chi nhánh xác lập, thực hiện và phải chịu trách nhiệm dân sự về các hành vi của văn phòng đại diện, chi nhánh của pháp nhân.

2.2.3.2 Hoạt động và trách nhiệm dân sự của pháp nhân

* Đối với người đại diện của pháp nhân:

- Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật, được qui đinh trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân
- Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân

* Đối với thành viên pháp nhân

- Thành viên pháp nhân có thể là người được tuyển dụng để làm một công việc nhất định theo chế độ tuyển dụng cán bộ công chức hoặc theo chế độ hợp đồng lao động
- Thành viên pháp nhân thực hiện hành vi được pháp nhân giao cho, do đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

2.2.4 Thành lập và chấm dứt pháp nhân

2.2.4.1 Thành lập pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân tổ chức, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm  quyền. Như vậy, pháp nhân được thành lập theo trình tự sau:

- Trình tự hành chính: pháp nhân được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trình tự cho phép: Các cá nhân, tổ chức có sáng kiến thành lập pháp nhân sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết cho việc thành lập và đăng kí hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Pháp nhân được thành lập trên cơ sở pháp nhân ban đầu, đó chính là trường hợp tách pháp nhân

2.2.4.2 Chấm dứt pháp nhân

Pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Pháp nhân có thẩm chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hợp nhất pháp nhân: chỉ được tiến hành đối với pháp nhân cùng loại. Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt, các quyền và nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới. (A+B=C)
- Sáp nhập pháp nhân: không tạo thành pháp nhân mới mà chỉ là chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân, pháp nhân chấm dứt tồn tại mang danh của một pháp nhân đã tồn tại. Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt, các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập, chuyển giao cho pháp nhân sáp nhân
- Chia pháp nhân: sẽ tạo ra hai hay nhiều pháp nhân trên cơ sở pháp nhân ban đầu (C = A + B). Sauk hi chia, pháp nhân bị chấm dứt, quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân bị chia được chuyển giao cho pháp nhân mới.
- Giải thể pháp nhân: là sự chấm dứt sự tồn tại của một pháp nhân mà không tạo ra hay duy trì sự tồn tại của một pháp nhân nào. Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản. Pháp nhân có thể bị giải thể trong các trường hợp sau:

+ Theo qui định của điều lệ
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo qui định của pháp luật về phá sản. Qui định của pháp luật về phá sản không được áp dụng đối với các pháp nhân là doanh nghiệp, hợp tác xã khi không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và doanh nghiệp, hợp tác xã đó bị coi là lâm vào tình trạng phá sản.

2.2.5 Các loại pháp nhân

* Pháp nhân là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân được thành lập theo trình tự mệnh lệnh. Nhà nước giao tài sản để thực hiện chức năng quản lý nhà nước và thực hiện các chức năng khác mà không nhằm mục đích kinh doanh, là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
* Pháp nhân là tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội: tài sản của tổ chức này có thể có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, có thể do các thành viên đóng góp hoặc nguồn khác phù hợp với qui định của pháp luật sẽ không thể phân chia cho các thành viên và sẽ được dùng để chịu trách nhiệm dân sự.
* Pháp nhân là tổ chức kinh tế: Các tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ điều kiện theo qui định của pháp luật. Pháp nhân là tổ chức kinh tế phải có điều lẹ và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3 Hộ gia đình

2.3.1 Khái niệm và điều kiện xác định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự

Khái niệm: hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong quan sản xuất nông, lâm ,ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật qui đinh là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này

Điều kiện xác định hộ gia đình là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự:

- Thành viên của hộ gia đình tối thiểu từ hai người trở lên
- Các thành viên phải có mối quan hệ ràng buộc nhất định và phải có chung hộ khẩu
- Các thành viên có tài sản chung và tài sản chung này được dùng để hoạt động kinh tế chung trong các quan hệ pháp luật dân sự, mà pháp luật cho phép hộ gia đình được tham gia. Tài sản này có thể là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần

2.3.2 Năng lực chủ thể và trách nhiệm dân sự của hộ gia đình

2.3.2.1 Năng lực chủ thể của hộ gia định

Năng lực pháp luật dân sự của hộ gia đình tồn tại và chấm dứt song song với sự tồn tại và chấm dứt năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình

- Năng lực pháp luật của hộ gia đình có tính chất chuyên biết
- Năng lực hành vi dân sự của hộ gia đình: việc tham gia các quan hệ dân sự để đem lại quyền và nghĩa vụ cho hộ gia đình được thực hiện thông qua hành vi của chủ hộ hoặc các thành viên khác của hộ gia đình.

Chủ hộ là đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi ích chung của hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho các thành viên khác đã thành niên làm đại diện trong quan hệ dân sự, nhưng lưu ý:

- Việc ủy quyền phải tuân theo qui định của pháp luật
- Các thành viên của hộ gia đình có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình

2.3.2.2 Trách nhiệm dân sự của hộ gia đinh

Nếu hộ gia đình vi phạm các nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự về hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự của mình.

Việc chịu trách nhiệm của hộ gia đình được thực hiện theo trình tự:

- Tài sản chung của hộ dùng để chịu trách nhiệm dân sự
- Nếu tài sản chung không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình

 Trách nhiệm dân sự của hộ gia đình là loại trách nhiệm dân sự vô hạn

2.4 Tổ hợp tác

2.4.1 Khái niệm và điều kiện của tổ hợp tác

Khái niệm: Tổ hợp tác là sự thỏa thuận liên kết giữa các cá nhân theo qui định của pháp luật dân sự để tham gia các quan hệ dân sự theo sự thỏa thuận liên kết đó.

Tổ hợp tác là chủ thể không thường xuyên của quan hệ pháp luật dân sự, được giới hạn bởi hợp đồng hợp tác mà các thành viên của tổ hợp tác thỏa thuận nội dung công việc hợp tác

Để trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, tổ hợp tác phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Số lượng thành viên của tổ hợp tác tối thiểu phải từ ba cá nhân trở lên, các cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Các cá nhân phải cùng nhau thỏa thuận về những nội dung cụ thể của việc hợp tác
- Sự thỏa thuận của các cá nhân phải được thể hiện ở hợp đồng hợp tác và hợp đồng này phải có chứng thực của UBND cấp xã, phường, thị trấn

 Nhìn chung qui mô của tổ hợp tác còn nhỏ hẹp, cơ cấu tổ chức còn đơn gián

2.4.2 Thành lập và chấm dứt tổ hợp tác

2.4.2.1 Thành lập tổ hợp tác

Tổ hợp tác được thành lập theo sáng kiến của các tổ viên. Cá nhân buộc phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Mỗi tổ hợp tác chỉ có thể được hình thành nếu có ít nhất 3 tổ viên trở lên và mỗi cá nhân có thể là thành viên của nhiều tổ hợp tác

Các thành viên của tổ hợp tác cùng nhau thỏa thuận về hợp đồng hợp tác nhưng bắt buộc phải có các nội dung sau:

- Mục đích, thời hạn hợp đồng hợp tác
- Họ tên, nơi cư trú, chữ ký của tổ trưởng và các tổ viên
- Tài sản đống góp (nếu có), phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức giữa các tổ viên
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ viên, của tổ trưởng, ban điều hành (nếu có)
- Điều kiện kết nạp tổ viên mới và tổ viên ra khỏi tổ hợp tác
- Điều kiện chấm dứt tổ hợp tác

Sau khi hợp đồng hợp tác được haofn thành, các tổ viên của tổ hợp tác phải gửi ít nhất hai bản hợp đồng tới UBND cấp xã, phường, thị trấn. UBND chứng thực vào hợp đồng hợp tác có nội dung phù hợp với qui định của pháp luật trong thời gian không quá 5 ngày kể từ ngày nhận hợp đồng

2.4.2.2 Chấm dứt tổ hợp tác

Tổ hợp tác có thể chấm dứt sự tồn tại của mình nếu xuất hiện một trong các căn cứ do pháp luật qui định, trong các trường hợp sau:

- Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác
- Mục đích của việc hợp tác đã đạt đc
- Các tổ viên thỏa thuận chấm dứt tổ hợp tác
- Tổ hợp tác chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật qui định

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải thông báo bằng văn bản về chấm dứt hoạt động của mình cho UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đã chứng thực hợp đồng hợp tác

Tổ hợp tác chấm dứt tư cách chủ thể khi chấm dứt hoạt động. Nếu tài sản chung của tổ hợp tác không đủ thanh toán các khoản nợ thì lấy tài sản riêng của tổ viên để thanh toán theo nguyên tắc trách nhiệm liên đới tương ứng với phần đóng góp bằng tài sản riêng của mình.

2.4.3 Năng lực chủ thể, hoạt động và trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác

2.4.3.1 Năng lực chủ thể của tổ hợp tác

Tổ hợp tác là chủ thể chuyên biệt, tính chuyên biệt được xác định bởi hợp đồng hợp tác được kí giữa các tổ viên. Năng lực chủ thể của tổ hợp tác là năng lực hạn chế, tức là tổ hợp tác không tham gia toàn bộ các quan hệ pháp luật dân sự.

Cơ sở hình thành tổ hợp tác là dựa trên sự thỏa thuận của các tổ viên của tổ hợp tác, sự thỏa thuận này không được vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội.

Tổ hợp tác lựa chọn ngành nghề sản xuất kinh doanh mà pháp luật khôn cấm, hoạt động không giới hạn theo phạm vi hành chính địa phương nơi tổ hợp tác chứng thực hợp đồng hợp tác.

Năng lực chủ thể của tổ hợp tác gắn liền với tổ hợp tác trong suốt quá trình tồn tại của tổ hợp tác. Nếu tổ hợp tác chấm dứt sự tồn tại thì năng lực chủ thể của tổ hợp tác cung chấm dứt.

2.4.3.2 Hoạt động của tổ hợp tác

Hoạt động của tổ hợp tác được tiến hành thông qua hành vi của tổ trưởng tổ hợp tác và hành vi của tổ viên tổ hợp tác.

- Tổ trưởng tổ hợp tác là người đại diện theo pháp luật của tổ hợp tác, có thể ủy quyền cho thành viên ban điều hành hoặc tổ viên thực hiện một số công việc nhất định theo qui định của pháp luật về ủy quyền.

Các giao dịch vì lợi ích chung của tổ hợp tác vẫn phải được sự đồng ý của đa số các tổ viên tổ hợp tác mới làm phát sinh nghĩa vụ của tổ hợp tác

- Ngoài việc trực tiếp đại diện cho tổ hợp tác trong các giao dịch dân sự, tổ trưởng tổ hợp tác có thể ủy quyền cho tổ viên thực hiện một số công việc nhất định cho tổ

2.4.3.3 Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác

Nếu tổ hợp tác vi phạm thì phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình trước các chủ thể vị vi phạm. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh tổ hợp tác. Trách nhiệm dân sự của tổ hợp tác là trách nhiệm ,dân sự liên đới, vô hạn.

2.5 Nhà nước CHXHCN Việt Nam – Chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự

Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật dân sự và tham gia các quan hệ dân sự sau:

- Đối với quan hệ pháp luật về sở hữu: Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân, có quyền sở hữu đối với đất đai và những tài sản quan trọng khác.
- Đối với quan hệ hợp đồng, nhà nước có thể tham gia các quan hệ hợp đồng cụ thể thông qua các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các hợp đồng có ý nghĩa  lớn đối với đời sống kinh tế xã hội của đất nước
- Nhà nước tham gia vào quan hệ thừa kế theo di chúc, sở hữu di sản không có người thừa kế.




No comments:

Post a Comment