19/05/2014
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 4
Câu 31. Kiểm soát XH là gì? nêu các loại KSXH? Vai trò của KSXH đối với đời sống XH?

a. Khái niệm:

Là cơ chế điều chỉnh hành vi của con người theo các chuẩn mực XH.

Nội dung:

- Phải xác lập hệ thống các chuẩn mực XH, các quy tắc XH cùng cá chế tài để thực hiện chúng.

- Phải xác lập các chế tài để thực thi các chuẩn mực XH. Có hai loại chế tài: Tích cực và tiêu cực.

Tích cực: là những hình thức khen thưởng bằng tiền, tăng lương, thăng chức hay tiuên dương.

Tiêu cực: là những hình phạt tuỳ theo mức độ thì chế tài khác nhau (cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền, giáng chức…

Tiến hành điều chiỏnh hành vi của con người thông qua cơ quan tyhực hiện chức năng kiểm soát chuyên biệt như: thanh tra, Toà án, Viện kiểm sát…

Thông qua thoả thuận xã hội: sự bình phẩm, đánh giá khen chê…


b. Phân loại:

+ Chia theo biện pháp điều chỉnh hành vi thì có kiểm soát cưỡng chế và kiểm soát tự nguyện.

- KS cưỡng chế là loại K/s nhờ sức mạnh quyền lực, mệnh lệnh bắt buộc cá nhân bị k/s phải phục tùng những chuẩn mưc đã được quy tắc hoá.

- K/s tự nguyện: giáo dục, thuyết phục

+ Căn cứ vào hệ thống chuẩn mực có kiểm soát chính thức và không chính thức.

- KS chính thức: là ks dựa trên những quy định, quy phạm luật lệ và phải tuân theo một cách nghiêm ngặt.

- KS không chính thức: dựa vào những quy định, luật lệ không thành văn.

+ Căn cứ vào kế hoạch k/s có k/s có hoạch định và k/s không có hoạch định

- K/s có hoạch định: là K/s theo những kế hoạch định trước, xác định rõ chủ thể, khách thể, nộ dung, hình thức cũng như biện pháp xử lý. Chủ thể của k/s này là cảnh sát, viện KS, toà án, nhà giam, trại cải tạo …

- K/s không có hoạch định là; không theo một kế hoạch định trước nào.

+ Căn cứ vào công cụ KS có KS thết chế XH và dư luận XH.


Câu 32. Trình bày khái niệm văn hoá? Cấu trúc của văn hoá? Phân loại văn hoá?

a. Khái niệm:

Có trên 200 định nghĩa về VH. ĐN chung nhất là:

VH là tổng thể nói chung những giá trị VC, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử.

+ Giáo dục học: VH là trình độ học vấn

+ Khảo cổ học: VH là những di chỉ

+ Dân tộc học: VH là cách bài trí

+ VHNT: VH là hoạt động giải trí

Theo cách hiểu của XHH thì:

Văn hoá là hệ thống các giá trị, chân lý, chuẩn mực và mục tiêu mà con người cùng thống nhất với nhau trong một quá trình tương tác và trải  qua thời gian, VH là phương tiện ứng xử của con người. Nó phản ánh các nét truyền thống của các cá nhân trong XH đói với mỗi thành viên trong cộng dồng, cá nhân đó phải học tập những gía trị chuẩn mực mà cá nhân đã sống trong cộng đồng.

VH là sản phẩm sáng tạo của con người, chỉ có trong XH loài người. VH là để đáp ứng nhu cầu nhất định của con người.

 b. Các tổ chức của VH (cấu trúc)

+ Nét văn hoá: Là đơn vị biểu đạt nhỏ nhất của VH được biểu hiênh qua một ý chí, một điệu bộ, một lời nói, một biểu tượng hay một quy tắc ứng xử, giao tiếp nào đó.

+ Phức hợp XH: Là tập hợp cá nét văn hoá có liên quan mật thiết với nhau để nó biểu đạt 1 đơn vị VH lớn hơn.

+ Thiết chế XH: Là các quy định liên quan đến hoạt động VHNT, nó có nhiệm vụ điều tiết một hoạt động hoặc thực hiện một chức năng của XH.

+ Tiểu văn hoá: Là mô hình VH của những nhóm người, những tập đoàn người  gần gũi với nền VH chung của XH nhưng nó mang những nnét đặc thù riêng của nhóm.

+ Phản văn hoá: là khái niệm để chỉ VH của một bộ phận người phủ nhận những giá trị chuẩn mực chung của XH.

+ Văn hoá chung: Là nền VH lớn nhất cho con người sống trong cùng một lãnh thổ, quốc gia. VH chung chính là nền VH nhân loại, con người cùng chia sẻ và thống nhất với nhau về những giá trị, chuẩn mực XH.

c. Cơ cấu văn hoá.

+ Giá trị XH: GTXH là tất cả những cái mà qua quá trình tương tác, cá nhân thoả thuận với nhau cho rằng đó là cái đáng có, đáng vươn tới, đáng mong muốn đáng đạt được thì đó là GTXH. VD: tự do, bình đẳng, đoàn kết, chung thuỷ, hồ bình, nghề nghiệp, địa vị … GTXH được coi là hạt nhân của 1 nền VH vì nó tham gia vào bất kì 1 đánh giá nào của XH về các hiện tượng, sự vật của đời sống XH nói chung và của cá nhân nói riêng. Có 2 loại GTXH:

* GT tích cực: tạo ra liên kết XH, giữa các cá nhân, các nhóm, cộng đồng XH, chia sẻ tôn trọng nhau.

* GT tiêu cực; Phá huỷ các GTXH

Như vậy, pjhần lớn các GTXH được con người tiếp nhận từ khi còn nhỏ tuổi, thông qua gia đình, nhà trường, qua phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các nguồn khác nhau trong XH, những gía trị này trở thành 1 phần nhân cách của con người.

+ Mục tiêu XH: Là cái đích để cá nhân, nhóm XH theo đuổi mục tiêu. chịu ảnh hưởng của giá trị. Không có giá trị thì không có mục tiêu. GT luôn gắn với MT nhưng cũng có sự khác nhau, GT là nhằm vào 1 cái gì đó nặng về mục đích, tư tưởng, có hướng dẫn, còn MT thì rất cụ thể. VD: trong KD, GT là lãi, còn MT là tỉ lệ % cao hay thấp. Các tổ chức XH tồn tại được là do có sự tương tác giữa các  thành viên khi cùng nhau chia sẻ những MT và giá trị chung bảo đảm sự tồn tại của các tổ chức XH.

+ Chuẩn mực XH: CMXH là tổng số những yêu cầu, mong đợi, quy tắc XH được ghi lại bằng lời hay biểu tượng cho hướng cơ bản của mọi hành động, của thành viên trong XH. CMXH là những quy định, là cái cho ta biết phải hành động như thế nào trong một tình huống XH. CMXH có 2 mặt: Khách quan và chủ quan.

- KQ: là những tín hiệu điều chỉnh của XH.

- CQ: là sự chi phối ý thức, tình cảm của con người, tạo ra tính tự giác, tự thực hiện từ bên trong mỗi con người, trong môi trường VH

GTXH là những quan niệm về cái quan trọng, cái đáng giá trong XH, là cái con người hướng tới trong tư tưởng. Nó khác hơn CMXH ở chỗ nó không quy định những ứng xử cụ thể trong những tình huống cụ thể. CMXH là những cái hướng dẫn, quy định, cá nhân thực hiện. VD: chung thuỷ là 1 GTXH, còn CMXH là … trung thực là 1 GTXH còn CMXH là …

+ VH của một Xh trước hết là 1 hệ chân lý. Trong khoa học, chân lý được hiểu là tri thức phản ánh đúng đắn thế giới khách quan trong ý thức của con người, thì trong XHH chân lý là những quan niệm về cái đúng, cái thật. Mõi nền VH có cái đúng, cái thật khác nhau đo đó trong mỗi XH đều có 1 hệ chân lý không giống với hệ chân lý trong VH của XH khác.





Câu 33. Nêu và phân tích các chức năng của văn hoá? Mối quan hệ giữa văn hoá với lối sống và dư luận XH?

a. Chức năng của VH

b. Lối sống và dư luậ XH

+ Lối sống: Là một hệ thống các nét đặc trưng căn bản cho hoạt động của con người trong một XH nhất định

Trong lối sống có l/s cá nhân, l/s nhóm, l/s cộng đồng quốc gia. l/s phụ thuộc vào điều kiện khách quan của XH như Ktế, ch/trị, môi trường tự nhiên.

Mỗi thành viên trong XH đèu có cách thức khác nhau trong hoạt động để thực hiện nhu cầu lợi ích giá trị của họ. Do đó, l/sống có liên quan trực tiếp đến đạo đức, nhân cách của con người.

+ Dư luận XH: là tổng số những quan điểm, thái độ, đánh giá, nhận xét của XH về 1 vấn đề nào đó mà XH quan tâm.

Đối tượng của DLXH là mọi vấn đề nảy sinh trong đời sống XH

Hình thức của DL XH rất đa dạng

DLXH có đặc tính lan truyền nhanh trong XH

DLXH hình thành qua 4 bước:
DLXH là biện pháp để duy trì kiểm soát Xh, điều chỉnh hành vi của con người.


Câu 34. XH hoá là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình XH hoá?

a. Khái niệm

XH hoá là là quá trình cá nhân lĩnh hội 1 hệ thống những tri thức, những chuẩn mực, những gía trị XH-XH để phù hợp với vai trò Xh, hồ nhập vào XH

Quá trình XHH có 2 mặt:

+ mặt thứ nhất là ảnh hưởng của XH đến các cá nhân, XH đặt ra khuôn mẫu, hành vi gía trị chuẩn mực của XH mà cá nhân muốn tồn tại trong Xh đó buộc phải học hỏi và làm theo XH

+Mặt thứ hai là các cá nhân đáp ứng XH, học hỏi Xh để thực hiện vai trò của mình sao cho phù hợp với sự mong đợi của XH

hai mặt này thường xuyên, liên tục chuyển hoá cho nhau rtong suốt quá rtình XHH cá nhân.

Tóm lại XHH chính là quá trình con người học tập để tiếp thu tri thức của nhân loại và quá trình thực hiện những tri thức đó trong đời sống XH

XHH khác với giáo dục ở 3 điểm:

+ Giáo dục có mục đích, có thời gian, có sự chủ động …

+ Động tác từ nhà giáo dục tác động lên đối tượng …

+ …

b. Bản chất XHH của con người

- Con người bản năng luôn bị XH kiiểm soát, nó khcs với bản năng của con vật là kiểm soát theo cơ chế tự nhiên.

- Bản năng của con người dần dần biến mất do quá trình XHH. Con người vừa là cá nhân vừa là sinh vật, con người sống cùng nhau và chia sẻ cùng nhau.

- Tính XH của con người được truyền từ đời này sang đời khác, con người học hỏi và làm theo XH nên tính XH của con người thông qua cong đường văn hoá, con người được hiểu là con người XH, khi mà con người vừa có khuynh hướng kết hợp với những người khác, vừa có nhu cầu tương quan với những người khác, từ đó bộ lộ bản chất XH của con người.

Bằng những hành động thực tiễn của con người, K.Marx đã xem trong tính hình thức của nó. Bản chất con người là tổng hồ các mối quan hệ XH.

Trong quá trình con người trở thành con người XH, chủ thể XH phải thoả mãn các đặc trưng sau:

+ Con người phải học được ngôn  ngữ

+ Con người phải có 1 hệ tri thức

+ Con người ý thức về những hiểu biết, biết tư duy để thu nhận được nền văn hoá và có văn hố cá nhân.

+ Môi trường XHH
Gia đình: là cái nôi nuôi dưỡng con người từ lúc sinh ra đến lú từ giã cõi đời
GĐ là môi trường quan trọng để hoàn thiện nhân cách con người/

+ Nhà trường: Là thiết chế XH quan trọng, nó truyền thụ những kĩ năng, tri thức để cá nhân có thể làm việc độc lập, có thể lao động chân tay hay lao động trí óc để gánh vác những chuẩn mực XH. ở nhà trường cá nhân được trang bị những tri thức, kĩ năng lao động nghề nghiệp cần thiết để cá nhân có thể đảm nhiệm các vị thế và vai trò XH  trong tương lai, đựac biệt là vị thế nghề nghiệp

+ Nhóm XH, tổ chức XH, đoàn thể XH: ở đó cá nhân là thành viên nên phải học hỏi những nguyên tắc của nhóm, tổ chức, đoàn thể để thích nghi với các vai trò và vị thế của mình.

+ các phương tiện thông tin đại chúng: là phương tiện để XHH cá nhân, nó truyền đạt những giá trị chuẩn mực mà các thành viên lính hội. Qua đó cá nhân có thể tự tiếp thu cái gì là cần thiết cho mình để hồ nhập XH một cách tốt nhất.. Thông tin có cả yếu tố tích cực và tiêu cực, nên phải chon lọc.

 c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình XHH:

+ Khách quan: bao gồm điều kiện sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của Xh. VD: TT văn hoá ch/trị XH

Ngoài ra còn cá yếu tố như: sự thống nhất, ổn định trật tự XH, sự hiệu lực của kiểm soát XH cũng ảnh hưởng đến quá trình XHH

Sự ổn định của thiét chế XHH
+ Chủ quan:

Sự nhạy bén, tinh tế, năng động cũng ảnh hưởng đến kết quả quá trình XHH. Có 3 giai đoạn cơ bản:

- Giai đoạn trước tuổi lao động: 1 -18 tuổi: từ khi sinh ra đến khi hoạt động chính thức. Đây là quá trình XHH được thực hiện khi cá nhân còn nhỏ tuôỉ. Các tương tác được thực hiện trong quá trình XHH thông qua gia đình và nhà trường

- Giai đoạn ở độ tuổi lao động: Cá nhân thực hiện quá trình XHH thông qua mối quan hệ tươmg tác trong môi trường Nhà trường, gia đình, xã hội, tổ chức XH.

- Giai đoạn kết độ tuổi lao động, nghỉ hưu.

Quan niệm thứ nhất cho rằng: Giai đoạn này cá nhân thể hiện tính bảo thủ rõ nhất, không còn khả năng tái tạo lại kiến thức, kinh nghiệm XH

Quan điểm thứ hai cho rằng cần phải có nhìn nhận 1 cách tích cực quá trình XHH ở giai đoạn này

Ngoài ra vẫn còn khả năng đóng góp kinh nghiệm, tri thức cho thế hệ sau.

Câu 35. Trình bày khái niệm di động XH? Các nhân tố ảnh hưởng đến di động XH?

a. Khái niệm:

DĐXH là khái niệm chỉ sự di chuyển địa vị cá nhân, nhóm Xh từ địa vị này sang địa vị khác, từ tầng lớp này áng tầng lớp khác, từ giai cấp này sang g/c khác, gọi là di động XH.
DĐXH nhấn mạnh vai trò của các cá nhân trong CCXH, tổ chức TCXH.

b. Nguyên nhân

Do sự thay đổi về điều kiện Ktế-XH, do CCXH đặt ra, cá nhân này di động đi thì cá nhân khác di động tới.
Do sự cố gắng phấnđấu của bản thân mà đạt được cái mong muốn được XH thừa nhận.

Phân loại
+ Căn cứ vào hình thức của DĐXh  thì có DĐ dọc và di động ngang. Di động dọc là sự vận động của cá nhân hay nhóm người , giữa các nhóm Xh, các g/cấp Xh tới một vị trí XH có giá trị cao hơn hay thấp hơn.
Cá nhân sẽ tiến đến địa vị cao hơn hoặc bị tụt lùi
Di động ngang là sự di động từ một tầng lps , một g/cấp nay sang tầng lớp. g/cấp khác.
+ Căn cứ vào tương quan giữa cá thế hệ thì phân ra: di động thế hệ, nội thế hệ, cùng thế hệ.
Di động thế hệ chỉ sự thay đổi địa vị của con cái so với cha mẹ,
Di động cùng thế hệ hay nội thế hệ chỉ địa vị khác nhau của cá cá nhân trong cùng 1 thế hệ
+ Di động hồi quy: Chỉ sự thay đổi nghề nghiệp của một cá nhân sau một khaỏng thời gian nhất định.
+ Di động liên thế hệ:Chỉ sự tiếp nhận vị trí XH giữa các thế hệ
+Di động cấu trúc: Chỉ cơ cấu XH hay nói cách khác đây là sự di động Xh với tư cách là kết quả của sự thay đổi trong quá trình phân phối các địa vị trong XH.
c. Các yếu tố ảnh hưởng đến DĐXH
+ Điều kiện Ktế-XH
+ Trình độ học vấn: là yếu tố tác động mạnh nhất, tạo ra nhiều khả năng di động XH khác nhau
+ Giới tính: DĐXH của nữ giới thấp hơn nam giới
+ nguồn gốc gia đình
+ Nơi cư trú
+ Kinh tế-tôn giáo
+ tài năng, tuổi tác



Câu 36. Thế nào là biến đổi XH? Các loại biến đổi XH? Những nhân tố của biến đổi XH?

a. Khái niệm:

Theo nghĩa rộng, BĐXH là biến đổi trạng thái XH hiện tại so với trạng thái trước đó.

Theo nghĩa hẹp, BĐXH có 2 nghĩa: BĐXH là sự thay đổi về CCXH và BĐXH là sự thay đổi Văn hoá XH, thay đổi khuôn mẫu, hành vi, giá trị chuẩn mực, thiết chế XH.

KN cuả XHH:

BĐXH được hiểu là quá trình mà qua đó các khuon mẫu, hành vi Xh, các quan hệ Xh, cá thiết chế Xh và hệ thống phân tầng Xh thay đổi theo thời gian.

b. Phân loại:

+ Căn cứ vào khả năng kiểm soát BĐXH được chia thành: BĐ có kế hoạch và BĐ không có KH.

BĐ có KH là những BĐ đã được dự báo, dự đoán trước (có thể là đặt ra chỉ tiêu XH)

BĐ không có KH là BĐ do thiên tai gây ra như: bão lụt, động đất …

+ căn cứ vào tính chất: có BĐ tuần tự và BĐ nhanh, nhảy vọt.

BĐ tuần tự là BĐ theo những nấc thang XH (sự thay đổi XH, tình trạng XH) BĐ nhanh nhảy vọt là BĐ diễn ra trong trường hợp nhờ hoạt động nhận thức và hoạt động tự giác diễn ra trong một thời gian ngắn rôid chuyển lên hình thức cao hơn.

+ Căn cứ vầo nọi dung, có BĐ  CCXH, BĐ thiết chế XH và BĐ Văn hoá XH. BĐCCXH lầ sự BĐ của phương thức SX ra của cải VC, sự BĐ của CC giai cấp, CC nghề nghiệp có ảnh hưởng quan trọng đến biến đổi CCXH dẫn đến BĐ thiết chế Xh, BĐ Văn hoá XH (ăn hỏi trong thiết chế hôn nhân)

+ Căn cứ vầo tốc độ biến đổi, có BĐ nhanh, BĐ chậm, BĐ lớn, BĐ nhỏ.

+ căn cứ vầo phạm vi ảnh hưởng có BĐ vĩ mô và BĐ vi mô

c. Các nhân tố của BĐXH

+ Con người: - Nhu cầu giáo dục nhièu hơn đ/c LL lao dộng -> sự GD bắt buộc

- Tiến bộ KHKT, công nghệ cao tăng thêm thời gian nghỉ ngơi của một số người này và làm tăng thêm sự thất nghiệp đ/v một số người khác.

+ Dân số:

DS phát triển là một động lực đưa đến BĐ XH hiện đại. Sự BĐ về quy mô DS gây ra thay ểôi sâu sắc về VH-XH. DS tăng đặt ra nhiều vấn đề khac svề môi trường TN và môi trường XH

+ Kinh tế:

- PP, ách thức SX -> sự thành lập các xí nghiệp, nhà máy rộng lớn -> tăng trởng quá trình đô thị hoá, sự phát triển của t/c công đoàn -> tác động trở lại BĐXH


Câu 37. Biến đổi XH Việt Nam trong giai đoạn mới.

Cũng như nhiều QG khác trên TG, VN đãtrải qua nhiều giai đoạn LS phát triển, trong mỗi g/đoạn phát triển khác nhau đều chứa đựng nhiều BĐXH

a. Kinh tế
- Tăng trưởng nhanh, GDP bình quân tăng  … %
- lạm phát bị đẩy lùi
- Đầu tư:
- Xuất khẩu:
- Đời sống nhân dân …

b. Chính trị
- Điều chỉnh, thay đổi đường lối và đổi mới toàn diện …
- Môi trường chính trị ổn định
- Nâng cao uy tín trên trường QT

c. Giáo dục đào tạo
- Mạng lưới trường học phát triển

d. Y tế: chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ

e. Văn hoá XH
- Thông tin đại chúng pt
- Hoạt động VH-NT
- Có trên 600 đầu báo, tạp chí …
- Phát thanh truyền hình
f. Gia đình

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!


No comments:

Post a Comment