19/05/2014
Đề cương 37 câu hỏi ôn tập Xã hội học đại cương có đáp án - Phần 2
Câu 11. Thế nào là phương pháp quan sát trong XHH?

PP Quan sát (Observation):

KN: là pp thu thập thông tin thực nghiệm thông qua các tri giác nghe, nhìn để thu nhận thông tin về các quá trình, các hiện tượng XH dựa trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc ng/cứu

Nguồn thông tin quan sát là toàn bộ hành vi của người được nghiên cứu. Điểm mạnh của quan sát là tyhường đật được ngay ấn tượng trực tiếp về sự thể hiện hành vi của con người, trên cơ sở đó, điều tra viên tiến ahnhf ghi chép hay hình thành các câu trả lời trong bảng hỏi có trước.

Tuy vậy quan sát cũng có nhược điểm là chỉ có thể sử dụng cho việc nghiên cứu những hiện tượng, sự kiện hiện tại chứ không phải trong quá khứ hoặc tương lai. Hơn nữa sử dụng pp quan sát các sự kiện xảy ra trong thời gian dài thì ấn tượng đã có rtừ quan sát lần đầu dề đánh lừa, che lấp những lần quan sát tiếp theo.

Các lọai quan sát:

Quan sát có chuẩn mực: là q/s mà trong đó người q/s đã sớm xác điịnh dược những yếu tố nào của khách thể nghiên cứu là có ý nghĩa nhất để tập trung chú ý vào đó.

Quan sát không chuẩn mực (q/s tự do): là lọai q/s mà trong đó người nghiên cứu chưa xác định được trước các yếu tố của khách thể quan sát liên quan đến việc nghiên cứu cần dược quan sát.


Câu 12. PP phân tích tài liệu trong XHH là gì? Nêu những ưu điểm và nhược điểm của PP này?

Là pp nghiên cứu dựa trên các tư liệu, văn bản, sách báo hay công trình nghiên cứu có liên quan nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu.

Muốn dựng pp này, trước hết phải dựa vào đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn những tài liệu thích hợp

Ưu điểm:

- Giúp chúng ta nghiên cứu những đối tượng trong quá khứ hoặc hiện tại nhưng không có dịp hay cơ hội trực tiếp tiếp xúc được.

- ít gặp vướng mắc hoặc bị phản ứng từ phía đối tượng

- Tiết kiệm được thời gian, tiền bạc mà vẫn dảm bảo tính chính xác

Nhược điểm:

- Dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm, tư tưởng của tác giả (vì số đông được viết tự do, không phải phục vụ cho nghiên cứu)

- Có nhiều hạn chế, nhất là khi dựng cá nguồn tài liệu riêng hoặc nằm trong phạm vi bảo mật.


Câu 13. PP phỏng vấn XHH là gì? nêu các loại phỏng vấn chủ yếu? Những ưu điểm, nhược điểm của PP phỏng vấn?

Là pp khá phổ biến trong nghiên cứu XHH để thu thập thông tin  qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Đây là một pp quan trọng để thu thập thông tin thực nghiệm, thông qua việc tác động tâm lý-xã hội trực tiếp giữa người hỏi và người trả lời trên cơ sở đề tài và mục tiêu của một cuộc nghiên cứu điều tra XHH.

Các lọai phỏng vấn chủ yếu:

- Phỏng vấn sâu: Chủ yếu sử dụng câu hỏi mở để thu thậpp thông tin trên cơ sở đảm bảo sự tự do của người phỏng vấn sắp xếp và đặt câu hỏi, người trả lời cũng tự do lựa chọn cách thức trả lời, PP này  nhằm để hiểu biết sâu những khía cạnh nào đó của đề tài.

- Phỏng vấn theo bảng hỏi: Thường được thực hiện trên một bảng hỏi đã được chuẩn bị chu đáo từ trước.

Ngoài ra, căn cứ vào các tiêu chí khác nhau, người ta chia ra các loại: phỏng vấn qua tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại; phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn nhóm; phỏng vấn một lần và phỏng vấn nhiều lân.

Ưu điểm:

- Người phỏng vấn có thể chủ động nêu lại câu hỏi khi thấy cần thiết (như thấy đối tượng né tránh vấn đề đang hỏi hay chưa hiểu đúng yêu cầu). Có thể cùng một nội dung nhưng có câu hỏi khác nhau đối với các đói tượng khác nhau. PP này dễ tậo ra tâm lý thoải mái khi nói hơn là phải viết ra giấy nên thường cũng có tỉ lệ trả lời cao hơn cách sử dụng bảng hỏi

- Người hỏi có thể tế nhị theo dõi, kiểm soát thái độ, cung cách phản ứng của đối tượng để xác định độ tin cậy của câu trả lời.

Nhược điểm:

- Đòi hỏi tốn nhiều công sức, phương tiện: người theo dõi, người ghi chép, ghi âm, người kiểm định, đánh giá tính khách quan, trung thực của cuộc phỏng vấn, thống kê, xử lý kết quả …

- Phải di chuyển nhiều, phải tiếp xúc với nhiều đối tượng, hay gặp phải những khó khăn, bất ngờ không dự kiến trước được

- Đôi khi do sự thúc ép trong những hoàn cảnh không thuận lợi cho người trar lời như: nhân viên trước mặt thủ trưởng, con cái trước mặt cha mẹ … nên chất lượng câu trả lời bị ảnh hưởng

- PP này không đảm bảo tính vô danh nên người trả lời thường e ngại, hay mất tự nhiên.


Câu 14. Nghiên cứu chọn mẫu là gì? Tại sao phải chọn mẫu trong nghiên cứu XHH? Nêu một số cách chọn mẫu?

Là một tập hợp các đói tượng nghiên cứu được lựa chọn, có đủ các yếu tố có tính chất tiêu biểu và được rút ra từ tổng thể, một tập hợp lớn mà nó là đại diện cho nhóm đối tượng, thông tin thu được từ mẫu nghiên cứu có thể khái quát suy ra cho tổng thể trong nghiên cứu, so sánh, đối chiếu kiểm nghiệm các giả thuyết.

Mục tiêu cơ bản của các cuộc điều tra XHH là để cung cấp các thông tin từ thực tế XH cho việc phát triển lý luận XHH cũng như cho công tác quản lý XH. Thông tin thu thập được phải có tính đại diện, có gía trị cho cả tổng thể điều tra, thông tin đó phải đảm bảo được mức dộ chính xác, phản ánh đúng với thực tế khách quan. Do đó, trong nghiên cứu XHH, người ta cần phải áp dụng pp chọn mẫu.

Một số kĩ năng và pp chon mẫu:

+ Mẫu ngẫu nhiên đơn giản:

- Xác định khung mẫu tổng thể.
- Lập danh sách tổng thể
- Rút thăm ngẫu nhiên theo danh sách số người cần chọn cho đến khi đủ số lượng mẫu (tỉ lệ tối thiểu là 30% trên tổng thể)

Nghiên cứu từ một tổng thể có N đơn vị, chúng ta chọn ra n đơn vị để nghiên cứu sao cho thông tin thu được có thể suy ra thành thông tin của cả tổng thể. Số đơn vị này gọi là kích thước mẫu, còn tập hợp đơn vị này goi là mẫu (n<N).

+ Mẫu ngẫu nhiên hệ thống:

- Xác định khung mẫu
- Lập danh sách
- Xác định khoảng cách k giữa 2 ph. tử  cần chọn. k = N/n (tổng thể/mẫu)

Nếu lẻ, chỉ cần lấy phần nguyên, không làm tròn số.
- Chọn mẫu ngẫu nhiên đối tượng đầu tiên
- lấy mẫu tiếp theo cách nhau một khoảng cách cho đến khi hết danh sách, đủ số lượng

+ Mẫu tỉ lệ

- Xác định khung mẫu (tổng thể)
- Xác định sơ bộ cơ cấu tổng thể theo một số tiêu chí cơ bản: giới tính, độ tuổi, học vấn theo tỉ lệ % tương thích giữa tổng thể và mẫu.

+ Tính toán số lượng cho từng thành phần cho mẫu:
n1 nam giới TW            = …+…+…
n2 nam giới tỉnh, thành = …+…+…
n3 nam giới Q,huyện    = …+…+…
n4 nam giới Xã phường =…+…+…
n … nữ giới …….

+ Sử dụng cách lựa chọn ngẫu nhiên lấy ra số lượng cụ thể cho từng thành phần


Câu 15. Trình bày kỹ thuật lập bảng câu hỏi trong nghiên cứu XHH?

Bảng hỏi là một tập hợp gồm rất nhiều câu hỏi được sắp xếp theo một trật tự nhất định trên cơ sở các nguyên tắc tâm lý, logic và theo nội dung nhằm tạo diều kiện cho người được hỏi bộc lộ quan điểm, ý kiến của mình về vấn đố được hỏi, giúp nhà nghiên cứu thu được thông tin cần thiết cho cuộc điều tra XHH. Bảng hỏi là một công cụ đắc lực cho việc nghiên cứu thực nghiệm cũng như trong quá trình nhận thức của nghiên cứu XHH thực nghiệm.

Các bước tiến hành lập bảng hỏi:

1. Phần mở đầu:

- Ghi tên cá nhân, tổ chức dứng ra thực hiện cuộc nghiên cứu
- Ghi tên bảng hỏi
- Phía dưới tên bảng, ghi mã số hoặc có thể là địa điểm, thời gian thực hiện cuộc nghiên cứu

2. Phần nội dung: Gồm toàn bộ nội dung các câu hỏi phục vụ cho cuộc nghiên cứu. Phải sắp xếp theo trình tự lôgic nhất định. Các câu hỏi thường được sử dụng:

+ Câu hỏi mở: là câu hỏi không có p/án trả lời sẵn, thường có thêm phần lý giải tại sao, người được hỏi trả lời theo suy nghĩ, quan điểm riêng của mình (đây là pp thu thập thông tin định tính).

+ Câu hỏi đúng: là loại câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn các p/án trả lời. Loại này thường có 2dạng:

- Lựa chọn (có, không)
- Tuỳ chọn (có thể chọn một hay hơn một phương án)

+ Câu hỏi kết hợp đúng – mở:

- Có - không
- Nếu có tại sao, nếu không tại sao

+ Câu hỏi ma trận: là sự kết hợp nhièu câu hỏi đúng trong một câu hỏi

3. Phần kết thúc:

Gồm một số câu hỏi thu thập thông tin nhân thân như: giớ tính, học vấn, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú …và cảm ơn

Góc dưới cuối cùng bảng hỏi ghi chép các quan sát: nhà ở loại gì, sân, vườn, ngoại cảnh …

* Yêu cầu:

- Bảng hỏi cần phải bám sát đề tài nghiên cứu và phải đem lại một lợi ích nào đó cho việc thu thập thông tin.

- Các câu hỏi phải ở vị trí trung lập  với ý kiến thái độ cuẩ người được hỏi.

- Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hpợ với đối tượng được hỏi, ngôn ngữ phải rõ ràng, cần chú ý phương ngữ, khẩu ngữ điạ phương.

- Phương án trả lời không được chồng chéo nhau, không ghép máy móc 2 vấn đề, 2 sự kiện trong 1 câu hỏi

- Tuyệt đối không được đặt câu hỏi dạng phủ định.


Câu 16: Tương tác xã hội là gí? Các loại tương tác Xh ? Mối quan hệ giữa tương tác xã hội  và hành động xã hội ?

1. Khái niệm:

  Tương tác xh: là sự tác động qua lại chi phối phụ thuộc lẫn nhau giữa các chủ thể hành động trong việc thoả mãn vì nhu cầu XH căn bản của con người  (Quá trình thông tin và giao tiếp). Không đơn giản chỉ là hành động và sự phản ứng mà là quá trình tương tác gián tiếp của ít nhất hai chủ thể hành động có sự thích ứng lẫn nhau của các chủ thể.Tương tác Xh diễn ra ở cả hai cấp độ vi mô và vĩ mô .

Vi mô: là TT giữa cá nhân với cá nhân (trong gia đình…) giữa cá nhân với một nhóm, 1 tổ chức XH hay với cả cộng đồng, cả Xh.

Vĩ mô: là TT giữa các lĩnh vực của đời sống XH như: Ktế-Ch.trị, Ktê-V.hoá, Ch.trị-VHXH.

Sự tương thích giữa các thiết chế đó gọi là thiết chế vĩ mô

2. Phân loại:

a. Phân loại dựa vào mối liên hệ XH giữa các chủ thể hành động:

- Sự tiếp xúc không gian
- Sự tiếp xúc tâm lý
- Sự tiếp xúc XH
- Sự tương tác
- Quan hệ XH

b. Phân loại theo các dạng hoạt động chung

- Hoạt động cá nhân cùng nhau
- Hoạt động tiếp nối cùng nhau
- Hoạt động tương hỗ cùng nhau

c. Phân loại theo chủ thể hành động trong tương tác

- Tương tác liên cá nhân
- Tương tác cá nhân-xã hội
- Tương tác nhóm xã hội
- Tương tác nhóm-nhóm
- Tương tác nhóm-xã hội
- Tương tác giữa những cá nhân với tư cách là đại diện các nhóm khác nhau.
- Tương tác gián tiếp

d. Phân loại theo mục tiêu, ý nghĩa XH của tương tác.

Tương tác giữa các hệ thống xh: Việt nam >< Trung quốc, Nga>< Mĩ .

Diễn ra nhiều hình thức và cấp độ khác nhau .

Nội dung cơ bản của tương tác Xh

+ Tương tác cộng tác thích nghi .
+ Cạnh tranh, đối đầu, xung đột


Tương tác Xh có quan hệ gắn bó khăng khít với hành động xã hội. Hành động của con người nếu không đặt trong tương tác thì không được gọi là hành động xã hội, do đó tương tác là cơ chế, là điều kiện là con đường để thực hiện hành động xh.

Ngược lại tương tác xh là sự cặp đôi liên tục của hành động xã hội có thể là một lần hoặc lặp lại nhiều lần:

Các lý thuyết :

+ Trao đổi xh.
+ Tương tác biểu trưng.
+ Kịch.

a. Tương tác xh là sự trao đổi giá trị xh của các cá nhân ngang nhau (cho và nhận). Lý thuyết này kêu gọi cá nhân đừng tính toán nhiều .

b. Biểu trưng : Tương tác xh là qua trình các cá nhân giải nghĩa các biểu tượng trong tương tác.Tất cả sự kiện,sinh vật hoạt động cử chỉ ngôn ngữ khi được cá nhân gán cho một ý nghĩ nào đó thì nó trở thành biểu trưng tương tác .

Ngôn ngữ là biểu trưng phổ biến nhất.

Lý thuyết này có hạn chế là không giải nghĩa hết được trong mọi bối cảnh, không cùng hệ thống biểu tưởng ( ngôn ngữ)

c. Lý thuyết kịch.

Cho rằng tương tác xã hội là quá trình liên tục các cá nhân mang mặt nạ và tháo bỏ mặt nạ. Tương tác xh là tương tác giữa các mặt nạ với nhau .

Cảm xúc mà con người biều hiện với nhau trong giao tiếp là cảm xúc giả dối .


Câu 17: Trình bày khái niệm quyền lực, nguồn gốc của quyền lực và các đặc trưng của quyền lực trong xã hội .

a. Khái niệm

QL là một phạm trù rất phức tạp, được nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu, nhưng có thể hiểu: Quyền lực là một khái niệm để chỉ sức mạnh được đặt trong một quan hệ cụ thể nào đó. Có thể là sức mạnh của siêu nhiên, tự nhiên hay của con người trong quan hệ với con người .

Theo M.Weber: Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của mình (cá nhân, nhóm xã hội) mà bất chấp sự chống cự hay sự phản đối của người khác.

XHH định nghĩa:

+ Quyền lực là khả năng một cá nhân hay một nhóm xã hội  áp đặt ý chí của mình làm thay đổi quan điểm, thái độ và hành vi của cá nhân hay nhóm Xh khác .

b. Nguồn gốc

+ Theo K.Marx: Chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là sơ sở của sự phân chia quyền lực trong xh. Người nắm tư liệu sản xuất chính là người nắm quyền điều chỉnh hành vi và cơ hội của người không có TLSX.

+ Theo M.Weber: Nguồn gốc của quyền lực không chỉ là kinh tế mà còn do những yếu tố phi kinh tế như gia đình, dòng dõi, tôn giáo, uy tín

+ Theo T.Parsons: Quyền lực xh nằm ở vị thế của cá nhân trong cơ cấu của xh. xh trao cho một số quyền hạn để thực hiện vai trò, vị thế, được phép làm . XH tạo ra quyền lực cho cá nhân.

Tóm lại có rất nhiều nguyên do dẫn tới sự phát sinh và tạo ra quyền lực gồm :

- Dòng dõi xuất thân .
- Giới tính.
- Tuổi tác.(Xã hội phương đông)
- Của cải tài sản (kinh tế)
- Học vấn.
- Sức mạnh (Vũ khí , thế lực )
- Khả năng thiên bẩm (khẩ năng quy tụ, tập hợp lôi kéo người khác, thuyết phục người khác, thường là thiên tài hay lãnh tụ).
- Pháp lý (Thông qua quyết định tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm cá nhân vào vị trí xh nào đó) tạo ra sự thừa nhận của xh  về mặt pháp lý.

+ Sắc đẹp.

Tự thân các yếu tố không tạo ra quyền lực mà chính là quan niệm của XH về cá yếu tố đó, XH đề cao hay không đề cao nó mà thôi.

c. Các đặc trưng của quyền lực trong xã hội :

+ QLXH là 1 dạng quan hệ xh theo chiều dọc, gọi là qhxh bất bình đẳng,ở đó có sự áp đặt ý chí của người này lên hành vi thái độ quan điểm của người khác.

+ Về bản chất QLXh có quan hệ mở rộng hay giới hạn mức độ tự do hành động cuả chủ thể, khách thể quyền lực. Điều đó làm cho qlxh trở thành một thứ giá trị phổ biến trong xh mà nhiều người mong muốn nắm giữ, sở hữu, ham muốn trở thành chủ thể của quan hệ quyền lực .

+ Quyền lực có tính hai mặt :

Mặt thứ nhất: Mang tính áp đặt cưỡng chế từ phía chủ thể đến phía khách thể quyền lực.

Mặt thứ 2: sự chấp thuận, thừa nhận của khách thể đối với ý chí của chủ thể quyền lực, được biểu hiện ở sự tuân thủ, phục tùng .

Nếu thiếu một trong hai, đặc biệt là mặt 2 thì không thể có quyền lực xh trong thực tế. Hai mặt này ràng buộc lẫn nhau và có quan hệ biện chứng với nhau.
Giữa “ quyền ”và “ quyền lực ” là hai phạm trù khác nhau.

Quyền phải đi kèm nghĩa vụ thì mới có quyền lực

+ Mọi cá nhân trong xh đến tham gia vào các quan hệ quyền lực với những mức độ khác nhauảyTong quan hệ này có thể là chủ thể nhưng lại là khách thể trong quan hệ khác .

Mọi QHQL đều diễn ra trong môi trường cụ thể gọi là trường quyền lực .


Câu 18: Thế nào là thiết chế xh? Nêu những đặc trưng cơ bản, chức năng và một sĩ loại thiết chế xã hội cơ bản.

a. Khái niệm: Là một kiểu tổ chưc xh đặc thù xuất hiện cùng với những nhu cầu xh căn bản của con người (cái quan sất được)

+ Là một hệ thống các giá trị chuẩn mực xh, khuôn mẫu, hành vi xh, quy định, luật lệ, thủ tục. xoay quanh việc thoả mãn những nhu cầu xh căn bản của con người (cái khó quan sát được).

+ Thiết chế Xh không tồn tại lơ lửng mà nó gắn với các tổ chức xã hội.Muốn  hiểu thiết chế xh phải phân tích nótrên 2 bình diện: Cơ cấu hình thức và cơ cấu nội dung..

Luật pháp tổ chúc căn bản nhất của xh có giai cấp .

b. Đặc trưng cơ bản:

- Tính khách quan: Tổ chức xh xuất hiện là do đòi hỏi ,nhu cầu của xh ,thiết chế xh có tính độc lập tương đối với kinh tế xh .

- Tính giai cấp: chỉ xuất hiện trong xh có phân chia giai cấp: Chỉ xuất hiện trong xã hội có phân chia giai cấp.của nhà nước xuất pháp từ ý chí của giai cấp thống trị .

 - Tính phổ biến: ở đâu có sự tồn tại ở đó có sự xuất hiện của tổ chức xh.

- Tính độc lập tương đối: Mỗi thiết chế có tính chất độc lập tương đối nhưng giữa các tổ chức thì có sự tác động qua lại lẫn nhau. Sự biến đổi của tổ chức này kéo theo tổ chức khác biến đổi theo .

- Tính ổn định tương đối: Thiết chế xh có biến đổi theo sự biến đổi xh nhưng nội dung của nó thường biến đổi chậm chạp, trì trệ đôi khi không theo kịp sự biến đổi của đời sống xh.


Câu 19: Thế nào là cơ cấu xh. Nêu các cơ cấu xã hội cơ bản :

a. Khái niệm:

+ Cơ cấu xh là mô hình của các mối quan hệ giữa các thành phần cơ bản trong hệ thống xh những thanhf phần này tạo bộ khung cho tất cả các xh loài người.Mặc dù tính chất quan hệ cảu chúng có sự biến đổi .Những thành phần cơ bản của cơ cấu xã hội là vị trí vai trò nhóm, cộng đồng thiết chế

+ Cơ cấu xh là những mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xh,các cộng đồng xh( dân tộc,giai cấp,nhóm nghề nghiệp )là những thành tố cơ bản

* Định nghĩa: Cơ cấu xh là kết cấu tổ chức bên trong của  một hệ thống xã hội nhất định,trong đó có sự thống nhất bền vững tương đối của các yếu tố,thành phần ,mối liên hệ cơ bản cảu hệ thống xh đó.

* Cơ cấu xh nằm trong bản thân xh trước hết là một bộ phận nhân tố cấu thành hệ thống xh .

* Cơ cấu xh gồm các bộ phận,thành phần tạo nên cơ cấu xh các thành phần và mối liên hệ của cơ cấu xã hội có ý nghĩa chung là bộ khung cho toàn thê xh loài người .

* Các quan niệm về cơ cấu xh đều thức nhận sự gắn kết giữa cơ cấu và quan hệ xh.

b. Các yếu tố cơ bản của CCxh

* Vị thế xh .

Vị thế xh là khái niệm để chỉ vị chí của mỗi cá nhân trong cơ cấu tổ chức xh.theo sự thẩm định ,đánh giá của những người khác,của xh.

Vị thế xh vừa do phẩm chất xh cá nhân quy định vừa chịu sự tác động của xh đánh giá của xh được xh thừa nhận.

Cá nhân thường có rất nhiều vị thế khác nhau những vị thế đó cho biết cá nhân đó là ai trong thiết chế xh .Vị thế đó chỉ có ý nghĩa đầy đủ khi đặt nó trong quan hệ để so sánh với  các vị thế khác trong cơ cấu xh.

Phân loại vị thế  xh có hai loại : Vị thế có sẵn và  vị thế đạt được

Vị thế có sẵn được quy định theo những cơ sở điều kiện vẫn có của cá nhân mà cá nhân không kiểm soát được lựa chon hay tạo dựng được.

Vị thế đạt được là vị thế quy định theo phẩm chất năng lực,trình độ do cá nhân lựa chọn chủ động tích cực hoạt động mà đạt được và đạt được xh thừa nhận .Sự lựa chọn đó chỉ là tương đối.

* Vai trò: Là một tập hợp các chuẩn mực hành vi nghĩa vụ và quyền lợi gắn với một vị thế nhất định.Vai trò là những đòi hỏi của xh đặt ra với các vị thế xh. Những đòi hỏi được xác định căn cứ vào các chuẩn mực xh, vì vậy ở các xh khác nhau cùng một vị thế xh nhưng mô hình hành vi được xh mong đợi rất khác nhau. Tức là vai trò cũng khác nhau.

Trên thực tế nhiều vai trò XH có những đòi hỏi khác nhau những đòi hỏi này có thể phối hợp được với nhau nhưng cũng có những đòi hỏi hoàn toàn trái ngược nhau dẫn đến mâu thuẫn và xung đột với nhau.

* Nhóm Xh : Là một tập hợp người liên kết với nhau theo một kiểu nào đó được chia sẻ với nhau một hoạt động chung hay những nhu cầu lợi ích và xác định hướng giá trị nhất định .

* Phân loại :

+ Nhóm sơ cấp : là nhóm có quy mô nhỏ có quan hệ trực diện với nhau.Có sự cộng tác về mục tiêu chung quan hệ gắn bó về mặt tình cảm
- Từ hai thành viên trở lên hình thành nên nhóm .

+ Nhóm thứ cấp : Là nhóm Xh có quy mô lớn trong đó có thể chứa nhiều nhóm sơ cấp.

- Đặc trưng của nhóm thứ cấp :

Gồm nhiều mối quan hệ hơn .Các quan hệ xh này thường được định chế hoá theo mục đích của nhóm .

Các quan hệ xh trong nhóm có thể diễn ra trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc có thể duy trì trong một thời gian nhất định.

Các quan hệ Xh trong nhóm thường được xác lập trên cơ sở những thoả thuận chung giữa các thành viên trong nhóm

* Tổ chức xh

* Cộng đồng xh: Là tập hợp người ,trong đó các cá nhân liên hệ với nhau theo những cơ sở điều kiện tồn tại,hoạt động nhất định theo những quan niệm thống nhất về văn hoá, giá trị xã hội

Về cấu trúc, mỗi công động đều có đặc thù về kết cấu liện hệ giữa các thành viên ,chặt chẽ hay lỏng lẻo phụ thuộc vào điều kiện vật chất và ý thức của các thành viên trong công động.

Phân loại : Được phân loại theo nhiều hình thức khác nhau nhưng đều có một sĩ đặc trưng chung sau đây ;

- Phải có dân số
- Có sự chia sẻ yếu tố địa lý
- Tôn giáo có những vật thiêng để thờ
- Có hệ thống vai trò điều hành chung hoạt động dưới hình thức tự quản
- Có những lý tưởng chung mà mọi người cùng trao đổi
- Có chung một kiến thức văn hoá

* Thiết chế xh

* Mạng lưới xh


Câu 20. Nêu cấu trúc của hành động XH và phân loại hành động?

a.Khái niệm:

HĐXH là hành động của con người trong quan hệ với người khác và với XH. Hiểu một cách cụ thể, HĐXH là hành vi có ý thức của con người được chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan đã được lường trước về hành động của mình trong tương quan với hành động của người khác và định hướng vào hành động của họ.

Không phải mọi HĐ của con người đều là HĐXH. Chỉ có những HĐ mà hi thực hiện nó, con người có sự định hướng vào người khác, không được đối chiếu với hệ thống chuẩn mực XH (đúng - sai, đẹp - xấu) và con người thực hiện nó một cách máy móc, cơ học, bản năng (ăn, uống, ngủ, ngáp…).

b. Đặc trưng:

+ Xét về mặt chủ thể cuả HĐ: HĐXH của con người mang bản năng sinh học và bản năng xã hội, luôn cùng tồn tại trong mối quan hệ với XH. Đó là các cá  nhân, nhóm XH, cộng đồng XH, các tổ chức XH, HĐ lớn nhất lầ HĐ của toàn XH.

- Trong triết học, HĐXH được hiểu là HĐ cuả một giai cấp, 1 tập đoàn hay HĐ của cả XH mang t/c HĐ cách mạng
- Trong XHH thì HĐXH là HĐ của từng cá nhân

+ HĐXH có ý thức, mục đích rõ ràng. Vì vậy con người sẽ lựa chọn đích để hướng đến

+ HĐXH có sự định hướng vào người khác, có thể là con người vô hình hay hữu hình. HĐ của con người định hướng vào khách thể vật chất và tinh thần nhưng không gắn với ng]ời khác thì không gội là HĐXH. VD: người đi câu cá, đ giải trí, người đi tránh chướng ngại vật trên đường, nhà sư tụng kinh…

+ HĐXH được đối chiếu với hệ thống chuẩn mực XH, trên cơ sở đó, XH sẽ đánh giá HĐ cá nhân là chuẩn mực hay sai lệch

+ HĐXH bị chi phối bởi hoàn cảnh, bối cảnh XH thực hiện HĐ (thời gian, không gian vật chất và tinh thần cuả HĐ) cá nhân lựa chon để HĐ cho phù hợp với  mong đợi của XH

c. Cấu trúc

+ Xuất phát từ nhu cầu lợi ích của cá nhân

+ Động cơ, mục đích của HĐ

+ Chủ thể của hành động: là cá nhân, cá nhóm, cộng đồng hay toàn thể XH

+ Công cụ, phương tiện thực hiện hành động

+ hành vi và kết quả của HĐ

+ Môi trường và hoàn cảnh của HĐ.

d. Phân loại

HĐ cơ sở của hoạt động sống của cá nhân cũng như của toàn Xh. Vì vậy chúng rất phong phú và đa dạng.

Cách 1 của M.Weber:

Phân loại theo động cơ
Ông đã nhấn mạnh động cơ thúc đẩy có trong ý thức của chủ thể là nguyên nhân của hành động, ông nói: “kkhi chúng ta hiểu được động cơ thì chúng ta giải thích được hành động”

Ông đã phân tích và đưa ra 4 laọi động cơ khác nhau, tương ứng với 4 loại hành động Xh:

- Hành động duy lý công cụ: là loại hành động mà cá nhân phải lựa chọn kỹ lưỡng để đạt mục tiêu VD: rõ nhất là hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, hoạt động cơ quan, công sở là hoạt động duy lý công cụ. Trong kinh doanh, người kinh doanh phải tính toấn kĩ nên kinh doanh cái gì có lợi nhuận cao nhất
- Hành động duy lý giá trị : Là hành động của cá nhân con người hướng tới các giá trị xã hội. Trong đời sống thông qua tương tác xh từ đời này sang đời khác, đã hình thành nên một hệ thống giá trị xh của con người. VD: sự giàu có, sức khoẻ, thành đạt trong cuộc sống, hạnh phúc, sự thuỷ chung, Sự hiếu thảo với cha mẹ ông bà .

Khi cá nhân hành động để hướng tới giá trị xh thì được gọi là duy lý giá trị (định hướng theo giá trị xh ).

- Hành động duy lý truyền thống: Là hành động cá nhân thực hiện theo phong tục tập quán, truyền thống văn hoá được gọi là duy lý truyền thống. Khi những người trước làm đã được chấp nhận thì những người theo sau làm theo. VD: Tục lệ ma chay, cưới hỏi là những thủ tục phong tục tập quán (đã lặp đi lặp lại như một thói quen, truyền đến đời sau).

- Hành động duy cảm: là hành động của con người thực hiện theo cảm xúc nhất thời : sự tự hào, sự yêu thương, sự căm giận, sự buồn vui...

Nhưng ko phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động các cảm xúc đó có liên quan đến người khác, định hướng đến người khác mới được coi là hành động duy cảm .

Trong 4 loại HĐXH do M.Weber phân loại thì chúng ta thường thực hiện hành động nghiêng về loại nào? Lý giải tại sao? Yếu tố XH nào chi phối?

Các yếu tố XH:

+ Tự nhiên:

- đặc điểm sinh học cuẩ cơ thể người (nhân tướng học); - môi trường tự nhiên nơi con người cư trú

+ Xã hội:

- Cơ cấu xã hội: cấu trúc và hình thức tổ chức sắp xếp bên trong Xh (từ vi mô đễn vĩ mô), mỗi cá nhân đều có vị thế XH cụ thể trong mỗi CCXH, được XH xác định rõ mình là ai trong CCđó

- Kết quả của quá trình XH hố cá nhân: XH hoá là quá trình biến con người cá nhân dần dần trở thành con người Xh, các nhân phải học hỏi những giá trị khuôn mẫu Xh, hành vi ứng xử của XH.

Xh hoá là quá trình diễn ra đồng đều với tất cả mọi cá nhân. Quá trình đó diễn ra liên tục không ngừng. Nhưng kết quả XH hoá với mỗi người đều khác nhau, nó biểu hiện thông qua hành động của cá nhân đó với XH.

Cách 2 của T. Parsons:

Phân loại theo định hướng giá trị. Ông đưa ra 5 dạng định hướng giá trị:

+ Toàn thể-bộ phận: các chủ thể trong HĐ của mình có thể tuân thủ theo
những quy tắc chung hoặc theo những tình huống đặc thù của hoàn cảnh. VD: một người nghiện không hút thuốc trong phòng vì có treo biển “cấm hút thuốc”, nếu có người hút thuốc ngồi cạnh, người này có thể lựa chọn hút theo hoặc không hút để tuân theo quy định.

+ Đạt tới-có sẵn: Dạng HĐ này thể hiện ở chỗ các chủ thể hành động có định hướng

+ Cảm xúc-trung lập: HĐ dạng này có thể định hướng đến việc thoả mẫn các nhu cầu trực tiếp, cấp bách đến những nhu cầu nào đó xa vời nhưng quan trọng

+ đặc thù-phân tán: Chủ thể hành động định hướng đến các đặc thù hoặc những đặc điểm chung của hoàn cảnh

+ Định hướng cá nhân-đinh hướng nhóm:Loại HĐ này thể hiện khẩ năng các chủ thể hành động vì lợi ích của bản thân cá nhân hay có tính đến lợi ích của nhóm.

Cách 3 của V. Pareto: Phân loại theo mức độ của ý thức hành động. ông chia HĐ của các cá nhân thành 2 dạng:

+ Hành động lôgic: là những HĐ hợp lý, có những mục đích được ý thức một cách rõ ràng, các nhân HĐ hướng vầo mục đích đó.

+ Hành động không lôgic: Là những HĐ bản năng, không được ý thức. Nó có cơ sở là một tổ hợp các bản năng, ham muốn, lợi ích … thúc đẩy, vốn là cố hữu của con người.

Nếu muốn download, xin vui lòng điền vào form tại đây và gửi tối thiểu 01 bài tập của 4 kì gần nhất đạt trên 7 điểm và chưa từng đăng tại blog này vào email baitapluat@gmail.com hoặc inbox facebook Diệp Hân Đặng. Những bạn nào không gửi bài tập, mình xin phép không gửi link download tài liệu lại. Cảm ơn đã ghé thăm blog và xin lỗi vì đã làm phiền các bạn!


No comments:

Post a Comment