10/05/2014
Đề bài tập học kỳ môn Đại cương văn hóa Việt Nam - Kì II năm học 2013 - 2014
1. Nhu cầu của việc nghiên cứu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
2. Phân tích luận điểm sau: "Văn hóa học là một bộ môn khoa học nghiên cứu về văn hóa như một chính thể tự biến đổi và đã phát triển".
3. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa miêu tả liệt kê. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
4. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa lịch sử. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
5. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa giá trị, chuẩn mực. Lấy ví dụ minh hoạt. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
6. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa tâm lí. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
7. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa cấu trúc. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
8. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa nguồn gốc. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
9. Quan điểm của bạn về cách tiếp cận văn hóa theo định nghãi UNESCO. Lấy ví dụ minh họa. Ưu, nhược điểm của cách tiếp cận đó.
10. Phân tích các đặc tính phổ quát của văn hóa. Lấy ví dụ minh họa.

11. So sánh các khái niệm sau: Bản sắc, văn hóa, văn minh. Lấy ví dụ minh họa.
12. Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp hệ thống - chính thể? Lấy ví dụ minh họa.
13. Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa phải sử dụng phương pháp liên ngành? Lấy ví dụ minh họa.
14. Tại sao khi nghiên cứu về văn hóa Việt Nam phải sử dụng phương pháp logic và phương pháp lịch sử? Lấy ví dụ minh họa.
15. Nhân học văn hóa là gì? Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam đã sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu và trưng bầy như thế nào?
16. Phân tích luận điểm sau: "Văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội".
17. Tại sao đại cương về văn hóa Việt Nam lại tập trung vào nghiên cứu văn hóa của các cộng đồng người sinh sống trong phạm vi lãnh thổ của nước CHXHCN Việt Nam hiện nay.
18. Bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam chính là đối tượng nghiên cứu chủ đạo của bộ môn Văn hóa Việt Nam.
19. Nghiên cứu văn hóa học và văn hóa Việt Nam có tác dụng giáo dục và bồi dưỡng nhân cách như thế nào? Liên hệ với đời sống văn hóa của sinh viên K36 hiện nay.
20. Nghiên cứu văn học và văn hóa Việt Nam có ý nghĩa gì trong việc lý giải các khuynh hướng lựa chọn cách ứng xử, cách hành động và triết lý sống của người Việt Nam. Liên hệ đời sống văn hóa của sinh viên Luật hiện nay.
21. ...
22. Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ "Nhân học - văn hóa". So sánh ... Việt Nam với các nước trong khu vực từ cách tiếp cận này.
23. Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ "Tôn giáo". Sự khác biệt này giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc như thế nào?
24. Tại sao tôn giáo lại là trụ cột của văn hóa. Việc phân định các nền văn hóa dựa vào tôn giáo trên thế giới hiện nay như thế nào?
25. Phân tích văn hóa Việt Nam từ góc độ "Giao lưu - tiếp hiến văn hóa". Nêu những biểu hiện cụ thể trong tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam.
26. Văn hóa Việt Nam chứa đựng những giá trị phổ quát chung của nhân loại như thế nào? Cần phải làm gì để văn hóa Việt Nam tiếp thu được những giá trị tinh hoa đó?
27. Vị trí của tôn giáo trong đời sống con người? Bạn có suy nghĩ gì về vấn đề xung đột tôn giáo trước bối cảnh hiện nay?
28. Phân tích đặc trưng của Phật giáo Việt Nam. Vai trò của Phật giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay?
29. Phân tích đặc trưng cảu Nho giáo Việt Nam. Vai trò của Nho giáo đối với xã hội Việt Nam hiện nay?
30. So sánh tôn giáo và tín ngưỡng. Lấy ví dụ minh họa.
31. Tín ngưỡng "phồn thực" là gì? Tại sao tín ngưỡng phồn thực lại là một yếu tố nổi trội trong văn hóa Việt Nam?
32. Tại sao tín ngưỡng thờ cúng tổ tiện lại trở thành tín ngưỡng "bản sắc" của người Việt?
33. Nội dung cơ bản của triết lí âm - dương. Người Việt đã vận dụng triết lí này trong cuộc sống như thế nào?
34. Phân tích những đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt. Liên hệ những ưu và hạn chế trong văn hóa giao tiếp của sinh viên đại học Luật Hà Nội.
35. Phân tích những đặc trưng của nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Chúng ta cần phát huy những giá trị nào để ngăn chặn những tác động tiêu cực trong quá trình hội nhập về đời sống văn hóa nghệ thuật ngày hôm nay?
36. Phân tích kết cấu, ý nghĩa một lễ hội mà bạn đã tham gia.
37. Phân tích ưu và khuyết của phẩm chất "linh hoạt với mọi tình thế và ứng xử mềm dẻo". Lấy ví dụ minh họa.
38. Tâm lí "sống lâu lên lão làng" đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm, biểu hiện trong văn hóa nhân cách người Việt như thế nào? Làm gì để khắc phục hạn chế đó?
39. "Cái tôi" trong nhân cách người Việt có ảnh hưởng gì đến quá trình hình thành "tư cách công dân" ở Việt Nam hiện nay?
40. Chủ nghĩa "cục bộ địa phương" có ảnh hưởng gì trong quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay?
41. Để xây dựng văn hóa đô thị văn minh, hiện đại, chúng ta cần phải vượt qua những trở lực nào trong văn hóa đô thị truyền thống?
42. Nhà nước - dân tộc là gì? Toàn cầu hóa tác động đến Nhà nước - dân tộc như thế nào?
43. Phân tích những yếu tố cấu thành chủ nghĩa yêu nước của người Việt.

No comments:

Post a Comment