26/10/2013
Bài tập học kỳ Luật Tài chính: Phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002
LỜI NÓI ĐẦU

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa – tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa – tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước.

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác ở trung ương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.

Trong vấn đề quản lý ngân sách nhà nước, quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là vấn đề rất phức tạp, làm sao vừa đảm bảo được tính tập trung thống nhất, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp chính quyền trong việc giải quyết tốt các vấn đề kinh tế – xã hội, bảo đảm kỷ cương trong quản lý ngân sách nhà nước theo pháp luật. Việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi hợp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong việc sử dụng ngân sách nhà nước một cách hợp lý nhất, vừa đảm bảo ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo trong nền tài chính quốc gia, mặt khác đảm bảo cho ngân sách địa phương chủ động xử lý các vấn đề trên địa bàn, vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho chính quyền các cấp hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Vì vậy, trong bài tập này em đã chọn đề bài: phân tích và nêu ý kiến pháp lý về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo Luật ngân sách 2002.
Bài tập học kỳ Luật Đất đai
Xem thêm: Tổng hợp bài tập tình huống Luật Đất đai có đáp án

Đề bài

Năm 2000, UBND xã Đông Bắc mua thanh lý nhà và lô đất rộng 1.800m2 của ngân hàng huyện để xây dựng trạm y tế. Sau khi đưa vào sử dụng, thì ko phù hợp do thiếu nước và xa trung tâm xã. Năm 2004, UBND xã Đông Bắc đã bán ngôi nhà và khu đất này cho ông Bi; đồng thời cam kết với ông Bi sẽ làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Việc chuyển nhượng có xác nhận của UBND xã Đông Bắc. Ông Bi đã ở trên khu đất này từ đó đến nay. Sau khi mua lô đất trên, ông Bi đã nhiều lần đề nghị UBND huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng ko được cấp. Năm 2007, UBND huyện thu hồi diện tích đất trên của gia đình ông để xây dựng chợ nhưng ko bồi thường cho gia đình ông

Hỏi:

1. Việc sử dụng đất của gia đình ông Bi có hợp pháp ko? Vì sao?
2. Hãy bình luận về những việc làm của UBND xã Đông Bắc
3. Gia đình ông có được bồi thường khi bị thu hồi đất ko? hãy đưa ra những lập luận pháp lý về việc này.
4. Hãy giúp ông Bi về trình tự thủ tục khiều nại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình
5. Giúp ông Bi soạn thảo nội dung đơn khiếu nại.
Đề bài tập học kỳ môn Tổ chức và hoạt động Interpol
Độ dài: 5 – 7 trang.

Tự chọn đề.

Bài số 1:
1. Vai trò của Interpol trong hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.
2. Nêu và phân tích ý nghĩa của các văn bản trong khung pháp lý của Interpol.

Bài số 2.
1. Đặc điểm của tình hình tội phạm rửa tiền và sự cần thiết của hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền.
2. Xác định các kênh của hoạt động quốc tế chống tội phạm.

Bài số 3.
1. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm ma túy.
2. Nêu và phân tích khái quát nội dung các văn bản trong khung pháp lý của Interpol.

Bài số 4.
1. Đặc điểm của tình hình tội phạm mua bán người và sự cần thiết của hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.
2. Các biện pháp tăng cường hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền.

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
Bài tập nhóm Interpol: quá trình hình thành và phát triển của Interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của Interpol.
A. MỞ ĐẦU

Interpol là tổ chức cảnh sát quốc tế, có quy mô toàn cầu với số lượng thành viên rất lớn, đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng chục năm. Trong quá trình này, có nhiều điểm riêng biệt, đặc thù mà các tổ chức quốc tế không có được

Trong số các hành vi phạm tội mà interpol tham gia phòng chống có tội mua bán người. Mua bán người là một trong những hành vi tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, thực tế cho thấy hiện trạng mua bán người trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi với quy mô rộng được mở rộng theo thời gian. Điều này đòi hỏi cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc phòng chống loại tội phạm này mà trong  đó, vai trò của interpol rất quan trọng.

Chính vì những điều trên, nhóm em xin chọn đề bài tập nhóm số 2 về quá trình hình thành và phát triển của interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của interpol để tiến hành nghiên cứu.
Bài tập học kỳ Tổ chức và hoạt động Interpol
I. Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán người.

Buôn bán người là một tội phạm theo quy định của pháp luật quốc tế và nhiều hệ thống pháp lý tại mỗi quốc gia và khu vực. Để giảm thiểu vấn nạn phức tạp này, cần đến vô số các chiến lược theo phạm vi các cấp của Interpol. Vai trò của Interpol trong hợp tác quốc tế phòng chống tội phạm mua bán người được thể hiện thông qua các phương diện sau:

- INTERPOL hỗ trợ cảnh sát quốc gia các nước trong việc triển khai các chiến dịch hành động cụ thể, nhằm mục đích phá vỡ mạng lưới tội phạm đằng sau các vụ buôn bán người.

INTERPOL đã tổ chức những buổi hội thảo để đào tạo các sĩ quan, cảnh sát một loạt các kỹ năng để các chiến dịch hành động được triển khai một cách hiệu quả nhất, trong đó bao gồm cả sự hậu thuẫn từ các cán bộ hải quan và môi trường, các tổ chức phi chính phủ, các quan chức từ Bộ Nội vụ Y tế và Xã hội, và các công tố viên,..
Đề bài tập lớn Học kỳ – Luật thi hành án Dân sự
Đề bài tập lớn Học kỳ – Luật thi hành án Dân sự
Tháng 3/2013

Yêu cầu: Từ 4 – 8 trang và không quá 5 sinh viên thực hiện cùng đề tài mỗi lớp.
Nộp bài vào buổi thảo luận tuần thứ 5.
  1. Lược sử về sự hình thành và phát triển của Luật thi hành án Dân sự Việt Nam.
  2. Quyền tự định đoạt của đương sự trong thi hành án dân sự.
  3. Phân biệt giữa biện pháp bảo đảm và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
  4. Cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả nhà, công trình xây dựng, vật kiến trúc khác.
  5. Cưỡng chế buộc trả vật, giấy tờ, chuyển giao sử dụng đất.
  6. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất.
  7. Biện pháp kê biên tài sản của người phải thi hành án.
  8. Xử lý tài sản của người phải thi hành án sau khi đã kê biên.
  9. Phân biệt các biện pháp cưỡng chế thi hành nghĩa vụ trả tiền.
  10. Phí và chi phí thi hành án dân sự.
  11. Vấn đề xã hội hóa thi hành án dân sự ở Việt Nam.
  12. Mô hình thừa phát lại và thực tiễn thực hiện ở Việt Nam.
  13. So sánh biện pháp kê biên tài sản trong Pháp luật thi hành án dân sự 2004 và Luật thi hành án dân sự 2004.
  14. Điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 và biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự.
  15. Điểm mới của Luật thi hành án dân sự 2008 và biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự.
Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.
Đề bài tập học kỳ Pháp luật bồi thường giải phóng mặt bằng
Danh mục bài tập học kỳ Pháp luật giải phóng mặt bằng

Course 3 Kỳ II năm học 2012 – 2013 – K35

Độ dài: 8 – 10 trang

Đề số 1

Đánh giá thực trạng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất? Nêu giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải quyết khiếu nại liên quan đến bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất?

Đề số 2

Đánh giá vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật của người dân trong việc thực thi các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng? Nêu các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác này?

Đề số 3

Phân tích vai trò của giá đất trong bồi thường, giải phóng mặt bằng? Trình bày những bất cập khi áp dụng các quy định về giá đất trong thực tế và nêu một số kiến nghị khắc phục?
Bài tập nhóm 2 Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nêu tiền đề ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam
1. Chủ nghĩa Mác-Lênin

Để đạt mục tiêu cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Phải dựa vào lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin. Khi huấn luận cán bộ cách mạng năm 1925-1927, Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng muốn giữ vững, phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ta ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy”.  Đảng mà không có một chủ nghĩa chân chính dẫn đường thì cũng giống như tàu không có bàn chỉ nam. Vì vậy có thể khẳng định rằng yếu tố đầu tiên của Đảng ra đời là phải có một chủ nghĩa chân chính dẫn đường đúng như Bác Hồ nói: “Bây giờ trên thế giới đang tồn tại nhiều chủ nghĩa, nhiều học thuyết những học thuyết chân chính nhất, cơ bản nhất, khoa học nhất đó chính là học thuyết Mác- - Lênin”.

Ở nước ta, sau khi Nguyễn Ái Quốc bắt gặp Luận cương của Mác–Lênin, Người đã khẳng định đó chính là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc và sinh tồn đất nước. Do vậy, Người tích cực truyền bá vào Việt Nam cụ thể là Nguyễn Ái Quốc đã lập ra tổ chức “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” để truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam (6/1925), chủ trương “vô sản hoá” truyền bá vào tận các hầm mỏ - nơi công nhân đang làm việc (1927)… Tuy nhiên khi tiếp cận với chủ nghĩa Mác–Lênin về việc thành lập Đảng cộng sản, Người cũng rất chú ý về việc vận dụng nó sao cho phù hợp với thực tiễn đất nước, không rập khuôn, sáo mòn.
Bài tập nhóm 1 Tư tưởng Hồ Chí Minh: Nêu quan điểm vận dụng của Đảng ta về vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới đất nước
Quan điểm vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta về vấn đề dân tộc được thể hiện trên những luận điểm sau:

1. Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.

Tổ quốc thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, với việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến luợc: xây dựng chủ nghĩa xã hội đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó chính là sự thể hiên tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới. Sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã được 19 năm. Thành tưu về chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, về đối nội và đối ngoại của đổi mới là rất to lớn. Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thành tựu đó là trong quá trình đổi mới Đảng ta luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “15 năm đổi mới (1986- 2000) đã cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Điều đó có ý nghĩa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tư tuởng Hồ Chí Minh, cốt lõi là tư tuởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng nước ta.

Trước nguy cơ “diễn biến hoà bình” trước việc một số thế lực lợi dụng vai trò giúp đỡ, viện trợ, đặt nhân quyền cao hơn chủ quyền để can thiệp vào công cuộc nội bộ của các nước, hiên nay, hơn lúc nào hết, chúng ta cần quán triệt lời dạy của Hồ Chí Minh: Mỗi một người phải nhớ rằng có độc lập mới tự lập, có tự cường mới tự do. Hồ Chí Minh khẳng định: “Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. Vận dụng tư tưởng trên đây của Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế toàn cầu hoá và thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX viết: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường.”