26/10/2013
Bài tập nhóm Interpol: quá trình hình thành và phát triển của Interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của Interpol.
A. MỞ ĐẦU

Interpol là tổ chức cảnh sát quốc tế, có quy mô toàn cầu với số lượng thành viên rất lớn, đã trải qua quá trình hình thành và phát triển hàng chục năm. Trong quá trình này, có nhiều điểm riêng biệt, đặc thù mà các tổ chức quốc tế không có được

Trong số các hành vi phạm tội mà interpol tham gia phòng chống có tội mua bán người. Mua bán người là một trong những hành vi tội phạm có tính chất xuyên quốc gia, thực tế cho thấy hiện trạng mua bán người trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi với quy mô rộng được mở rộng theo thời gian. Điều này đòi hỏi cần có sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc phòng chống loại tội phạm này mà trong  đó, vai trò của interpol rất quan trọng.

Chính vì những điều trên, nhóm em xin chọn đề bài tập nhóm số 2 về quá trình hình thành và phát triển của interpol, và những khó khăn trong quá trình hoạt động chống hoạt động buôn bán người của interpol để tiến hành nghiên cứu.

B. NỘI DUNG

I. Những khó khăn trong hoạt động chống tội phạm mua bán người và ‎ nghĩa của hoạt động mua bán hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.

1. Tình hình hiện nay về mua bán người và hoạt động chống hành vi mua bán người.

Trong những năm gần đây, mua bán người đã trở thành một vấn nạn, gây bức xúc trong toàn xã hội, không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới. Tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ, trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp; tính chất và thủ đoạn hoạt động ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt; nhiều trường hợp có tổ chức chặt chẽ và có tính xuyên quốc gia. Đáng chú ý là đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong…

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng, chống mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Điều này thể hiện ở chỗ:

Về chính sách, pháp luật, đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm bảo vệ quyền con người nói chung, quyền của phụ nữ và trẻ em nói riêng như: Hiến pháp; Luật Hôn nhân và gia đình; Bộ luật hình sự; Bộ luật Tố tụng hình sự; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh Phòng chống mại dâm; Pháp lệnh Xuất cảnh, nhập cảnh góp phần quan trọng vào việc phòng ngừa, ngăn chặn, trừng trị tội phạm mua bán người. Chính phủ cũng đã ban hành một số văn bản liên quan đến các lĩnh vực mà bọn tội phạm có thể lợi dụng để lừa gạt phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài bán.

Về thi hành pháp luật, trong 5 năm (2004 – 2009), lực lượng Công an, Biên phòng đã điều tra, khám phá 1.292 vụ, bắt 2.257 đối tượng (chiếm khoảng 10 – 15% số vụ việc xảy ra trên thực tế). Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 742 vụ, với 1.504 bị can. Tòa án nhân dân các cấp xét xử 748 vụ, với 1.367 bị cáo (kể cả án tồn). Ngoài ra, trong những năm qua Nhà nước ta đã tích cực triển khai thực hiện nhiều biện pháp, như: các biện pháp về kinh tế, xã hội; các biện pháp tuyên truyền, giáo dục trong hệ thống nhà trường và trong cộng đồng; biện pháp phục hồi, hỗ trợ nạn nhân hoà nhập cộng đồng, các chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm, phòng chống tội phạm, … nhằm phòng ngừa tệ mua bán người.

Về phương diện hợp tác quốc tế, chúng ta đã tăng cường phối hợp với các nước, các tổ chức quốc tế, nhất là hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Campuchia, Lào, Thái Lan và các tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), Cơ quan Phòng, chống ma tuý và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC), Dự án Liên minh các tổ chức Liên hợp quốc về phòng, chống buôn bán người (UNIAP), Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), … để triển khai nhiều hoạt động liên quan đến phòng, chống buôn bán người. Chính phủ cũng đã ký kết Hiệp định hợp tác song phương về phòng, chống buôn bán người với Campuchia (năm 2005), Thái Lan (năm 2008), ký kết Bản ghi nhớ lần 2 với Trung quốc về hợp tác phòng, chống buôn bán người.

Tuy nhiên, việc hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người còn nhiều hạn chế, nhất là thiếu các hiệp định, thỏa thuận quốc tế trong phòng, chống tội phạm mua bán người, nên rất khó khăn trong phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh, truy bắt tội phạm, cũng như giải cứu, tiếp nhận nạn nhân bị mua bán trở về.

2. Những khó khăn trọng hoạt động chống tội phạm mua bán người.

Trong những năm qua, tình hình mua, bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em trên các tuyến biên giới diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động tinh vi. Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo 130/CP của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh, và lực lượng Phòng chống tội phạm ma túy đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và các nước có chung đường biên giới đấu tranh có hiệu quả với hoạt động mua, bán người. Tuy nhiên, hiệu quả chưa đáp ứng với tình hình thực tế do một số nguyên nhân khách quan, bởi nước ta có đường biên giới dài với nhiều đường tiểu mạch, mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí thấp, đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn… Bên cạnh đó, tình hình người Việt Nam làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài, tình trạng xuất nhập cảnh trái phép, phụ nữ ở địa bàn biên giới lấy chồng người Campuchia không đăng ký kết hôn, tình hình tệ nạn xã hội ở ngoại biên… vẫn thường diễn ra; nhiều cơ sở kinh doanh ở khu vực biên giới hoạt động 24/24 giờ, có liên quan đến hoạt động mại dâm. Ngoài ra, do đời sống của một bộ phận người dân (nhất là vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa) còn nhiều khó khăn, nên họ phải rời địa phương đến vùng khác mưu sinh, trở thành “con mồi” để bọn tội phạm tiếp cận dụ dỗ thực hiện hành vi mua bán người.

Bên cạnh đó, sự mất cân bằng giới tính ở một số nước trong khu vực diễn ra khá nghiêm trọng, các dịch vụ giải trí nằm gần đường biên giới nước đối diện phát triển… đã kéo theo nạn mua, bán người gia tăng, khó kiểm soát. Một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, thiếu các kế hoạch và biện pháp cụ thể nên chưa tạo được phong trào rộng khắp để thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa và đấu tranh tội phạm mua, bán người. Công tác xây dựng và hoàn chỉnh pháp luật còn chậm, thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể, nên trong quá trình thực hiện khó khăn và thiếu thống nhất; nhiều văn bản pháp luật về phòng, chống mua, bán người còn phân tán, chưa tập trung vào một đầu mối. Nạn mua, bán người có tỷ lệ ẩn cao, việc tố cáo hành vi này còn ít do lệ thuộc về kinh tế, bị đe dọa hoặc thỏa thuận, nên nạn nhân và gia đình thiếu sự hợp tác, gây khó khăn trong công tác điều tra, xử lý.

Và cũng trong  bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, xu thế hợp tác và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, xuất hiện nhiều đường dây tội phạm mua, bán người xuyên quốc gia với những phương thức, thủ đoạn tinh vi. Trong khi đó, công tác quản lý ở nước ta còn nhiều bất cập, thiếu các chế tài hình sự để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý triệt để. Nhất là quản lý người nước ngoài, quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, xuất nhập cảnh, hợp tác lao động, kết hôn với người nước ngoài, cho nhận con nuôi… nên số người bị lừa ra nước ngoài bán có nguy cơ tiếp tục tăng nhanh.

Việc hợp tác quốc tế, nước ta còn thiếu các hiệp định tương trợ tư pháp, các kế hoạch hợp tác cụ thể nên rất khó khăn trong phối hợp, trao đổi thông tin, hỗ trợ điều tra xác minh và truy bắt tội phạm, cũng như giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận nạn nhân.

Với tình hình càng phức tạp như hiện nay thì ngày càng có thêm nhiều khó khăn trong việc phòng ngừa tội phạm này, tuy nhiên với sự kết hợp của nhiều biện pháp và của nhiều quốc gia trong việc phòng chống tội phạm mua bán người, hy vọng loại tội phạm này sẽ sớm đc ngăn chặn.

3. Ý nghĩa của hoạt động hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người.

Do tính chất “xuyên quốc gia” của tội mua bán người, việc truy cứu trách nhiệm đối với bọn tội phạm không thể tiến hành được nếu chỉ giới hạn trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia mà cần phải có sự hợp tác song phương và đa phương giữa các cơ quan chức năng của các quốc gia hữu quan. Các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc phòng chống mua bán người đã đề ra yêu cầu cấp thiết cho việc cần tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc hợp tác khu vực và quốc tế trong đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Chính vì vậy mà pháp luật của quốc gia và pháp luật khu vực, quốc tế có liên quan đến vấn đề này có cơ hội được đi sâu nghiên cứu và chỉnh sửa để hài hòa, phù hợp, gắn kết chặt chẽ với nhau hơn. Ví dụ như: Pháp luật của Việt Nam cần hoàn thiện để phù hợp hơn nữa với các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về buôn bán người. Ngoài ra Việt Nam còn cần ký kết thêm các hiệp đinh song phương với các quốc gia trong khu vực.

Ngoài ra, tại các hội thảo hợp tác quốc tế về phòng chống mua bán người còn giúp các nước trao đổi những kinh nghiệm quý báu trong công tác phóng chống mua bán người với nhau. Ví dụ như: Một số kinh nghiệm đáng quan tâm của các nước như năm 2009, Bộ Công an Trung Quốc đã xây dựng kho lưu trữ dữ liệu ADN của trẻ em cả nước, để có thể nhanh chóng xác minh thân phận của trẻ em bị buôn bán. Được biết đây là kho dữ liệu ADN trẻ em đầu tiên được xây dựng trên thế giới. Bộ Công an chỉ thị toàn bộ cơ quan công an cấp dưới, nếu nhận được tin trình báo trẻ em bị mất tích, bị bắt cóc hoặc bị buôn bán, phải lập tức tiến hành điều tra. Kho dữ liệu sẽ lấy máu từ cha, mẹ của nạn nhân bị bắt cóc, bị buôn bán hoặc mất tích để xác định số liệu ADN, tiện so sánh với số liệu ADN của nạn nhân.

II. Phân tích và đánh giá về quá trình hình thành và phát triển của Interpol.

1. Quá trình hình thành và phát triển của Interpol.

Vào những năm cuối của thế kỷ XIX các tổ chức, băng nhóm tội phạm quốc tế xuất hiện ngày càng nhiều và hoạt động trên phạm vi liên quốc gia,đã gây ra nhiều xáo trộn và tâm trạng bất an trong đời sống dẫn sự quốc tế. Trước tình hình đó, vấn đề hợp tác quốc tế của lực lượng cảnh sát quốc tế vô cùng cấp thiết, nhiều hội nghị ngoại giao quốc tế đã được triệu tập như hội nghị Liên đoàn luật hình sự quốc tế năm 1889; Hội nghị của tổ chức khoa học hình sự quốc tế năm 1905 tại Hăm Buốc Đức,…Tuy nhiên tất cả những hội nghị này mới chỉ đi đến việc đưa ra những tuyên bố mang tính chất kêu gọi, khuyến cáo chứ không đưa ra được cam kết pháp lý cụ thể nào.

Tháng 4/ 1914, theo sáng kiến của ông hoàng Albert đệ nhất của Công quốc Mônaco, Hội nghị cảnh sát quốc tế đã được tiến hành tại chính quốc gia này, Hội nghị là nơi gặp gỡ của các chuyên gia cảnh sát đại diện cho 26 quốc gia ở châu Á, quốc gia a thảo luận những vấn đề có liên quan và nhất trí thành lập một trung tâm lưu trữ và tỗ tụng dẫn độ tội phạm giữa các quốc gia. Tuy nhiện, Đại chiến thế giới lần thứ nhất đã làm cho các cam kết quốc tế được thông qua tại hội nghị không được thực hiện đầy đủ và trọn ven.

Ngày 7/9/1923, Hội nghị cảnh sát quốc tế đã được triệu tập tại Viên ( Áo) với sự tham gia của 138 đại diện cảnh sát của hơn 20 quốc gia, trong đó chủ yếu là các nước Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ. Tại hội nghị đã thông qua quyết định thành lập Ủy Ban cảnh sát hình sự quốc tế và quy chế của nó. Cơ quan Quốc tế này được coi là tổ chức tiền thân của Interpol.Chính vì vậy, ngày 7/9/1923 được coi là ngày ra đời tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế. Giai đoạn từ khi thành lập cho đến năm 1941 được coi là thời kỳ xây dựng cơ cấu, tổ chức và Pháp lý của Ủy ban cảnh sát hình sự quốc tế. Trong khuôn khổ hoạt động  của Ủy ban đã xây dựng được hệ thống danh sách “các cá nhân đặc biệt nguy hiểm” và “tàng thư lưu trữ các tội phạm quốc tế mà tính đến thập niên 30 đã bao gồm trên 100 nghìn cá nhân. Ngoài ra, hoạt động của Ủy ban trong thời gian này chủ yếu là hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi thông tin.

Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã làm gián đoạn hoạt động của Ủy ban cảnh sát hình sự quốc tế. Sau chiến tranh, lực lượng cảnh sát của 17 quốc gia a đề xuất sáng kiến phục hồi lại hoạt động của tổ chức này. Vào năm 1946 theo sáng kiến trên, hội nghị quốc tế đã được triệu tập tại Brucxen ( Bỉ). Tại hội nghị đại diện của các quốc gia a phê chuẩn các quy định tạm thời về mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mình thay thế cho Quy chế được thông qua năm 1923. Tuy nhiên cả Quy chế năm 1923 lẫn các quy định tạm thời đã không đáp ứng kịp với đòi hỏi và thực tế đời sống hiện tại. Vì vậy vào năm 1954, các bên tham gia kì họp thường niên của Ủy ban thông qua quyết định soạn thảo và biểu quyết quy chế mới của tổ chức và quy chế này đã  được các quốc gia chấp nhận  tại Viên năm 1956 và đổi tên Ủy ban thành Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế ( Interpol) đóng trụ sở tại thành phố Pari ( Pháp). Năm 1965, Đại hội đồng Interpol a chính thức đưa ra trách nhiệm và chính sách điều hành cho NCB. Năm 1971, Liên hợp quốc công nhận Interpol là tổ chức liên chính phủ. Năm 1972, , một hiệp định với nước Pháp công nhận  Interpol  là tổ chức quốc tế. Năm 1990 hệ thống truyền thông Interpol đưa ra có tên là X400 cho phép NCB  gửi tin nhắn điện tử cho nhau và cho Interpol trụ sở. Năm 1998, hệ thống thông tin Luật sư của Interpol được thiết lập – I – 24/7, cải thiện đáng kể việc truy cập cơ sở dữ liệu và các dịch vụ của Interpol với CNB. Năm 2003, lễ nhận chức chính thức của Trung tâm chỉ huy và điều phối tại Ban thư ký chung. Năm 2004, Văn phòng Liên lạc của Interpol được mở  tại Liên hợp quốc. Năm 2005, Interpol có thông báo đặc biệt cho cá nhân thuộc đối tượng và các biện pháp chống lại AL Quaeda và Taliban. Năm 2009, chính thức mở cửa văn phòng đặc biệt Châu Âu tại Brucssels…Căn cứ theo điều 4 quy chế Interpol thì bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng có thể ủy quyền cho cơ quan cảnh sát nước mình tham gia vào tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế này với tư cách là thành viên. Đơn xin gia nhập phải gửi cho Tổng thư ký Interpol. Quyết định cho phép thành viên phải được Interpol thông qua với 2/3 số phiếu. Số lượng các quốc gia thành viên của tổ chức quốc tế này càng gia tăng nhanh chóng do có sự đánh giá cao vai trò, vị trí và hiệu quả của nó trong đời sống quốc tế từ phía các quốc gia. Hiên nay Interpol có 190 quốc gia thành viên.

2. Đánh giá về quá trình hình thành và phát tiển Interpol

Như vậy, từ những phân tích trên rõ ràng chúng ta hoàn toàn có thể thấy được rằng interpol là một tổ chức có bề dày về lịch sử hình thành và phát triển. Và những đóng góp của interpol trong hợp tác an ninh trên trường quốc tế kể từ thời điểm ra đời cho đến nay là điều không ai có thể phủ nhận.

Tổ chức cảnh sát quốc tế interpol ngày nay được biết đến là một trong những tổ chức hàng đầu về hợp tác trong lĩnh vực an ninh trên phạm vi toàn thế giới. Để có được một interpol như ngày hôm nay, bản thân tổ chức này đã phải trải qua rất nhiều giai đoạn với những bước chuyển biến khác nhau. Số lượng các quốc gia thành viên tham gia ngày càng đông đảo (ở thời điểm hiện tại là 190 quốc gia) cũng như cấp độ liên kết hợp tác ngày càng sâu rộng hơn giữa tổ chức với các quoốc gia thành viên chứng tỏ sự trưởng thành của interpol.

Sự lớn mạnh của interpol mang đến sự bảo an nhất định cho nền an ninh chung của toàn cầu. Việc tổ chức này ra đời và phát triển là điều vô cùng cần thiết trong một thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Nó trưc tiếp mang lại lợi ích thiết thân cho tất cả các quốc gia thành viên đó là việc kiểm soát tội phạm quốc tế về khủng bố, ma túy và nhiều vấn đề liên quan đến an ninh khác mà nếu như không có vai trò của interpol thì quả thực rất khó ứng phó cho cá nhân quốc gia phải đối mặt với tội phạm đó.

C. PHẦN KẾT

Trên đây là bài nghiên cứu của chúng em về quá trình hình thành và phát triển của interpol, và những khó khăn trong hoạt động chống tội phạm mua bán người và ‎ ý nghĩa của hoạt động hợp tác quốc tế chống tội phạm mua bán người. Do lần đầu nghiên cứu về vấn đề này nên không thể tránh được sự thiếu sót, rất mong được các bạn và thầy cô đóng góp ý kiến để bài làm của chúng em hoàn thiện hơn.

Danh mục tài liệu tham khảo

1.http://hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Phap-luat/84/453/
2. http://www.anninhthudo.vn/Phong-su/Toi-pham-mua-ban-nguoi-Thu-doan-khong-ngung-thay-doi/436122.antd
3. http://www.vietnamplus.vn/Home/Tang-cuong-dau-tranh-chong-toi-pham-mua-ban-nguoi/201211/169856.vnplus
4. Pháp lệnh Phòng chống mại dâm
5. Pháp lệnh Xuất cảnh, nhập cảnh
6. Bộ luật hình sự
7. Bộ luật Tố tụng hình sự

Nếu bạn muốn download không mất phí, vui lòng điền thông tin và tên bài tập vào form dưới đây.

No comments:

Post a Comment