08/02/2014
Đề cương Luật Hiến pháp - Bài 4 - Chế độ kinh tế nước CHXHCN Việt Nam
I. Khái niệm chế độ kinh tế:

Chế độ kinh tế được hiểu là một hệ thống những nguyên tắc, những qui định điều chỉnh những quan hệ trong lĩnh vực kinh tế nhằm thực hiện những mục tiêu chính trị, kinh tế - xã hội nhất định; nó thể hiện trình độ phát triển của một xã hội, bản chất của NN, của chế độ xã hội.

- Chế độ kinh tế trong Hiến pháp hiện nay qui định:
+ Mục đích phát triển kinh tế;
+ Chính sách đường lối phát triển kinh tế;
+ Chế độ sở hữu, địa vị pháp lý của từng chế độ sở hữu;
+ Các thành phần kinh tế và địa vị pháp lý của các thành phần kinh tế;
+ Những nguyên tắc cơ bản để NN quản lý nền kinh tế.


II. Mục đích, phương hướng phát triển kinh tế của nhà nước CHXHCNVN:

1. Mục đích phát triển kinh tế: Đ16 HP92


“Làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân” trên cơ sở phát huy mọi năng lực sản xuất, mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế.

2. Chính sách phát triển kinh tế:

“NN nước ta xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ….NN ta thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN (Đ15 HP 1992)

- Độc lập tự chủ: là có khả năng tồn tại và đứng vững trước những nền kinh tế khác, không bị lệ thuộc, phát huy nội lực và tăng cường hợp tác giao lưu với các nước ngoài nhằm tận dụng vốn, chất xám, kĩ thuật tiên tiến của các nước khác.

- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:
+ Trước đây NN ta chủ trương “thực hiện một nền kinh tế quốc dân chủ yếu có 2 thành phần: thành phần kinh tế quốc doanh thuộc sở hữu toàn dân và kinh tế hợp tác xã thuộc sở hữu tập thể của nhân dân lao động” (Đ18 HP1980).
+ Hiện nay, NN ta chủ trương phát triển nền kinh tế hành hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa để xoá bỏ kinh tế tự cung, tự cấp kém phát triển, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần để tiến tới sự chuyên môn hoá, phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với năng lực của người lao động, của mối đơn vị kinh tế; mỗi thành phần kinh tế sẽ phát huy được sức mạnh của mình trong qua trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng cường khả năng hợp tác, ứng dụng KHKT và công nghệ của các đơn vị kinh tế.

* Ưu điểm của nền KTTT: các đơn vị kinh tế được quyền tự chủ trong sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Cơ chế thị trường có tác dụng phát huy được tính năng động và sáng tạo và hiệu quả của các đơn vị kinh tế, tránh hiện tượng trì trệ, ỷ lại vào NN.

* Khuyết điểm: Vì lợi nhuận làm phát sinh hiện tượng làm hàng giả, kém chất lượng, buôn lậu, phân hoá giàu nghèo, bóc lột lao động làm thuê…


III. Hình thức sở hữu và các thành phần kinh tế:


1. Hình thức sở hữu:

HP 1992 thừa nhận nhiều hình thức sở hữu: NN, tập thể, tư nhân.

a. Sở hữu toàn dân: là sở hữu trong đó toàn thể nhân dân là chủ sở hữu đối với tài sản. NNCHXHCNVN là người đại diện cho nhân dân.

- Chủ thể của sở hữu nhà nước: NN là chủ thể duy nhất của sở toàn dân. Các cơ quan NN, các tổ chức xã hội và công dân được NN  giao vốn, các tư liệu sản xuất, các phương tiện làm việc…để quản lý, sử dụng. NN  không giao quyền sở hữu mà chỉ giao cho quyền sử dụng.

- Khách thể của sở hữu NN: Đ17 HP 1992

Chú ý: khách thể của sở hữu NN còn có các tài sản khác mà PL qui định là của NN.

- Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu NN:

+ Bằng con đường tiếp thu những tài sản của NN, chế độ cũ để lại.
+ Bằng con đường tịch thu, trưng thu những tài sản của bon việt gian, của bọn làm ăn phi pháp hoặc những tài sản mà NN qui định thuộc sở hữu của NN như di sản văn hóa, kim khí, đá quý nằm trong lòng đất.
+  Bằng con đường thu thuế.
+ Bằng con đường quốc hữu hóa những cơ sở kinh tế của địa chủ, phong kiến.
+ Bằng sự giúp đỡ không hoàn lại của các nước, các tổ chức, cá nhân trong nước và trên thế giới…

b. Sở hữu tập thể: là sở hữu của các hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình góp vốn, góp sức cùng hợp tác sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi để thực hiện mục đích chung được qui định trong điều lệ.

- Chủ thể của sở hữu tập thể: là các hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã mua bán, htx thủ công nghiệp, tập đoàn sản xuất...

- Khách thể của sở hữu tập thể: vốn, những tư liệu sản xuất (trâu bò, nông cụ, máy móc, nhà xưởng…) và những tư liệu tiêu dùng trong sinh hoạt (nhà ở, bàn ghế, phương tiện đi lại…). Những tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất, hầm mỏ, sông hồ không thể khách thể của sở hữu tập thể.

- Cơ sở pháp lý để hình thành sở hữu tập thể:

+ Bằng cách đóng góp tự nguyện của các thành viên trong tổ chức.
+ Bằng nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất, kinh doanh, để có tích lũy, mở rộng sản xuất.
+ Bổ sung nhờ sự giúp đỡ của nhà nước cũng như các tổ chức khác, cá nhân trong và ngoài nước.

c. Sở hữu tư nhân:

Sở hữu tư nhân là hình thức sở hữu của cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình trong đó có vốn, tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Sơ hữu tư nhân bao gồm sở hữu của hộ cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.

- Chủ thể của sở hữu tư nhân: là từng cá nhân công dân.

- Khách thể: (Đ58) bao gồm vốn, những tư liệu trong sản xuất và trong sinh hoạt như nông cụ, máy móc, nhà, xưởng, các phương tiện đi lại…Những tư liệu là ruộng đất, hầm mỏ, sông hồ, tài nguyên thiên nhiên không thể là khách thể của sở hữu tư nhân.

- Cơ sở pháp lý hình thành sở hữu tư nhân:
+ Bằng con đường thu nhập hợp pháp. Bằng sức lao động của cá nhân.
+ Bằng con đường thừa kế.


2. Thành phần kinh tế:


a. Kinh tế nhà nước:

- Kinh tế NN không chỉ bao gồm các doanh nghiệp NN  hoạt động kinh doanh mà cả các doanh nghiệp NN hoạt động công ích, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa xã hội thuộc sở hữu NN, toàn bộ đất đai, hầm mỏ và các tài nguyên khác thuộc sở hữu NN.
- Các đơn vị kinh tế thuộc thành phần kinh tế NN được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu NN là chủ yếu. Đây là những đơn vị kinh tế mà toàn bộ vốn hoặc phần vốn lớn do NN đầu tư.

b. Thành phần kinh tế tập thể:

- Kinh tế tập thể là một hình thức tổ chức kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ (bao gồm nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và dịch vụ nhỏ) dựa trên sự liên kết kinh tế theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, cùng có lợi.
- Kinh tế tập thể được hình thành và phát triển trên cơ sở chế độ sở hữu tập thể là chủ yếu. Bên cạnh kinh tế tập thể còn có kinh tế gia đình.

c. Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân:

- Là kinh tế của những người không phải là cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước tại chức hoặc xã viên HTX, có vốn, tư liệu sản xuất, kĩ thuật chuyên môn và sức lao động đứng ra sản xuất kinh doanh dưới các hình thức hộ cá thể, hộ tiểu thủ công nghiệp, xưởng, cửa hàng, xí nghiệp tư nhân (bao gồm những tổ chức sản xuất kinh doanh cùng tính chất như công ty tư doanh, công ty cổ phần, tổ hợp tư doanh…)
- Đối với kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đều hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là chủ yếu.

d. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước:

Là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa NN với các tổ chức kinh tế và cá nhân (trong nước và ngoài nước) trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

e. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài:

IV. Các nguyên tắc quản lý nhà nước về kinh tế:

- NN thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách.
- NN phải phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp một cách hợp lý.
- NN phải kết hợp giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và NN.

No comments:

Post a Comment