14/04/2015
Đánh giá nguyên tắc pháp căn trong bộ Hoàng Việt luật lệ - Bài tập học kỳ Lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam
Xã hội càng phát triển, nhất là trong bối cảnh thế giới đang có xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá và hợp tác quốc tề thì vai trò của pháp luật và pháp chế ngày được khẳng định. Nước ta đang cố gắng xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, linh hoạt, tiến bộ,…phù hợp với sựu phát triển của đất nước. Trong lịch sử của nước ta thời phong kiến đã hình thành khá nhiều bộ luật. Các bộ luật sau đều có sự kế thừa và phát triển các bộ luật trước. Bộ luật cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam là bộ luật Gia Long. Đây là một bộ luật được các nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật nước ta quan tâm nghiên cứu nhiều. Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong bộ Hoàng Việt luật lệ là nguyên tắc pháp căn. 

Để hiểu rõ về nguyên tắc này em xin chọn đề 12:” Đánh giá nguyên tắc pháp căn trong bộ Hoàng Việt luật lệ”.

B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. Một số vấn đề lí luận chung

1. Khái quát về bộ Hoàng Việt luật lệ

Năm 1802 với sự ra đời của triều Nguyễn, trong thời sơ Nguyễn này vua Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) người có góp công đầu trong việc thống nhất nước nhà. Từ khi lên ngôi ông phải đảm nhiệm rất nhiều công việc trọng đại mà cũng đã phải thừa hưởng một di sản nội chiến dài. Suốt thời gian chiến tranh mọi việc trong nước bị đình đốn và riêng pháp luật bị coi như bị lãng quên hoàn toàn. Thế nên sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Gia Long phải giải quyết nhiều vấn đề được ông đặc biệt quan tâm. Đó là việc ông ra lệnh cho triều thần biên soạn một bộ luật nhằm làm công cụ cho công cuộc trị nước lâu dài. Nguyễn Văn Thành được cử làm Tổng Tài cùng với Vũ Trinh và Trần Hựu chịu trách nhiệm trước nhà vua về xây dựng bộ luật. Năm 1812, Gia Long viết Lời tựa mở đầu bộ luật, trong đó khái lược về tư tưởng và thành tựu lập pháp, chỉ rõ yêu cầu cấp thiết của việc ban hành bộ luật, đồng thời khẳng định ý nghĩa cuả pháp luật trong thực tiễn. Bộ luật được soạn xong và lần đầu tiên được in tại Trung Quốc. Năm 1815, bộ luật được in thành sách ban hành trên phạm vi toàn quốc. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một bộ luật thống nhất từ Đàng Trong đến Đàng Ngoài được ban hành.

Hoàng Việt luật lệ có 398 điều và 30 điều tỷ dẫn, chép trong 22 cuốn. Có sáu thể loại do ứng với việc sáu Bộ lại, Công, Lễ, Hộ, Binh, Hình phụ trách.

Về nội dung: Hoàng Việt luật lệ được xây dựng trên cơ sở khảo xét, tham chiếu bộ luật Hồng Đức (tức Quốc triều Hình luật,  là bộ luật của nhà Lê), nhưng chủ yếu là mượn bộ luật của nhà Thanh, dù đã được chỉnh sửa và cập nhật cho phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong 398 điều thì 397 điều là chép lại Đại Thanh luật lệ. Chỉ có một điều là rút từ Quốc triều Hình luật. 

2. Khái niệm nguyên tắc pháp căn

Những nguyên tắc của Hoàng Việt luật lệ chủ yếu được trình bày trong phần Danh Lệ, gồm 9 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc luật định, nguyên tắc so sánh luật, nguyên tắc xét sử theo luật mới, nguyên tắc chiếu cố, nguyên tắc thưởng phạt, nguyên tắc người thân thuộc được che giấu tội cho nhau, nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự, nguyên tắc luận tội theo tang vật, nguyên tắc chuộc tội bằng tiền. Trong đó nguyên tắc luật định hay còn được gọi là nguyên tắc pháp căn hoặc vô luật bất hình là nguyên tắc cơ bản nhất để xác định thế nào là một hành vi phạm tội. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của hầu hết các hệ thống pháp luật Đông-Tây. Nguyên tắc này có nghĩa là căn cứ vào những quy định của pháp luật để xét sử cho đúng.

II. Đánh giá nguyên tắc pháp căn trong bộ Hoàng Việt luật lệ

Hoàng Việt Luật Lệ cũng như Quốc Triều Hình Luật đều chịu ảnh hưởng của hệ thống hình phạt Trung Hoa. So với triều Lê, hình phạt triều Nguyễn hà khắc hơn, nội dung ý nghĩa và cách áp dụng được giải thích rõ ràng. Tại Điều 1 Hoàng Việt Luật Lệ không còn quy định hình phạt tử hình bằng lăng trì. Tuy nhiên ở một số điều luật cụ thể như Điều 223 (Mưu phản đại nghịch), Điều 283 (Nô tỳ đánh gia trưởng) vẫn quy định hình phạt tử hình bằng lăng trì.

Điều 380- HVLL quy định:”Phàm quan  ty khi xử tội đều phải dẫn đủ luật lệ. Ai trái thì bị phạt 30 roi”. Dẫn đủ là dẫn hết những điều ghi chép. Như vậy theo quy định của điều luật này thì các quan xử án phải tuân theo điều luật và các điều lệ trong bộ luật nếu làm sai thì sẽ bị phạt 30 roi. Từ đó sẽ tránh được hiện tượng các quan ty làm cắt xén, thêm, dẫn không đúng ý luật do gian dối, đảm bảo được sự công bằng cho bị cáo. Hoặc theo Điều 378 quy định:” Phàm quan ty xử người không đúng pháp (như đáng nhẽ dùng roi mà dùng gậy) thì bị phạt 40 roi. Nhân đó làm chết thì bị phạt trăm trượng, [quan lại nơi ấy] đều thu 10 lượng bạc cho việc chôn cất( cấp cho gia đình người chết), người bị trượng đều được giảm một bực (khỏi thu bạc)”. 

Nghiêm cấm việc sử dụng các bản án chưa được biên soạn vào Bộ luật làm mẫu mực để xét xử. Nếu thấy bản án nào có tính điển hình cho phép gửi bản trình lên Bộ hình xem xét. Sau thỉnh lên vua xem làm Định Lệ. Đây cũng là hình thức pháp luật được triều Nguyễn thừa nhận ( Điều 233, 237) ngày nay gọi là Án Lệ hoặc Tiền Lệ Pháp.

Nếu theo Lệnh đặc biệt của vua thì tạm thời xử trị không được viện dẫn để xét xử các việc khác. Nếu quan che chở cho việc làm cong pháp luật đưa đến tội thì xử tội sơ ý hoặc cố ý thêm bớt tội cho người; phải thẩm xét lại rõ ràng và cải chính ngay. Điều 377 quy định:”Phàm quan thủ lãnh, quan phó của giám làm thượng ty, quan hạ ty phẩm cấp cao dưới quyền và quan cao của bộ dân cùng đánh nhau, đều xử theo luật người thường đánh lộn. (Một mặt coi giám lân là trọng, một mặt coi phẩm cấp là quý thì không nên bắt nhốt bộ dân hạ ti). Nếu không phải dưới quyền của nhau, nhưng phẩm cấp các quan bằng nhau cùng đánh nhau thì cùng xử như nhau theo luật người thường đánh lộn.”. Điều 378:” Phàm quan trong hạng, ở kinh thành, cửu phẩm trở lên mà đánh nhau, (không phải quan quản lí mình) từ nhị phẩm trở lên( là tôn quý ) [thì không kể là trưởng quan hay quan phó] đều bị phạt 60 trượng, đồ 1 năm (chỉ đánh là bị tội, còn như có vết thương cho đến nội tổn thổ huyết cũng vậy) làm bị thương sứt gãy trở nên, nếu quan ngũ phẩm trở lên đánh làm bị thương (không phải quan quản lí mình)-tam phẩm trở lên thì tăng 2 bậc tội của người thường đánh, làm bị thương (không được tăng đến chết vì quan phẩm càng cao thì tội nhẹ để phân biệt quí tiện). Điều 379:” Phàm sai nhân (thuộc bộ phận bên ngoài) của quan  ty đi thu lương tiền gồm những việc công mà bị [những bộ nộp thuế, người phải làm việc công] kháng cự, không phục theo và đánh những sai nhân ấy, thì phạt 80 trượng; nếu gây thương tích nặng cho đến làm nội tổn thổ huyết trở lên và kẻ đánh người sai nhân là quan chức hay tôn thuộc tôn trưởng, phạm tội gốc (tội đánh người) nặng [hơn người thường đánh lộn] thì mỗi thứ, trên tội nặng đó, tăng 2 bậc tội. Mút tội là 100 trượng, lưu 3000 dặm, cho đến tàn tật nặng thì xử thắt cổ (giam chờ) , làm chết người thì bị chém (giam chờ) [đây là hộ nộp thuế và người quản phải làm việc công vốn không phải có tội mà ỷ lại mạnh chống lại lịnh. Nếu sái hạn nộp thuế, cộng sự sai lộn những kẻ phạm ấy đã có điều luật nói về tội của người kháng cự việc bắt bớ]. Trường hợp không có luật qui định mà có Lệnh vua cấm ngăn thì theo lệnh mà xử. Như vậy Bộ luật Gia Long cũng thể hiện được sự công bằng của pháp luật không phân biệt thành phần xã hội, quan mà phạm tội thì cũng xử như dân thường. Điều đó đã tránh được phần nào tình trạng lộng quyền của các quan. Và pháp luật hiện giờ của nước ta cũng như vậy: trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

Điều 385 Bộ luật này quy định:”Phàm đàn bà phạm tội, trừ phạm tội gian dâm và tội chết mới bị giam cầm, còn những tội khác thì trách phạt rồi giao cho chồng y quản cố. Người không có chồng thì trách phạt, giao cho thân thuộc có chế độ tang phục, lân lí bảo quản. Tùy nha môn cho phép, chờ, không được đồng loạt giam cầm. Ai trái, bị phạt 40 roi.”. “ Nếu phụ nữ đang mang thai phạm tử tội thì cho phép mụ bà vào nơi cấm chăm sóc, cũng cho phép sau khi sinh nở 100 ngày mới hành hình. Chưa sinh nở mà hành hình thì kẻ thi hành bị phạt 80 trượng”…Như vậy điều luật đã thể hiện tính nhân đạo, công bằng với người phụ nữ. Nó đã tiến bộ hơn so với những bộ luật phong kiến trước đó. Và pháp luật hiện tại của nước ta cũng như vậy coi trọng người phụ nữ.

Bộ luật còn dự liệu trường hợp “bất hưng vi”. Theo Điều 351 :Phàm không nên làm mà làm thì phạt 50 roi, sự lý nặng thì phạt 80 trượng”. Luật giải thích rằng: việc người ta phạm không có ghi trong luật lệ đều không thể buộc tội. Nhưng lường đo tình lý không thể gọi là không có tội nên xử theo bất ưng vi. Điều luật này đã tạo ra một ngành lang pháp lý để hạn chế và xử phạt những hành vi trái với luân thường bổ sung cho nguyên tắc pháp căn. 

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Hoàng Việt luật lệ là một bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói đây là một bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam. Tuy hình phạt triều Nguyễn hà khắc hơn nhưng  nội dung, ý nghĩa và cách áp dụng được giải thích rõ ràng. Bên cạnh đó bộ luật cũng thể hiện được sự công bằng, nhân đạo…

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2012.
2. Khoa Luật-Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia,2008.
3. Hoàng Việt luật lệ, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1994.
4. Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam thông khảo, Sài Gòn, 1974.
5. Đại Việt sử kí toàn thư, tập 1, 2, 3, 4, Nxb.Khoa học xã hội, 1993.

No comments:

Post a Comment