Nêu và phân tích ý nghĩa của các văn bản trong khung pháp lý của INTERPOL
Khung pháp lý của Interpol gồm những văn bản sau:
- Điều lệ của Interpol
- Những quy định chung
- Những quy tắc về thủ tục của Đại hội đồng
- Những quy tắc về thủ tục của ban điều hành
- Những quy định về tài chính
- Những quy tắc về điều chỉnh xử lý thông tin
- Những quy tắc kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol
a)Điều lệ Interpol
Năm 1956, bản điều lệ của Interpol mới được ban hành. Điều lệ của Interpol là văn bản thỏa thuận quốc tế trong đó khẳng định các thành viên chính thức là chính phủ của tất cả các quốc gia tham gia điều lệ vào thời điểm văn bản này được ban hành vào năm 1956 và quy định tiến trình gia nhập Interpol đối với các quốc gia chưa phải là thành viên vào năm 1956.
Với tư cách là văn bản pháp lý cơ bản của Interpol, điều lệ quy định khái quát muc tiêu của tổ chức này, điều lệ thiết lập trách nhiệm, quyền hạn của Tổ chức để bảo đảm sự hợp tác rộng nhất có thể giữa tất cả các cơ quan cảnh sát điều tra tội phạm và để ngăn chặn các tội phạm được quy định chung trong luật hình sự (Điều 2). Ngoài ra trong cũng Điều lệ cũng quy định về cơ cấu tổ chức của Interpol một cách chặt chẽ và khái quát như: cơ quan Đại hội đồng, Ban điều hành, Tổng thư ký, Văn phòng trực thuộc quốc gia, Ủy ban kiểm soát hồ sơ; về ngân sách và cơ sở vật chất; về quan hệ với các tổ chức quốc tế khác…
Có thể nhận xét, Điều lệ Interpol đóng vai trò là nền tảng pháp lý vững chắc trong việc đưa ra các quy định rất đầy đủ về mọi mặt của tổ chức Interpol.Điều lệ Interpol đã tạođược cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho sự phát triển và hoạt động của Interpol.
b)Những quy định chung
Văn bản những quy định chung của Interpol quy định các vấn đề: kỳ họp Đại hội đồng bao gồm thời gian, địa điểm triệu tập kỳ họp Đại hội đồng (Điều 2 – Điều 8); chương trình nghị sự của kỳ họp Đại hội đồng (Điều 9-Điều 18); quy định kỳ họp bất thường của Đại hội đồng (Điều 14, 15); các đoàn đại biểu và bầu cử tại kỳ họp (Điều 16-25), cách thức làm việc (Điều 26-32); công việc của Ban thư ký (Điều 33, 34); việc thành lập các ủy ban (Điều 35-38); bầu ban lãnh đạo (Điều 39041), bầu tổng thư ký (Điều 42-45); vấn đề ngân sách, tài chính và ngôn ngữ…
Nếu Điều lệ Interpol đưa ra những khái niệm tổng quát về cơ cấu tổ chức của Interpol thì trong quy định chung đã quy định cụ thể cách thức tiến hành tổ chức bộ máy hoạt động của Interpol. Điều này đã giúp cơ sở pháp lý của Interpol chặt chẽ, vững chắc và đầy đủ, dễ dàng thực hiện trên thực tế.
c) Những quy tắc về thủ tục của đại hội đồng và Những quy tắc về thủ tục của Ban điều hành
Trong những quy định chung đã quy định về vấn đề cơ cấu tổ chức của Interpol, tuy nhiên, các vấn đề về các kỳ họp, chương trình nghị sự, việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các cơ quan này vẫn tiếp tục được thể hiện rất chi tiết trong từng văn bản pháp lý riêng biệt. Nếu chỉ quy định các vấn đề cơ cấu tổ chức chung chung trong cùng Điều lệ thì có thể gây khó khăn trong việc tổ chức hoạt động của các cơ quan của Tổ chức Interpol. Chính vì thế việc tách thủ tục của từng cơ quan thành các văn bản khác nhau sẽ giúp cho các cơ quan thực hiện bộ máy tổ chức và chức năng nhiệm vụ một cách dễ dàng, thuận lợi hơn.
d) Những quy định về tài chính
Để một tổ chức có thể hoạt động vững vàng cần phải có một nguồn tài chínhổn định.Chính vì vậy việc xây dựng nguồn tài chính và quản lý tài chính là vô cùng quan trọng.“Những quy định về tài chính” là văn bản pháp lý quy định về các nguồn tài chính và việc quản lý các nguồn này của Interpol. Văn bản này quy định những vấn đề như: bộ phận nào có thẩm quyền cam kết với những nguồn cung cấp tài chính, xây dựng dự thảo ngân sách và thực hiện ngân sách, các tài sản và các quỹ của tổ chức cũng như việc kiểm toán. Thông qua văn bản này, Interpol có thể sử dụng các cách thức khác nhau gia tăng nguồn tài chính, đồng thời có phương pháp quản lý tài chính hợp lý.
đ) Các quy tắc điều chỉnh việc xử lý thông tin và các quy tắc kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol
Để đảm bảo cho hoạt động trao đổi thông tin được thực hiện hiệu quả và bảo mật, một số văn bản khác cũng được ban hành như: Các quy tắc điều chỉnh việc xử lý thông tin và các quy tắc kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol.
Việc trao đổi thông tin được tiến hành giữa các cơ quan cảnh sát quốc gia thành viên, tổ chức liên chính phủ, còn các đối tác của Interpol không có quyền tham gia. Ngoài ra các cá nhân có thể gửi thông tin tới Interpol.Điều này đặt ra vấn đề để trao đổi và khai thác được thông tin cần đáp ứng được những điều kiện để truy cập, đăng ký, thay đổi. Quy tắc điều chỉnh việc xử lý thông tin cũng hướng đến tạo ra cơ chế độc lập trong việc trao đổi, tìm kiếm thông tin giữa các bộ máy hợp tác cảnh sát và tư pháp khác.
Đối với việc xử lý thông tin bao gồm các văn bản sau:
- Những quy tắc xử lý thông tin vì mục đích hợp tác cảnh sát quốc tế (RPI)
- Những quy tắc thi hành RPI
- Những quy tắc điều chỉnh việc truy cập hệ thống thông tin liên lạc và dữ liệu của Interpol bởi tổ chức liên chính phủ.
Đối với các quy tắc kiểm soát thông tin và truy cập hồ sơ của Interpol được điều chỉnh trong các văn bản sau: Văn bản này điều chỉnh các vấn đề như: vai trò của Ủy ban kiểm soát hồ sơ của Interpol (Điều 1), thành phần của Ủy ban này (Điều 2), nhiệm kỳ của thành viên ủy ban (Điều 3), những vấn đề có thể yêu cầu và gửi tới Ủy ban (Điều 4); việc thực hiện chức năng ủy ban (Điều 5), việc xử lý kết quả xác minh thông tin bởi ủy ban…Các mức độ mức độ kiểm soát khác nhau được đặt ra để bảo đảm tương thích với các nguyên tắc này. Các nguyên tắc này liên quan đến việc kiểm soát thông tin bởi Văn phòng Interpol quốc gia, bởi Ban tổng thư ký và bởi bộ phận kiểm soát độc lập dược biết đến dưới tên gọi Ủy ban kiểm soát hồ sơ của INTERPOL. Bên canh đó, việc trao đổi thông tin giữa 190 quốc gia thành viên của Interpol được thực hiện theo các hướng dẫn khắt khe và chặt chẽ để bảo đảm tính hợp pháp và chất lượng của thông tin cũng như bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Có thể thấy rằng việc trao đổi thông tin là rất cần thiết, tạo ra được nguồn dữ liệu đồ sộ cho các quốc gia thành viên có thể dễ dàng tìm kiếm, xác minh tội phạm, hành vi phạm tội, nguồn gốc phạm tội…Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin không được tiến hành ồ ạt, thiếu cơ chế kiểm soát bởi có nhiều thông tin nhạy cảm, quan trọng mà chỉ những cơ quan là thành viên mới có quyền tiếp cận. Chính vì vậy, việc quy định chủ thể có quyền trao đổi thông tin, các quy tắc kiểm soát thông tin đã tạo điều kiện cho dữ liệu thông tin ngày càng phát triển nhưng cũng được bảo mật an toàn tuyệt đối.
Bên cạnh đó còn có Bản thỏa thuận về trụ sở của Tổ chức với quốc gia sở tại quy định về tư cách pháp lý của các trụ sở và văn phòng của tổ chức cũng như các cơ sở vật chất của tổ chức.Interpol được thừa nhận là một tổ chức quốc tế bởi LHQ và bởi các quốc gia khác mà ở đó tổ chức này có cơ sở. Cụ thể hiện nay bằng các thỏa thuận này Interpol đang đặt trụ sở chính tại Lion Pháp và có văn phòng đại diện tại 7 quốc gia bao gồm: Argentina, Cameroon, Cote d’lvoire,Zibabue, El Salvador, Kenya và Thái Lan. Những thỏa thuận này thiết lập quyền của tổ chức được công nhận bởi quốc gia sở tại, cụ thể là các quyền hạn của tổ chức được ban hành các quy định và quy tắc riêng của tổ chức để áp dụng trong phạm vi cơ sở của mình, những quyền ưu đãi và miễn trừ mà quốc gia sở tại cho phép tổ chức được hưởng để tạo điều kiện cho tổ chức làm tròn nhiệm vụ của mình.
Ngoài ra, để thực hiện sứ mệnh hợp tác với các tổ chức khác nhằm phòng chống tội phạm quốc tế,Interpol đã ký 1 số thỏa thuận hợp tác với các tổ chức quốc tế khác, bao gồm cả Liên hợp quốc và Liên minh châu Âu. Nhiều công ước quốc tế và Hiệp định song phương đã đề cập đến Interpol như một phương tiện chuyển giao những tin tức tình báo về tội phạm đáng tin cậy và nhạy cảm.
Có thể nhận xét rằng, khung pháp lý của Interpol chặt chẽ, quy định đầy đủ các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của Interpol, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho Interpol tiếp tục hoàn thiện và thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình.
No comments:
Post a Comment