04/11/2014
Bài tập học kì - Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền
Vai trò của INTERPOL trong hợp tác quốc tế chống tội phạm rửa tiền


Rửa tiền từ những nguồn thu nhập phi pháp là hành vi đã xuất hiện từ lâu, nhưng trong vòng 20 năm gần đây mới được nghiên cứu, xem xét và quy định trong Luật ở một số quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình toàn cầu hóa và sự phát triển liên tục của công nghệ thông tin, hành vi rửa tiền ngày càng lớn về mặt quy mô, đa dạng, tinh vi về cách tiến hành và mang đậm tính quốc tế hơn bao giờ hết.

Rửa tiền là việc xử lý tiền do phạm tội mà có nhằm che đậy nguồn gốc bất hợp pháp của chúng nhằm hợp pháp hóa những món lợi thu được một cách bất chính từ hành vi phạm tội” . Đây là hành vi rất nguy hiểm. Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài chính toàn thế giới. Hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới” - một tội phạm quốc tế điển hình vì hành vi này mang 2 đặc trưng chính:
- Có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia.
- Muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia.


Để phòng chống tội phạm rửa tiền, một số quốc gia trên thế giới đã ban hành đạo luật chống rửa tiền.Tuy nhiên, đa phần các quốc gia, đặc biệt ở châu Á vẫn chưa nhận thức rõ rệt về loại tội phạm này.Chính vì thế việc cộng đồng quốc tế cần phải liên kết, hợp tác với nhau để xúc tiến các biện pháp, chính sách pháp luật về chống rửa tiền là rất cần thiết.Nhưng hiện nay sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đôi khi gặp những trở ngại rất lớn liên quan đến an ninh và chủ quyền quốc gia. Hiện nay, bên cạnh Đội đặc nhiệm chống rửa tiền FATF (1989), INTERPOL - Tổ chức cảnh sát quốc tế cũng đã có những vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng chống tội phạm rửa tiền.

Thứ nhất, INTERPOLkết hợp với lực lượng đặc nhiệm phòng chống rửa tiền (FATF), đưa ra các khuyến nghị với các nước thành viên đối với hành vi rửa tiền.
Được các nước G-7 thành lập vào năm 1989, Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) là một cơ quan liên chính phủ có mục tiêu phát triển và thúc đẩy những biện pháp chống rửa tiền.
Hiện nay, thành viên của tổ chức này gồm 31 nước và vùng lãnh thổ và hai tổ chức vùng.Ngoài ra, FAFT còn phối hợp với một số cơ quan quốc tế và các tổ chức quốc tế khác. Các cơ quan, tổ chức này là quan sát viên của FATF; các cơ quan, tổ chức này địa vị này tuy không có quyền bỏ phiếu nhưng được phép tham gia đầy đủ vào các phiên họp toàn thể và vào các nhóm công tác.
Theo dõi tiến độthực hiện các biện pháp chống rửa tiền của các thành viên; tổng kết và báo cáo về xu hướng, thủ đoạn rửa tiền và các biện pháp chống rửa tiền; và thúc đẩy việc chấp thuận và thực hiện các tiêu chuẩn của FATF về chống rửa tiền trên toàn cầu.
FATF đã cho phát hành 40 khuyến nghị chống rửa tiền cùng với tám khuyến nghị đặc biệt khác về chống rửa tiền và khủng bố và được biết đến với tên gọi là FATF 40+8.Các đề xuất này tập hợp các qui định toàn diện về hướng dẫn chống rửa tiền cho các chính phủ, các cơ quan lập pháp và hành pháp, các định chế tài chính và các tổ chức kinh doanh nói chung.

Hiện nay có hơn 130 quốc gia và lãnh thổ, đại diện cho khoảng 85% dân số thế giới và khoảng 90 - 95% sản lượng kinh tế toàn cầu đã thực hiện những cam kết chính trị để thực hiện khuyến nghị 40+8 của FATF. VN hiện vẫn chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên chính thức của FATF.
Thứ hai, INTERPOL cung cấp các thông tin về một số đối tượng đáng nghi; thông tin về một số lượng tiền chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi các quốc gia thành viên.

Tất cả 190 nước thành viên của INTERPOL được kết nối thông qua một hệ thống thông tin liên lạc an toàn được gọi là I- 24/7. Hệ thốngnày cung cấp những thông tin khẩn cấp, quan trọng cho cảnh sát mỗi nước 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Đồng thời đây I-24/7 chứa đựng khối lượngcơ sở dữ liệu tội phạm đồ sộ, giúp lực lượng có thẩm quyền tìm kiếm và kiểm tra dữ liệu trực tiếp chỉ trong một vài giây như: tội phạm bị nghi ngờ, giấy tờ bị đánh cắp, dấu vân tay, văn bản hành chính hay các công trình của nghệ thuật bị đánh cắp…

I-24/7 thường xuyên tiến hành kiểm tra các hoạt động diễn ra tại khu vực trong yếu là cửa khẩu, biên giới quốc gia.Theo mô tả của Ngân hàng thế giới (WB), tội phạm có rất nhiều “chiêu thức” để rửa tiền. Đầu tiên, các đối tượng sẽ đưa tiền do hoạt động phạm pháp mà có vào các định chế tài chính. Thủ đoạn phổ biến để tránh bị phát hiện là thực hiện đầu tư phân tán bằng cách chia các khoản “tiền bẩn” thành nhiều khoản tiền nhỏ dưới mức quy định. Tiếp theo, tiền được chuyển từ tổ chức tài chính này sang tổ chức tài chính khác để che giấu nguồn gốc và chủ sở hữu của tiền. Đây thực chất là quy trình tạo ra một chuỗi các giao dịch nhằm mục đích che đậy các nguồn tiền từ các hoạt động phi pháp và làm cho chúng ngày càng xa nguồn gốc ban đầu. Cuối cùng chúng “gột” số tiền đó bằng cách đầu tư vào hoạt động kinh doanh hợp pháp. Khi INTERPOL phát hiện đối tượng có những hành vi bị tình nghi là rửa tiền, cơ quan này sẽ lập tức gửi thông tin kèm theo những phân tích của loại tội phạm này, cảnh báo cho các nước thành viên nhanh chóng tìm kiếm, phòng chống tội phạm.
Bên cạnh các đối tượng bị tình nghi, Interpol còn kiểm tra số lượng tiền chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi các quốc gia và thông báo cho quốc gia thành viên kịp thời xác minh, ngăn chặn.Vấn đề nghi vấn sẽ được đặt ra khi số lượng tiền chuyển vào hoặc ra khỏi biên giới quốc gia đột ngột tăng lên bất thường và ồ ạt. Khoản tiền bất hợp pháp đó có thể được lưu thông qua ngân hàng hoặc mang trái phép qua cửa khẩu hay đi nước ngoài nhiều lần, nhiều cách khác nhau. 
Ở Việt Nam, hoạt động điều tra, xác minh đối tượng, số lượng tiền lưu chuyển đáng nghi cũng được thực hiện hiệu quả. Thông qua những báo cáo từ kênh hợp tác Interpol, cảnh sát Việt Nam đã có những thông tin kịp thời, mới nhất về tình hình hoạt động của các tổ chức tội phạm rửa tiền. Điển hình là vụ rửa tiền xuyên quốc gia đã được Công an Đà Nẵng phát hiện vào tháng 10/2008, bắt được thủ phạm là Baggio Carlitos Linska, quốc tịch Mozambique khi tên này đến chi nhánh một ngân hàng thương mại tại Đà Nẵng mở cùng lúc 2 tài khoản và có hơn 4,1 tỷ đồng được chuyển vào nhanh chóng. Ngay lập tức đối tượng này làm thủ tục để rút tiền ngay đã khiến cơ quan điều tra đặt ra nghi vấn, xác minh số tiền trên là khoản tiền bọn tội phạm đánh cắp từ một tài khoản nước ngoài.
Thứ ba, INTERPOL tham gia vào việc xác minh nguồn tiền đáng ngờ.

Cảnh sát các nước không thể tự mình nắm bắt được các thông tin khi nó đã vượt ra khòi biên giới quốc gia. Việc xác minh nguồn tiền trong nước có thể dễ dàng thực hiện, tuy nhiên khi một nguồn tiền lớn từ nước ngoài ồ ạt chuyển vào sẽ rất khó để xác minh tính hợp pháp của nó. Chính vì thế, Interpol với vai trò là cầu nối của cảnh sát toàn cầu đã đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định các nguồn tiền đáng ngờ và thông báo cho các nước thành viên. 

Do Interpol là sự liên kết của lực lượng cảnh sát các quốc gia trên thế giới nên việc tìm hiểu, xác minh nguồn gốc phát sinh lượng tiền của bất kỳ nước nào cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thông qua hệ thống mạng I-24/7, mọi thông tin quốc tế đều có thể tìm kiếm chỉ trong vài giây. Nếu các quốc gia tự thực hiện việc xác minh sẽ gặp nhiều hạn chế về mặt thời gian và thủ tục.
Bên cạnh đó,Interpol có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức quốc tế khác như: Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) nhằm kiểm tra, giám sát và ngăn chặn các nguồn tiền được lưu thông bất hợp pháp. Thông qua các tổ chức tài chính, việc xác minh nguồn tiền sẽ thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều.

Ở Việt Nam, lực lượng cảnh sát quốc tế Interpol cũng đưa ra cảnh báo, trong những năm qua, đã xuất hiện một số vụ rửa tiền thông qua việc chuyển tiền có nguồn gốc bất hợp pháp từ nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình là vụ Văn phòng Interpol Việt Nam nhận được yêu cầu phối hợp của Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Văn phòng Interpol Washington điều tra làm rõ lệnh lừa đảo chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng từ Mỹ về Việt Nam. Qua phối hợp điều tra, các cơ quan chức năng đã làm rõ ngày 31/8/2011, có một lệnh giả chuyển tiền 1.247.037 USD từ Ngân hàng Hawaii (Mỹ) về Ngân hàng HSBC tại New York sau đó lại chuyển về một ngân hàng TMCP tại TP HCM.

Thứ tư, Interpoltheo dõi, cung cấp các thông tin về khách hàng nghi vấn liên quan đến rửa tiền (buôn ma túy, buôn bán người…)
Nếu trước đây rửa tiền thường được đánh giá liên quan đến hoạt động chuyển tiền qua biên giới, thì ngày nay rửa tiền trong nước gia tăng, gắn với hoạt động phạm pháp như buôn lậu, buôn bán ma túy, trốn thuế đặc biệt là tham nhũng. 

Buôn lậu, buôn ma túy, buôn bán người hay tham nhũng, trốn thuế là những tội phạm siêu lợi nhuận.Tuy nhiên sôs tiền này sẽ không thể tồn tại được lâu nếu bị phát hiện có nguồn gốc từ hoạt động phạm pháp.Chính vì thế, tội phạm phải tạo vỏ bọc hợp pháp cho đồng tiền bất chính thông qua hoạt động chuyển đổi và đưa vào lưu thông trong đời sống kinh tế xã hội mà không gây ra sự nghi ngờ cho cơ quan thực thi pháp luật hoặc không làm lộ tội phạm gốc.Chính vì thế, Interpol còn có nhiệm vụ theo dõi những kẻ tình nghi có hoạt động phạm pháp liên quan đến hoạt động rửa tiền; cung cấp thông tin về những đối tượng này để cảnh sát các nước truy bắt, ngăn chặn.

Bên cạnh bốn vai trò kể trên, Interpol còn đưa ra các Nghị quyết kêu gọi quốc gia thành viên tăng cường trao đổi thông tin, khuyến khích chính phủ thông qua đạo luậtvề phòng chống tội phạm rửa tiền như: AGN/55/RES/18 (1986),AGN/56/RES/11 (1987), AGN/60/RES/4 (1991), AGN/66/RES/15(1997)…Ngoài ra, trong các Hội nghị quốc tế về phòng chống rửa tiền mà Interpol tổ chức, một loạt các khuyến nghị đã được đưa ra liên quan đến việc thực hiện và sử dụng các thiết bị công nghệ để phát hiện nguồn tiền bất hợp pháp, các hình thức và địa điểm lưu chuyển nguồn tiền…

No comments:

Post a Comment