Tình huống về thủ tục rút gọn
1.Tình huống:
Ngày 15/4/2003, , Nguyễn Văn H thường trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, 20 tuổi, do túng tiền đã lẻn vào nhà hàng xóm dắt trộm chiếc xe máy. Khi vừa dắt xe ra cổng thì bị gia chủ phát hiện, bắt giữ rồi giao cho công an xử lý. Theo kết quả định giá, chiếc xe giá trị 12 triệu đồng. Vì thế bốn ngày sau, H bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 BLHS. Hỏi:
a. Trong trường hợp trên, có thể áp dụng thủ tục rút gọn đối với Nguyễn văn H hay không? Nếu có thì cơ quan nào có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn?
b. Nếu trong vụ án trên, H mới 16 tuổi, nếu áp dụng thủ tục rút gọn có khó khăn gì hơn so với việc áp dụng thủ tục này đối với trường hợp như đã nêu trên ko?
2.Giải quyết tình huống
a. Tình huống trên có thể được áp dụng thủ tục rút gọn:
• Cơ sở pháp lý: Thủ tục rút gọn là một trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt nhằm điều tra, truy tố, xét xử nhanh chóng những vụ án ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, đơn giản, chứng cứ và nhân thân người phạm tội rõ ràng. Áp dụng thủ tục rút gọn sẽ thúc đẩy nhanh quá trình giải quyết các vụ án có mức độ nguy hiểm không lớn, hạn chế việc tồn đọng án ở một số địa phương, khắc phục tình trạng quá tải trong nhà tạm giữ, trại tạm giam. Đồng thời, còn tạo điều kiện cho các cơ quan tiến hành tố tụng có thời gian và lực lượng tập trung giải quyết tốt hơn những loại án nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và những loại án có nhiều bị can, án phạm tội có tổ chức...
Căn cứ theo quy định tại Điều 319 Luật tố tụng hình sự quy định về điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn, thì có những điều kiện sau:
“Thủ tục rút gọn chỉ được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Người thực hiện hành vi phạm tội bị bắt quả tang;
2. Sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng;
3. Tội phạm đã thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng;
4. Người phạm tội có căn cước, lai lịch rõ ràng.”
• Cơ sở lí luận:
Đối chiếu với tình huống trên thì trưởng hợp của Nguyễn văn H hoàn toàn thỏa mãn những điều kiện trên. Đó là H là người có căn cứ rõ ràng, đang thực hiện hành vi trộm cắp chiếc xe máy thì bị chủ nhà bắt quả tang, và đây cũng là một sự việc phạm tội đơn giản, chứng cứ rõ ràng. Và khi H bị khởi tố về tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 138 BLHS thì đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng, với mức hình phạt cao nhất là 3 năm tù. Như vậy, có thể áp dụng thủ tục rút gọn đối với Nguyễn văn H.
Trong tình huống trên, nếu áp dụng thủ tục rút gọn thì Viện Kiểm Sát là cơ quan có quyền ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn. Vì căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 320 BLTTHS 2003 thì: “Sau khi khởi tố vụ án, theo đề nghị của cơ quan điều tra hoặc xét thấy vụ án có đủ các điều kiện quy định tại Điều 319 của Bộ luật này, Viện Kiểm Sát có thể ra quyết định áo dụng thủ tục rút gọn.”
Ngay sau khi ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn, trong thời hạn 24 giờ, viện kiểm sát phửi gửi quyết định này cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành điều tra vụ án theo thủ tục rút gọn. Quyết định này cũng được gửi cho bị can hoặc người đại diện hợp pháp của bị can đề họ xem xét thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
Như vậy, thủ tục rút gọn đối với một số vụ án khi đáp ứng được các điều kiện mà Bộ luật hình sự đã quy định nếu được các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng sẽ có một số tác dụng nhất định, góp phần giải quyết nhanh chóng vụ án; tiết kiệm được kinh phí, lực lượng và thời gian trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án; không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử vô tư, khách quan. Đồng thời còn bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước pháp luật.
b. Nếu trong vụ án trên, H mới 16 tuổi, nếu áp dụng thủ tục rút gọn có khó khăn sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với trường hợp nêu trên. Vì:
Xét thấy vụ việc đủ điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn theo Điều 319 BLTTHS, VKS ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn để điều tra, truy tố, xét xử. Đồng thời, do H. chỉ mới 16 tuổi nên cơ quan điều tra cần phải có có công văn đề nghị Đoàn Luật sư cử người tham gia tố tụng bảo vệ cho H.
Nếu xử rút gọn, các cơ quan tố tụng sẽ phải chạy đua với thời gian để kịp thời hạn (điều tra trong 12 ngày kể từ ngày ra quyết định khởi tố, truy tố trong bốn ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, xét xử trong bảy ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ). Trong khi đó, con đường để luật sư có mặt tham gia bảo vệ cho bị can, bị cáo còn phải qua nhiều khâu: Cơ quan tố tụng gửi công văn đến đoàn luật sư, đoàn luật sư xem xét rồi phân công luật sư của văn phòng luật sư nào đó tham gia... Vì vậy, luật sư sẽ không kịp có mặt để bảo vệ cho H như luật định.
No comments:
Post a Comment